Sự hình thành mô hình ABS tại Công ty Sapa Napro

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người dao đối với hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ cây thuốc tắm tại huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 26)

Xã Tả Phìn thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào Cai – nơi tập trung chủ yếu người dân tộc Dao đỏ nổi tiếng với Bài thuốc tắm do tổ tiên để lại. Đây cũng là nơi tập trung nguồn tài nguyên cây thuốc dồi dào của núi rừng ôn đới. Với thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc bị cạn kiệt dần do nhu cầu sử dụng của khách du lịch và

đồng bào miền xuôi, hiện tượng ép giá và phương thức khai thác không mang tính bền vững do chạy theo lợi nhuận chính vì vậy tri thức truyền thống của người Dao

đỏ ngày càng mai một, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Đứng trước tình trạng trên đòi hỏi cần phải tiến hành thương mại hóa sản phẩm cây thuốc tắm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân cũng như gìn giữ tri thức truyền thống và triển khai các hoạt động để bảo tồn cây thuốc tắm. Năm 2007, Công ty cổ phần Kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa (sau đây gọi là Công ty Sapa Napro) được thành lập với sứ mệnh: Phát triển nhân rộng mô hình “doanh nghiệp cộng đồng” ở khu vực miền núi phía Bắc với giải pháp thương mại hóa các bài thuốc cổ truyền của đồng bào Dao đỏ. Các dòng sản phẩm Sapa Napro phát triển

được sự hỗ trợ và kiểm nghiệm bởi các chuyên gia từĐại học Dược Hà Nội và Đại học Nông Nghiệp 1 (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

Các hoạt động chính Sapa Napro triển khai là:

+ Tổ chức dịch vụ tắm lá thuốc tại chỗ cho khách du lịch và nhân dân địa phương;

+ Sản xuất các sản phẩm thuốc tắm bán tại chỗ và phân phối tại các đại lý khác;

+ Triển khai các hoạt động để bảo tồn cây thuốc và giữ gìn tri thức về cây thuốc nói chung và cây thuốc tắm nói riêng bao gồm tập huấn đào tạo cho các thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

viên Công ty và xây dựng chiến lược quy hoạch vùng nguyên liệu.

Công ty Sapa Napro được thành lập là sản phẩm của dự án “Phát triển thị

trường các sản phẩm bản địa ở khu vực miền núi phía Bắc” với mục tiêu thương mại hóa các sản phẩm bản địa nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng, dưới sự tài trợ

của tổ chức RF cùng với sự tham gia đóng góp của người dân về công lao động, đất

đai, đầu tư kinh phí, đã xây dựng được các nhà xưởng để sản xuất, chưng cất sản phẩm Bài thuốc tắm. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2003-2005) xác

định các sản phẩm của tiềm năng thị trường; giai đoạn 2 (2005-2007) xây dựng mô hình thương mai hóa các sản phẩm. Với mục tiêu trên việc nghiên cứu mở rộng và phát triển sản phẩm Bài thuốc tắm “Đìa dảo xin” đặc trưng của cộng đồng các dân tộc tại Sa Pa là một trong những mục tiêu ưu tiên của Công ty.

Năm 2007, năm đầu thành lập Công ty có 14 hộ dân tham gia cổđông, đến năm 2009 số hộ dân tham gia cổ đông tăng lên là 32 hộ, giai đoạn này là giai

đoạn Công ty làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, Công ty đã được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kinh doanh giúp đỡ và đến năm 2010 Công ty đã có lợi nhuận và thu hút thêm được 10 hộ gia đình tham gia cổ đông. Bắt đầu từ năm 2011, Công ty có chính sách kết nạp các hộ gia đình nghèo vào cổ đông bằng việc tham gia lao động, đóng góp bằng tiền công làm cho Công ty và cây thuốc hái trên rừng. Nhiều cổ đông đã đóng góp cổ phần bằng đất ruộng, đất rừng để

phát triển vùng nguyên liệu của Công ty. Người dân hái thuốc trên rừng mang bán tại Công ty đã được hướng dẫn cách khai thác bền vững để thúc đẩy ý thức bảo vệ rừng và ĐDSH tại địa phương.

Hiện tại, trụ sở chính của Công ty ở thôn Tà Chải, xã Tả Phìn, tỉnh Lào Cai, có diện tích khoảng 300 m2, bao gồm khu vực sản xuất, kho chứa và khu dịch vụ

tắm tại chỗ với mục đích phát triển và thương mại hóa các sản phẩm bản địa dựa trên tri thức truyền thống của chính dân tộc mình. Tính hết năm 2014, Công ty có 84 hộ tham gia cổđông, giá cây thuốc được người dân và trực tiếp giám đốc Công ty thỏa thuận giá từng loại cây thuốc. Tại Công ty có 10 cán bộ, công nhân làm việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

lương bình quân 4,5 triệu đồng/tháng. Công ty cũng đã cử 01 cán bộ theo học lớp nghiệp vụ quản lý để về tham gia công tác điều hành tại Công ty.

Có thể nói, đây là một mô hình ABS bền vững, trong đó lợi ích các bên đều

được đảm bảo, người tiếp cận khai thác đồng thời là người sử dụng theo mô hình cộng đồng bền vững. Tuy nhiên, vấn đề mà Công ty gặp phải đó là đăng ký bản quyền đối với bài thuốc cho sản phẩm của Công ty. Mô hình công ty còn nhỏ, chưa

được nhân rộng, giới hạn trong phạm vi các hộ là thành viên cổ đông của Công ty nên năng lục điều hành Công ty còn hạn chế. Công ty không nhận được chính sách

ưu đãi nào từ chính quyền tỉnh, huyện, mặc dù đây là mô hình Công ty cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm bảo tồn cây thuốc, tri thức truyền thống và hỗ

trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặc dù bước đầu Công ty Sapa Napro có nhiều thuận lợi trong việc kinh doanh sản phẩm Bài thuốc của người Dao đỏ, tuy nhiên hiện tại Công ty cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc triển khai và phát triển sản xuất như:

+ Mô hình Công ty còn nhỏ, chưa được nhân rộng, mới chỉ giới hạn trong phạm vi các hộ là thành viên cổ đông, năng lực điều hành (Công ty) của chính những người bản địa dân tộc thiểu số đó còn yếu, chưa có kiến thức về quản lý doanh nghiệp, thị trường;

+ Bài thuốc tắm của người Dao đỏ vẫn chưa được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, chính vì vậy, sản phẩm của Công ty vẫn chưa khẳng định được trên thị

trường, vì thực tế trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm hàng nhái, hàng giả thuốc tắm của người Dao đỏ, làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Công ty;

+ Nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm do sự cạnh tranh về giá cả của các cơ sở kinh doanh và bị khai thác, sử dụng nhiều nhưng không có kế hoạch cải tạo, phục hồi; sản phẩm đầu ra chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và người sử dụng còn nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Mặt khác, Công ty đặt tại thôn Tà Chải, cách

đường ô tô 500m không thuận tiện về giao thông gây cản trở cho các hoạt động sản xuất như vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

+ Công ty chưa nhận được chính sách ưu đãi nào từ chính quyền tỉnh, huyện, mặc dù đây là mô hình công ty cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm bảo tồn cây thuốc, tri thức truyền thống và xây dựng năng lực cộng đồng, hỗ trợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người dao đối với hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ cây thuốc tắm tại huyện sapa, tỉnh lào cai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)