6. Kết cấu luận văn
2.1 Vài nét về thị trường sơn Việt Nam
Mặc dù kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn nhưng vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp sơn Việt Nam vẫn có những mức tăn g trưởng và phát triển đáng kể. Có sự gia tăng nhu cầu sơn chủ yếu do sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và mức tiêu dùng ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Theo thống kê của Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam (VPIA), từ 60 doanh nghiệp trong năm 2002, đến nay ước tính có đến 500 doanh nghiệp sơn đang chia sẽ thị phần trên thị trường sơn hiện nay, và nếu tính luôn cả n hững cơ sở không có trên danh bạ thì số lượng có thể lên đến 600 doanh nghiệp. Mặc dù số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đầy 20 doanh nghiệp, nhưng họ lại đang nắm giữ 60-65% thị phần sơn hiện nay. Sản lượng sơn và chất phủ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2011 đạt khoảng 345 triệu lít, trong đó sơn trang trí chiếm phần lớn với khoảng 66%, sơn gỗ chiếm 16%, sơn tàu biển và bảo vệ chiếm 7%, sơn bột chiếm 4%, sơn tấm lợp chiếm 4% và phần còn lại là các loại sơn khác. Có thể thấy, so với sơn công nghiệp, tỷ lệ sơn trang trí phục vụ người tiêu dùng đang chiếm phần lớn trong cơ cấu sản xuất sơn hiện nay với khoảng 300 doanh nghiệp đang chia nhau thị phần trong phân khúc này. Cũng theo VPIA, nếu chia theo địa l ý thì miền Nam chiếm 50% lượng tiêu thụ, trong khi miền Trung và miền Bắc lần lượt là 15% và 35%.
Thị trường sơn hiện nay được chia làm 4 phân khúc. Phân khúc cao cấp gồm những công ty đến từ Nhật, Mỹ hoặc Anh như Akzo Nobel, Nippon, Jotun. Đây là những doanh nghiệp có nhà máy cùng hệ thống phân phối tốt, chiếm 35% thị trường. Nhóm thứ 2 là các thương hiệu trung bình khá đến từ châu Á, chiếm 25% thị trường như 4Oranges, TOA, SeaMaster... Nhóm trung bình thấp chiếm 15% thị trường với các thương hiệu trong nước như Joton, Kova, Tis on... Nhóm còn lại là các cơ sở sản xuất rải rác khắp cả nước, phục vụ cho các khách hàng thu nhập thấp, chiếm 25% thị trường.