Phương thức khai thác mang tính bền vững

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người dao đối với hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ cây thuốc tắm tại huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 52)

- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 ch ạ y d ọ c

3.3.2. Phương thức khai thác mang tính bền vững

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

trong tương lai là cần phải bảo tồn, nhân nuôi cây thuốc tắm cũng như có kế hoạch khai thác cụ thể mang tính bền vững, tránh khai thác mang tính tận diệt làm một số

loài tuyệt chủng. Trường hợp một đến hai loài cây thuốc quan trọng trong Bài thuốc tắm bị tuyệt chủng bài thuốc sẽ thiếu các hoạt chất tố và có thể bị “thất truyền”,

đồng nghĩa với Công ty Sapa Napro sẽ không sản xuất được các sản phẩm bán ra thị

trường, cũng có thể Công ty bị phá sản. Mặt khác, thói quen và quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi (trong đó có dân tộc Dao đỏ) lạc hậu, họ luôn cho rằng nguồn tài nguyên cây thuốc trong rừng dồi dào, vô tận, hết chỗ này còn chỗ

khác. Nhiều người khai thác cây thuốc còn nhổ cả rễ, chặt cả gốc mang vềđể dùng hoặc bán cho các cơ sở thu mua cây thuốc.

Đứng trước nguy cơ nguồn nguyên liệu cạn kiệt, Công ty Sapa Napro đã vận

động bà con trong xã khai thác cây thuốc không chặt gốc, không nhổ rễ. Đặc biệt,

đối với các cổ đông tham gia khai thác và cung cấp thuốc cho Công ty về đều phải cam kết khai thác bền vững, trường hợp hộ gia đình nào vi phạm sẽ không được Công ty thu mua và khiển trách, cụ thể:

1. Họp cổđông tuyên truyền về lợi ích tầm quan trọng của việc khai thác bền vững cây thuốc, tầm ảnh hưởng của việc khai thác bền vững tới lợi ích của cộng

đồng trong xã trong tương lai;

2. Khai thác cây thuốc trên rừng không nhổ cả rễ, không chặt gốc mà chỉ hái lá và cành nhỏđể cho cây còn phục hồi và phát triển;

3. Đối với các hộđược phân quản lý rừng, tuyên truyền, hướng dẫn và cam kết hình thức khai thác cuốn chiếu, quay vòng, sau 2 tháng khai thác mới được khai thác lại;

4. Vận động bà con đưa một số cây thuốc khan hiếm trên rừng về trồng dưới tán rừng do gia đình quản lý, hoặc tại vườn nhà, hàng rào của gia đình để bảo tồn cũng như tăng thu nhập cho gia đình.

Cho đến nay, hầu hết các cổ đông có cổ phần tại Công ty Sapa Napro đều thực hiện tốt cam kết này. Theo kết quảđiều tra tại xã Tả Phìn như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Hình 3.7. Tỷ lệ khai thác bằng các hình thức của người Dao đỏ

Theo kết quảđiều tra tại xã Tả Phìn, có 42 hộ gia đình tham gia khai thác cây thuốc (6 hộ không khai thác cây thuốc) thì có 42 hộ nhận thức được phương thức khai thác mang tính bền vững. Đối với 20 hộ có rừng đều tuân thủ khai thác theo hình thức “cuốn chiều”, quay vòng sau 2 tháng mới khai thác trở lại chiếm 100%. Như vậy, có thể khẳng định phần lớn người dân tại xã Tả Phìn nhận thức được và áp dụng phương thức khai thác bền vững.

Làm tốt công tác trên có sự đóng góp không nhỏ của Công ty Sapa Napro, chính sách thu mua cây thuốc và hướng dẫn người dân khai thác theo hình thức cuốn chiếu đã lôi cuốn được người dân làm theo. Các khu rừng được khai thác theo hình thức quay vòng, nhiều loài bị khai thác gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên đã

được Công ty vận động bà con trồng trong rừng và vườn nhà. Nhiều loài cây đã

được khoanh vùng để bảo tồn, kết hợp bảo vệ rừng phòng hộ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người dao đối với hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ cây thuốc tắm tại huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)