Phân tích tình hình kinh doanh mì Vị Hương của nhà phân phối Hoàng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đặt hàng mì vị hương của các nhà bán lẻ tại thành phố cần thơ (Trang 35)

26

Bảng 3.3 Tình hình xuất nhập mì Vị Hương của nhà phân phối từ năm 2011-2013

ĐVT: thùng

Sản phẩm Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ

2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Mì Vị Hương Tôm Chua cay 70gr (30 gói/thùng) 238 147 73 3.720 4.560 17.975 3.811 4.634 17.480 147 73 670

Mì Vị Hương 6 conTôm 70gr (30 gói/thùng) 0 0 0 179 300 0 179 300 0 0 0 0

Mì Vị Hương giấy 65gr (100 gói/thùng) 985 333 8.363 76.801 104.566 97.768 77.453 96.536 103.460 333 8.363 3.774 Mì Vị Hương giấy 70gr (100 gói/thùng) 479 334 211 1.211 2.625 2.651 1.356 2.748 2.751 334 211 98

Khoái khẩu Tôm (30 gói/thùng) 754 424 0 560 830 0 890 1.254 0 424 0 0

Khoái khẩu Gà (30 gói/thùng) 123 377 33 1.363 1.710 0 1.456 2.054 33 377 33 0

Khoái khẩu Tôm (100 gói/thùng) 30 2 0 670 840 0 698 806 0 2 40 0

Mì chay Vạn Bảo 70gr (30 gói/thùng) 175 114 33 500 466 260 561 547 293 114 33 0

Mì ly thịt hầm 60gr (24ly/thùng) 0 0 50 0 410 2.825 0 360 2.704 0 50 171

Mì ly bò lúc lắc 60gr (24ly/thùng) 0 0 10 0 295 2.273 0 285 1.985 0 10 298

Mì ly lẩu thái 60gr (24ly/thùng) 0 0 41 0 605 6.020 0 564 5.822 0 41 239

Tổng 2.784 1.731 8.814 85.004 117.207 129.772 86.404 110.088 134.528 1.731 8.854 5.149

27

Bảng 3.4 Chênh lệch tồn cuối kỳ giữa thực tế và tồn cuối kỳ khi có chương trình thưởng doanh số nhập.

ĐVT: thùng

Sản phẩm Tồn cuối kỳ 1 Tồn cuối kỳ 2 Chênh lệch TCK

2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013

Mì Vị Hương Tôm Chua cay 70gr (30 gói/thùng) 147 73 670 147 73 568 0 0 102

Mì Vị Hương 6 conTôm 70gr (30 gói/thùng) 0 0 0 0 0 2.671 0 0 0

Mì Vị Hương giấy 65gr (100 gói/thùng) 333 8.363 3.774 333 8.363 111 0 0 1.103

Mì Vị Hương giấy 70gr (100 gói/thùng) 334 211 98 334 211 0 0 0 -13

Khoái khẩu Tôm (30 gói/thùng) 424 0 0 424 0 0 0 0 0

Khoái khẩu Gà (30 gói/thùng) 377 33 0 30 33 0 347 0 0

Khoái khẩu Tôm (100 gói/thùng) 2 40 0 2 36 0 0 4 0

Mì chay Vạn Bảo 70gr (30 gói/thùng) 114 33 0 114 33 0 0 0 0

Mì ly thịt hầm 60gr (24ly/thùng) 0 50 171 0 50 171 0 0 0

Mì ly bò lúc lắc 60gr (24ly/thùng) 0 10 298 0 10 298 0 0 0

Mì ly lẩu thái 60gr (24ly/thùng) 0 41 239 0 41 239 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 1.731 8.854 5.149 1.384 8.850 4.058 347 4 1.192

Ghi chú: Tồn cuối kỳ 1 là tồn cuối kỳ khi có chương trình thưởng doanh số nhập đạt từ năm 2011-2013

Tồn cuối kỳ 2 là tồn cuối kỳ thực tế từ năm 2011-2013 được tính dựa trên công thức TCK = TĐK + NTK – XTK Chênh lệch TCK là phần chênh lệch tồn cuối kỳ được tính theo công thức Tồn kho 1 – Tồn kho 2

28

Qua số liệu ở bảng 3.3 cho thấy tình hình kinh doanh mì Vị Hương tăng giảm không ổn định ở từng mặt hàng sản phẩm. Điển hình ở mặt hàng sản phẩm mì Vị Hương giấy 65gr nhập kho ở năm 2012 so với năm 2011 tăng 27.765 thùng, nhưng đến năm 2013 thì nhà phân phối lại nhập ít hơn một số lượng tương đương 6.798 thùng. Điều này cho thấy do việc nhập năm trước khá nhiều nhưng nhu cầu người tiêu dùng ít nên việc tồn kho của nhà phân phối còn nhiều làm ảnh hưởng đến việc nhập của năm sau. Vì vậy nhà phân phối không chỉ là phân phối sản phẩm đến tay các nhà bán sỉ hay người tiêu dùng trực tiếp mà còn có nhiệm vụ dự đoán nhu cầu sử dụng mì nhằm làm giảm tổn thất cho việc tồn kho nhiều cũng như việc hao hụt sản phẩm không đủ cung ứng ra thị trường. Và không chỉ ở mặt hàng mì Vị Hương giấy 65gr, mà tất cả các mặt hàng nếu không có sự tính toán kỹ cũng như dự báo nhu cầu tiêu dùng không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của nhà phân phối, cụ thể là sự cân bằng trong việc xuất nhập tồn. Không nên để kho hết hàng cũng như hạn chế việc tồn kho quá nhiều làm mất cân đối giữa năm trước so với năm sau. Tuy nhiên, mặt hàng mì ly có ba loại do năm 2011 chưa được tung ra thị trường, đến cuối năm 2012 thì mặt hàng này bắt đầu được bán ra. Vì thế mặt hàng được nhập vào từ từ nhằm thăm dò phản ứng khách hàng trong những tháng đầu mới tung ra. Đến năm 2013 thì nhà phân phối đã bắt đầu mạnh tay để nhập hàng nhằm đảm bảo đủ số lượng để kịp thời cung ứng ra thị trường. Cụ thể, năm 2012 mặt hàng mì ly bao gồm 3 loại (mì ly thịt hầm, mì ly bò lúc lắc và mì ly lẩu thái) có tổng số lượng nhập vào là 1.310 thùng, nhưng do bán gần hết với số lượng là 1.209 thùng nên đến năm 2013 nhà phân phối tiếp tục tăng số lượng nhập lên đến 11.118 thùng. Lý do số lượng mì nhập ở năm 2013 khá cao là do năm 2012 chỉ bán khoảng 2 tháng mà đã tiêu thụ một số lượng mì như vậy, nên quy về cả năm thì số lượng mì nhập như vậy là tương đối hợp lý. Bên cạnh nguyên nhân này thì mặt hàng mì ly mặc dù vừa mới tung ra thị trường nhưng hương vị và mẫu mã tương đối phù hợp và tương thích với sở thích cũng như nhu cầu người tiêu dùng. Và cũng không ngoài dự đoán của nhà phân phối, số lượng mì bán ra cũng tương đối gần với số lượng nhập vào với số lượng 10.511 thùng, và tồn cuối kỳ chỉ còn 708 thùng. Điều này đã đánh dấu nên sự thành công của mặt hàng mì ly, vì vừa tung ra thị trường đã có thể được người tiêu dùng khá ưa chuộng và có thể sắp qua mặt các mặt hàng khác trong danh mục mặt hàng của công ty.

Ở bảng 3.4 thể hiện sự chênh lệch của tồn cuối kỳ thực tế và tồn cuối kỳ có ở bảng 3.3. Sự chênh lệch này là do nhà phân phối nhập đạt số ở các nhãn hàng. Khi nhà phân phối nhập hàng đạt ở bất cứ nhãn hàng nào ngoài việc được hưởng hoa hồng thì còn được tặng thêm nhãn hàng cùng loại, và số

29

lượng nhãn hàng được thưởng này sẽ được tính vào tồn kho cuối kỳ khi kiểm kê kho, mặc dù không cộng vào số lượng nhập hàng. Chính vì thế có sự chênh lệch giữa số lượng tồn kho cuối kỳ.

Ở năm 2013, nhãn hàng mì Vị Hương giấy 70gr có sự chênh lệch tồn kho cuối kỳ âm 13 thùng. Tuy được rất ưa chuộng nhưng ở nhãn hàng này do khối lượng lớn hơn chỉ 5gr so với mì Vị Hương giấy 60gr nên giá cả cũng có sự chênh lệch. Tuy nhiên do lượng mì trong một gói nhiều hơn và giá cả nhiều hơn nên sản phẩm bán chậm hơn. Theo tâm lý khách hàng thì họ thường thích sử dụng mì 60gr hơn. Vì vậy mà sự chênh lệch tồn cuối kỳ của mì Vị Hương 60gr năm 2013 là 1.103 thùng. Và do mì bán chậm nên hàng tồn kho để lâu có thể bị hết hạn sử dụng, và do thất thoát khi bị hư hỏng trong quá trình bảo quản nên sự chênh lệch tồn kho bị âm.

30 Bảng 3.5 Doanh thu từ mì Vị Hương của nhà phân phối từ năm 2011-2013

Chênh lệch Sản phẩm Năm 2012/2011 2013/2012 2011 (ngàn đồng) 2012 (ngàn đồng) 2013 (ngàn đồng) Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % Mì Vị Hương Tôm Chua cay 70gr (30 gói/thùng) 274.392.000 333.648.000 1.258.560.000 59.256.000 21,60 924.912.000 277,21 Mì Vị Hương 6 conTôm 70gr (30 gói/thùng) 35.800.000 60.000.000 0 24.200.000 67,60 -60.000.000 -100,00 Mì Vị Hương giấy 65gr (100 gói/thùng) 1.772.140.131 2.208.762.987 2.367.185.492 436.622.856 24,64 158.422.505 7,17 Mì Vị Hương giấy 70gr (100 gói/thùng) 319.731.240 647.950.920 648.658.290 328.219.680 102,65 707.370 0,11 Khoái khẩu Tôm (30 gói/thùng) 64.080.000 90.288.000 0 26.208.000 40,90 -90.288.000 -100,00 Khoái khẩu Gà (30 gói/thùng) 104.832.000 147.888.000 2.160.000 43.056.000 41,07 -145.728.000 -98,54 Khoái khẩu Tôm (100 gói/thùng) 165.077.000 190.619.000 0 25.542.000 15,47 190.619.000 -100,00 Mì chay Vạn Bảo 70gr (30 gói/thùng) 42.067.707 41.017.889 21.971.190 -1.049.818 -2,50 -19.046.699 -46,44

Mì ly thịt hầm 60gr (24ly/thùng) 0 37620.000 282.568.000 37.620.000 244.948.000 651,11

Mì ly bò lúc lắc 60gr (24ly/thùng) 0 29.782.500 207.432.500 29.782.500 177.650.000 596,49

Mì ly lẩu thái 60gr (24ly/thùng) 0 58.938.000 608.399.000 58.938.000 549.461.000 932,27

Tổng 2.778.120.078 3.846.515.296 5.396.934.472 X X X X

31

Bảng 3.5 thể hiện doanh thu tăng giảm không ổn định qua ba năm. Năm 2012 doanh thu tương đối tăng đều ở các mặt hàng, riêng chỉ có mặt hàng mì Chay Vạn Bảo là giảm dần so với năm 2011. Và năm 2013, doanh thu phần lớn bị giảm ở một số mặt hàng như mì Khoái khẩu gà, khoái khẩu tôm, mì Vị Hương 6 con Tôm và mì chay vạn bảo. Nhưng bù lại ở năm 2013 phần doanh thu bị giảm đó là sự xuất hiện thêm doanh thu của mặt hàng mì ly. Cụ thể:

- Năm 2012, doanh thu tăng nhiều nhất là ở mặt hàng mì Vị Hương giấy 65gr với giá trị tăng là 436.622.856 ngàn đồng, chiếm 102,65% so với năm 2011. Và với cùng loại nhưng khác nhau về khối lượng thì mì Vị Hương giấy 70gr tăng đứng thứ hai với giá trị tăng là 328.219.680 ngàn đồng, chiếm 24,64% so với năm 2011. Đứng ở vị trí thứ ba cũng không kém phần quan trọng là mặt hàng mì Vị Hương tôm chua cay có doanh thu tăng 59.256.000 ngàn đồng, chiếm 21,60% so với doanh thu năm 2011. Và sắp xỉ là mì ly lẩu thái 60gr với giá trị doanh thu tăng là 58.938.000 ngàn đồng. Tiếp đến là mì Khoái khẩu gà cũng tăng tương đối cao là 43.056.000 ngàn đồng, chiếm 41,07%. Sau đó là các mặt hàng mì khác cũng tăng không kém. Nhưng duy nhất chỉ có mì Chay Vạn Bảo là giảm không đáng kể so với những phần tăng từ các doanh thu của các mặt hàng khác, với giá trị doanh thu giảm 1.049.818 ngàn đồng, giảm 2,50%. Qua tình hình ở năm 2012 thì cho thấy rằng tình hình kinh doanh mì Vị Hương của nhà phân phối Hoàng Khởi rất khả quan và đang có triển vọng cho năm tới. Bên cạnh đó cần chú ý đến mặt hàng mì chay Vạn Bảo mặc dù chỉ có riêng một mặt hàng này giảm nhưng nếu năm 2013 tiếp tục giảm thì sẽ gây bất lợi và ảnh hưởng đến việc kinh doanh mì của nhà phân phối. Do mặt hàng mì chay trên thị trường chưa được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, cũng như hương vị chưa thật sự phù hợp với phần lớn sở thích người tiêu dùng. Và hiện trên thị trương cũng đang có rất nhiều mặt hàng sản phẩm nhắm vào thị trường người tiêu dùng ăn chay mà hương vị rất thơm và hấp dẫn, cùng với giá cả có khả năng cạnh tranh với mì Chay Vạn Bảo rất cao như mì chay 3 miền, mì chay Gấu đỏ, mì chay Miliket, mì chay ăn liền dinh dưỡng moringa…

- Năm 2013, doanh thu ở mì Tôm chua cay tăng vọt và đứng đầu trong danh mục mặt hàng với giá trị tăng 924.912.000 ngàn đồng, chiếm 277,21% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ở năm 2013 mặt hàng mì Tôm chua cay có chương trình ăn mì trúng thưởng và các giải thưởng khá hấp dẫn người tiêu dùng như trúng xe máy, trúng nồi áp suất và đặc biệt trúng Tivi màn hình tinh thể lỏng với trị giá lên đến gần cả chục triệu. Với những giải thưởng này đã làm rầm rộ thị trường mì Vị Hương, và giá cả cũng rất mềm có khá nhiều khách hàng nhận được những giải thưởng này vì thế người tiêu dùng đổ xô tiêu dùng mì Tôm chua cay. Và cũng từ hương vị chua cay của mì Tôm chua cay mà giúp đẩy doanh thu mì ly lẩu thái lên đứng xếp thứ hai trong doanh mục mặt hàng với giá trị tăng 549.461.000 ngàn đồng, chiếm 932,27% so với doanh thu năm 2012. Tiếp theo vị trí đó là mì ly thịt hầm tăng 244.948.000 ngàn đồng, chiếm 651,11% so với năm 2012. Theo sau đó là mì ly bò lúc lắc tăng 177.650.000 ngàn đồng, chiếm 596,49% so với doanh thu 2012. Với mặt hàng mì ly vừa mới được tung ra thị trường vào cuối năm 2012 với hương vị

32

đặc biệt và sự thuận tiện của mì ly đã giúp doanh thu tăng khá cao, và đã vượt qua mặt mì Vị Hương giấy. Điều này có thể nói cũng là thuận lợi cho mì Vị Hương phát triển thêm thị trường, tuy nhiên cần phải có những biện pháp nắm giữ thị trường cho mì Vị Hương giấy.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đặt hàng mì vị hương của các nhà bán lẻ tại thành phố cần thơ (Trang 35)