a. Thu thập tài liệu thứ cấp
Để phục vụ đề tài, nghiên cứu, tìm hiểu về tổng quan lĩnh vực ABS trên Thế
giới và tại Việt Nam, đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu, dữ liệu, thông tin tại các cơ
quan quản lý và nghiên cứu đầu ngành của Việt Nam như: Bộ TNMT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội...; Các số liệu liên quan đến thực trạng của địa phương nơi đề tài thực hiện được thu thập thông qua buổi làm việc với Phòng Kinh tế huyện Sa Pa và UBND xã Tả Phìn (số liệu về kinh tế - xã hội, khí tượng, thủy văn, điều kiện tự nhiên, tài liệu về hiện trạng rừng tại địa phương...) thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương.
Do đây là lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam, các tài liệu còn khá chung chung chưa cụ thể hóa, các Công ty liên quan đến mô hình ABS không có nhiều.
b. Điều tra, khảo sát
Đây là hoạt động quan trọng của đề tài nhằm thu thập các dữ liệu, nắm bắt tình hình thực tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đề tài đã tiến hành song song phỏng vấn các bên liên quan, đồng thời thu thập thông tin bằng việc phát phiếu điều tra cho các đối tượng.
Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát 2 đợt tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
+ Đợt 1 được tiến hành kéo dài trong 2 tuần (từ ngày 10/7 đến 25/7/2014):
Đề tài đã tiếp cận với các mô hình kinh doanh cây thuốc tắm tại huyện Sapa, đặc biệt các mô hình kinh doanh cây thuốc tắm bản địa do chính người dân tộc Dao đỏ làm chủ áp dụng các phương pháp truyền thống của dân tộc tại xã Tả
Phìn, huyện Sa Pa. Bước đầu đề tài đã tìm hiểu và xác định được mô hình sản xuất mang tính bền vững và có sự chia sẻ lợi ích từ việc khai thác, sử dụng nguồn gen thông qua tri thức truyền thống của các bà mế có nhiều kinh nghiệm trong vùng. Tại đợt điều tra lần 1, đề tài đã tiến hành thu thập thông tin bằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
phiếu điều tra cho các đối tượng cộng đồng người Dao đỏ tại xã Tả Phìn (50 phiếu) và đã xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn cho các đối tượng là cán bộ xã Tả
Phìn, lãnh đạo và cán bộ thuộc Công ty Sapa Napro. Do cộng đồng người Dao đỏ
phần lớn dân trí thấp, về địa lý, địa bàn tác giả chưa nắm rõ, nhiều tập tục của người dân Dao đỏ khác so với dân tộc Kinh, chính vì vậy, đề tài đã được UBND xã tư vấn và cung cấp cho danh sách 60 hộ thuộc dân tộc người Dao đỏ ở gần trung tâm xã; sau khi tiến hành điều tra tại các hộ dân, một số hộ do bận sản xuất trên nương không gặp được các thành viên trong gia đình; do đợt điều tra đúng vào những ngày mưa đường đi khó, gây khó khăn cho việc tiếp xúc với các hộ ở
trên cao vì đương đi khó khăn nên đề tài dừng lại ở 50 phiếu.
+ Đợt 2 được tiến hành kéo dài trong 2 tuần (từ ngày 05/12 đến 20/12/2014):
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người Dao đỏ vào mô hình ABS tại Công ty Sapa Napro. Sự tham gia của cộng đồng người Dao đỏ trong việc cung cấp tri thức thuyền thống giúp các nhà khoa học nghiên cứu, chiết xuất thành công dung dịch đóng hộp bán ra thị trường, bên cạnh đó bài thuốc chỉ sử dụng từ 11-13 loại cây thuốc trong bài thuốc của người Dao đỏ (trước đây sử dụng từ 40 – 120 loài); tìm hiểu những đóng góp của người dân trong quá trình thành lập Công ty, thu nhập của người dân qua việc bán thuốc, hưởng lợi từ chia cổ tức hằng năm cũng như những đóng góp, chia sẻ của Công ty đối với cộng đồng người Dao đỏ tại xã Tả Phìn.
(Bảng tổng hợp phiếu điều tra đính kèm tại Phụ lục 2)