2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Để đạt được mục tiêu đề ra luận văn sử dụng một số số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tình hình kinh doanh tại nhà phân phối Hoàng Khởi từ năm 2011 đến 2013
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng hình thức điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với đối tượng: cá nhân, hộ gia đình của 4 quận như Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thuỷ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nhận thức vấn đề Mô tả chung nhu cầu Đặc điểm, tiêu thức của sản phẩm Tìm kiếm nhà cung ứng Đề nghị chào hàng Lựa chọn nhà cung ứng Lập đơn hàng Đánh giá hiệu quả
18
Cỡ mẫu
Thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 31).
Trong đề tài này dự kiến có 18 biến quan sát, vì vậy tổng số mẫu nghiên cứu là: 5x18=90 mẫu. Để có được 90 mẫu theo yêu cầu, 110 bảng câu hỏi đã được phát ra để phỏng vấn ở 4 quận thuộc Thành phố Cần Thơ (Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy). Đây là địa bàn trọng điểm của hoạt động kinh doanh đơn vị.
Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu phân theo địa bàn nghiên cứu
Địa bàn Số lượng các nhà bán lẻ Số bảng câu hỏi phát ra
Ninh Kiều 151 27
Cái Răng 167 30
Ô Môn 149 26
Bình Thủy 153 27
Tổng cộng 620 110
Nguồn: Bộ phận bán hàng mì Vị Hương từ năm 2011-2013
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Để đánh giá thực trạng tiêu thụ của mì Vị Hương tại Thành phố Cần Thơ đã đạt được qua 3 năm 2011-2013. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích so sánh giữa việc thực hiện và kế hoạch đã đề ra qua các năm để tổng hợp đưa ra nhận xét chung cho tình hình kinh doanh. Đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng của hệ thống bán lẻ mì Vị Hương
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đặt hàng mì Vị Hương của các nhà bán lẻ tại Thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 3: Ở mục tiêu này đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các kết quả đã được phân tích ở mục tiêu 1 và 2 để đề xuất các giải pháp nhằm giúp tăng doanh số bán và đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng.
19
2.2.2.1 Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là hiệu hai số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích hay cơ sở hay chỉ tiêu giữa năm này và năm kia.
∆Y = Y1 – Y0 (2.1)
Phương pháp so sánh số tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
(Y1 – Y0)
%∆Y = x 100 (2.2) Y0
2.2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế.
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và có mối lien hệ mật thiết với nhau.
Giá trị trung bình (Mean): Trung bình cộng đơn giản trong thống kê là một đại lượng mô tả thống kê, được tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập.
Tần suất: là tần số được biểu hiện bằng số tương đối (%, lần).
2.2.2.4 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới ( Nunnally,1978; Peterson,1994; Slater, 1995).
20 - Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair&ctg,1998).
Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là đủ điều kiện để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Có 5 phương pháp nhằm xác định số lượng nhân tố: xác định từ trước, dựa vào eigenvalue, biểu đồ dốc (scree plot), phần trăm biến thiên giải thích được (percentage of variance), chia đôi mẫu, kiểm định mức ý nghĩa. Ta tìm hiểu cụ thể hai phương pháp:
+ Phương pháp xác định từ trước (Priori determination): đôi khi từ kinh nghiệm và hiểu biết của mình, từ phân tích lý thuyết, hay từ kết quả của các cuộc nghiên cứu trước… người nghiên cứu biết được có bao nhiêu nhân tố có rút ra và như vậy có thể chỉ định trước số lượng nhân tố cần phải rút ra để báo cho chương trình máy tính. Hầu hết các chương trình máy tính đều cho phép người dùng chỉ định số nhân tố cần phân tích, làm cho việc giải thích kết quả dễ dàng hơn.
+ Phương pháp dựa vào eigenvalue (determination based on eigen value): chỉ có những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.
Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trân nhân tố (Component Matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bắng các biến nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số này (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các nhân tố và các biến. Hệ số này lớn hơn cho biết nhân tố và biến có liên hệ chặt chẽ với nhau. Các hệ số này được dùng để giải thích các nhân tố.Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố principal components nên các hệ số tải nhân tố phải co trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.
21
Nghiên cứu định tính sẽ xác định các yếu tố đặc trưng (indicators, items) cần phải đo lường trong mỗi biến số… Điểm các yếu tố cụ thể được “lượng hóa” thông qua thang Likert 5 mức độ. Điểm của biến số là điểm trung bình của các yếu tố cụ thể (items) được sử dụng để hình thành nên biến số đó.
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 +…+ WikXk (2.3) Trong đó:
Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i
Wi: quyền số hay trọng số nhân tố (weight or factor score coefficient) k: số biến
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
2.3 SƠ ĐỒ KHUNG NGHIÊN CỨU
Hình 2.4 Sơ đồ khung nghiên cứu Thu thập dữ liệu thứ cấp
Điều tra số liệu sơ cấp
Đánh giá thực trạng tiêu thụ mì
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đặt hàng
Đề xuất giải pháp
22
2.4 CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Từ lược khảo tài liệu và mô hình hành vi của tổ chức cùng với ý kiến từ giám sát bán hàng khu vực Cần Thơ nên đề tài sẽ sử dụng các biến được thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Các biến được sử dụng trong nghiên cứu
Tên biến KH
1. Giá cả sản phẩm GC
2. Chương trình khuyến mãi KM
3. Chương trình chiết khấu CK
4. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông QC
5. Mẫu mã sản phẩm MM
6. Chất lượng sản phẩm CL
7. Thương hiệu sản phẩm TH
8. Giao hàng đúng thời gian yêu cầu TG
9. Giao hàng đúng số lượng, mẫu mã SL
10. Ít gặp sự cố khi giao hàng TT
11. Nhân viên đến viếng thăm cửa hàng vui vẻ nhiệt tình TĐ
12. Trang phục nhân viên gọn gàng, dễ nhận biết TP
13. Nhân viên luôn am hiểu về sản phẩm và các chính sách ưu đãi khách hàng AH
14. Giải quyết vấn đề nhanh và thoả đáng những thắc mắc, khiếu nại của KH GQ
15. Luôn xem khách hàng như một đối tác quan trọng ĐT
16. Địa điểm cửa hàng ĐĐ
17. Tính sẵn có của hàng hoá SC
23
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ MÌ VỊ HƯƠNG CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC VỀ MÌ VỊ HƯƠNG
“Vị Hương” hay “Thiên Hương” là thương hiệu uy tín của hàng chục chủng loại và loại sản phẩm thực phẩm chế biến ăn liền đang có mặt khắp thị trường trong và ngoài nước của Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Thiên Hương. Với bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm, Thiên Hương là một trong những nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế biến thực phẩm với đa dạng các mặt hàng như Mì ăn liền Vị Hương, Cháo ăn liền Vị Hương, Bánh Snack Vị Hương, Tương ớt Vị Hương, Bột canh Thiên Hương.
Với công nghệ sản xuất mì ăn liền hiện nay đạt tiêu chuẩn hiện đại nhất Nhật Bản, sản phẩm làm ra đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu về trọng lượng, chất lượng, giá thành, vệ sinh an toàn thực phẩm. Song song với việc đầu từ về công nghệ, Công ty cũng đã đầu tư xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 và được tổ chức BVQI (Vương Quốc Anh) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn.
Vượt lên tất cả mọi khó khăn Vị Hương vẫn đứng vững theo thời gian hàng chục năm qua bất chấp bao biến động của lịch sử và thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam, với các thương hiệu “Vị Hương” hay “Thiên Hương” – một thương hiệu mạnh được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 1997 đến nay. Và mì Vị hương được phân thành khá nhiều nhãn hàng, tuy nhiên trong số đó chỉ có một vài nhãn hàng chính như mì Vị hương Tôm chua cay và mì Vị Hương giấy, bởi do hương vị phù hợp với sở thích, giá cả phù hợp và chất lượng luôn ổn định. Không chỉ ở những nhãn hàng chính mà ngay cả các nhãn hàng khác cũng có chất lượng và giá cả tương đối phù hợp và tin cậy. Vị Hương hứa hẹn sẽ tiến xa hơn nữa, ngày một cải tiến chất lượng tốt hơn để đáp ứng kịp với nhu cầu cũng như những sở thích người tiêu dùng hiện nay, và có nhiều ưu đãi hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh và giữ vững thương hiệu.
24 Hình 3.1 Nhãn hàng mì Vị Hương
Bảng 3.1 Mức giá của các nhãn hàng mì Vị Hương
ĐVT: ngàn đồng
STT Sản phẩm Giá bán
1 Mì Vị Hương Tôm Chua cay 70gr (30 gói/thùng) 72.000 2 Mì Vị Hương 6 conTôm 70gr (30 gói/thùng) 200.000 3 Mì Vị Hương giấy 65gr (100 gói/thùng) 228.802 4 Mì Vị Hương giấy 70gr (100 gói/thùng) 235.790
5 Khoái khẩu Tôm (30 gói/thùng) 72.000
6 Khoái khẩu Gà (30 gói/thùng) 72.000
7 Khoái khẩu Tôm (100 gói/thùng) 236.500
8 Khoái khẩu Gà (100 gói/thùng) 236.500
9 Mì chay Vạn Bảo 70gr (30 gói/thùng) 74.987
10 Mì Sate 75gr (30 gói/thùng) 80.592
11 Mì Sate 75gr (100 gói/thùng) 251.323
12 Mì Sate 80gr (100 gói/thùng) 260.466
25
Cuối năm 2012, công ty bắt đầu chính thức bán sản phẩm mì ly với các nhãn hàng được thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Mức giá các nhãn hàng mới mì Vị Hương
ĐVT: ngàn đồng
Sản phẩm Giá bán
Mì ly thịt hầm 60gr (24ly/thùng) 104.500
Mì ly bò lúc lắc 60gr (24ly/thùng) 104.500
Mì ly lẩu thái 60gr (24ly/thùng) 104.500
Nguồn: Bộ phận kế toán nhà phân phối Hoàng Khởi từ năm 2011-2013
3.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MÌ VỊ HƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THƠ
3.2.1 Giới thiệu nhà phân phối Hoàng Khởi
Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khởi được thành lập vào ngày 19 tháng 5 năm 2006, có trụ sở chính tại địa chỉ số 479/87, đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Địa chỉ kho: 39 Trần Hoàng Na, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Chủ doanh nghiệp là Ông Lê Hoàng Khởi.
Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khởi đóng vai trò là nhà phân phối cho các sản phẩm như sau: Mì Vị Hương, Rượu Voka, Rượu Vang, Bột gặt Ola, Bột giặt Nestle, Sữa FamXO.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp gồm có: 1 Giám đốc
1 Phó Phó Giám Đốc 1 Kế toán
4 Nhân viên giao hàng 3 Tài xế
1 Nhân viên kho
3.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh Mì Vị Hương của nhà phân phối Hoàng Khởi tại Thành phố Cần Thơ phối Hoàng Khởi tại Thành phố Cần Thơ
26
Bảng 3.3 Tình hình xuất nhập mì Vị Hương của nhà phân phối từ năm 2011-2013
ĐVT: thùng
Sản phẩm Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ
2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Mì Vị Hương Tôm Chua cay 70gr (30 gói/thùng) 238 147 73 3.720 4.560 17.975 3.811 4.634 17.480 147 73 670
Mì Vị Hương 6 conTôm 70gr (30 gói/thùng) 0 0 0 179 300 0 179 300 0 0 0 0
Mì Vị Hương giấy 65gr (100 gói/thùng) 985 333 8.363 76.801 104.566 97.768 77.453 96.536 103.460 333 8.363 3.774 Mì Vị Hương giấy 70gr (100 gói/thùng) 479 334 211 1.211 2.625 2.651 1.356 2.748 2.751 334 211 98
Khoái khẩu Tôm (30 gói/thùng) 754 424 0 560 830 0 890 1.254 0 424 0 0
Khoái khẩu Gà (30 gói/thùng) 123 377 33 1.363 1.710 0 1.456 2.054 33 377 33 0
Khoái khẩu Tôm (100 gói/thùng) 30 2 0 670 840 0 698 806 0 2 40 0
Mì chay Vạn Bảo 70gr (30 gói/thùng) 175 114 33 500 466 260 561 547 293 114 33 0
Mì ly thịt hầm 60gr (24ly/thùng) 0 0 50 0 410 2.825 0 360 2.704 0 50 171
Mì ly bò lúc lắc 60gr (24ly/thùng) 0 0 10 0 295 2.273 0 285 1.985 0 10 298
Mì ly lẩu thái 60gr (24ly/thùng) 0 0 41 0 605 6.020 0 564 5.822 0 41 239
Tổng 2.784 1.731 8.814 85.004 117.207 129.772 86.404 110.088 134.528 1.731 8.854 5.149
27
Bảng 3.4 Chênh lệch tồn cuối kỳ giữa thực tế và tồn cuối kỳ khi có chương trình thưởng doanh số nhập.
ĐVT: thùng
Sản phẩm Tồn cuối kỳ 1 Tồn cuối kỳ 2 Chênh lệch TCK
2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013
Mì Vị Hương Tôm Chua cay 70gr (30 gói/thùng) 147 73 670 147 73 568 0 0 102
Mì Vị Hương 6 conTôm 70gr (30 gói/thùng) 0 0 0 0 0 2.671 0 0 0
Mì Vị Hương giấy 65gr (100 gói/thùng) 333 8.363 3.774 333 8.363 111 0 0 1.103
Mì Vị Hương giấy 70gr (100 gói/thùng) 334 211 98 334 211 0 0 0 -13
Khoái khẩu Tôm (30 gói/thùng) 424 0 0 424 0 0 0 0 0
Khoái khẩu Gà (30 gói/thùng) 377 33 0 30 33 0 347 0 0
Khoái khẩu Tôm (100 gói/thùng) 2 40 0 2 36 0 0 4 0
Mì chay Vạn Bảo 70gr (30 gói/thùng) 114 33 0 114 33 0 0 0 0
Mì ly thịt hầm 60gr (24ly/thùng) 0 50 171 0 50 171 0 0 0
Mì ly bò lúc lắc 60gr (24ly/thùng) 0 10 298 0 10 298 0 0 0
Mì ly lẩu thái 60gr (24ly/thùng) 0 41 239 0 41 239 0 0 0
Tổng 1.731 8.854 5.149 1.384 8.850 4.058 347 4 1.192
Ghi chú: Tồn cuối kỳ 1 là tồn cuối kỳ khi có chương trình thưởng doanh số nhập đạt từ năm 2011-2013