2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức với 16 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây.
Nghiệm thức 1: Dòng quýt Đƣờng không hột số 1. Nghiệm thức 2: Dòng quýt Đƣờng không hột số 2. Nghiệm thức 3: Giống quýt Đƣờng có hột.
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
Kỹ thuật canh tác chính theo qui trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây cam quýt ở các tỉnh phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), đƣợc nêu cụ thể trong tài liệu tiêu chuẩn ngành “Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây có múi ở các tỉnh phía Nam” (10 TCN 481 – 2001).
Chuẩn bị đất và trồng cây
Mô để trồng cây có bề rộng 1 m, chiều cao 0,4 m. Mô đƣợc đắp từ mặt đất có bón phân chuồng (10 kg/mô), phân lân vi sinh (Sông Gianh) (3 kg/mô) và vôi (CaO) (1 kg/mô).
Khoảng cách trồng: cây cách cây 1,7 m; hàng cách hàng 2,5 m.
Mỗi hố trồng đƣợc bón lót 25 g DAP (18 – 46 – 100) ở đáy hố, có lắp đất mặt 10 cm, để tránh rễ tiếp xúc trực tiếp với phân.
Cây đƣợc trồng vào tháng 3/2010 Chăm sóc
Cây đƣợc tƣới đủ ẩm để bảo đảm sinh trƣởng tốt nhất.
Tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán cho cây khi cành phát triển quá mức.
Sử dụng phân bón NPK (30-20-10), bón khoảng 50 g/gốc vào thời điểm lá già (khoảng 2 tháng/lần). Có bổ sung dinh dƣỡng bằng các loại phân bón lá vào thời điểm cây còn tơ (lúc cây chƣa ra hoa, kết trái).
Sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ sâu nhƣ Nokap, Lannate 40SP, Dragon… và các loại thuốc trừ bệnh nhƣ Zineb, Topsin… vào thời điểm cây ra đọt non để phòng trừ sâu bệnh.
Sử dụng Trichoderma bằng cách tƣới vào gốc (6 tháng/lần).
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
2.2.3.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng
Các chỉ tiêu sinh trƣởng đƣợc lấy 3 tháng/ lần vào ngày cuối tháng.
- Đƣờng kính gốc tháp (mm): Đo ở vị trí cố định phía dƣới mắt tháp 10 cm. - Đƣờng kính thân tháp (mm): Đo ở vị trí cố định phía trên mắt tháp 10 cm. - Tỷ số đƣờng kính thân tháp/gốc tháp.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh chồi cao nhất của cây. - Chiều rộng tán cây (cm): Đo từ hai chóp lá rộng nhất của cây.
2.2.3.2 Đặc tính hình thái thực vật
* Các đặc tính hình thái thực vật
Khảo sát các đặc tính hình thái thực vật về cây, lá, hoa và trái mô tả theo IPGRI (1999) (Phụ chƣơng 1). Cụ thể nhƣ sau:
- Lá: Thu 30 lá/cây, chọn cành ngoài cùng có lá thành thục (già). Thu 2 lá ở vị trí giữa cành và thu ở 15 cành.
- Hoa: Thu 10 hoa/cây, chọn hoa trên ngọn phát hoa (mọc cao nhất trên phát hoa).
- Trái: Thu 10 trái/cây, chọn ngẫu nhiên trái trên cây.
* Chất lƣợng trái
- Trọng lƣợng ăn đƣợc (g) = Trọng lƣợng trái tƣơi – (Trọng lƣợng vỏ + Trọng lƣợng hột chắc + Trọng lƣợng hột lép). - Trọng lƣợng hột (g) = Trọng lƣợng hột lép + Trọng lƣợng hột lép. - Tỷ lệ vỏ/trái (%) = Trọng lƣợng vỏ (g) x100 Trọng lƣợng trái (g) - Tỷ lệ hột/trái (%) = Trọng lƣợng hột (g) x100 Trọng lƣợng trái (g) - Tỷ lệ ăn đƣợc (%) = Trọng lƣợng ăn đƣợc (g) x100 Trọng lƣợng trái (g)
- Độ pH: Dịch trái sau khi ép đƣợc đo bằng pH kế hiệu ORION (USA).
- Độ Brix (%): Dịch trái sau khi ép đƣợc đo bằng khúc xạ kế hiệu ATAGO (Nhật sản xuất).
- Vitamin C (acid ascorbic) dịch trái: Định lƣợng vitamin C theo phƣơng pháp chuẩn độ với 2,6 dichlorophenol indophenol (Nguyễn Minh Chơn và ctv., 2005), cụ thể nhƣ sau:
+ Bƣớc 1: Cân 5 ml dịch trái. + Bƣớc 2:
1 2 ( ) 0, 088 ( / 100 ) a b x V 100 X mg g x V xm
Chuẩn bị mẫu thật: Cho 10 ml HCl 1% và 35 ml acid oxalic 1% vào 5 ml dịch trái. Lọc lấy dịch trong.
Chuẩn bị mẫu blank: Thực hiện tƣơng tự mẫu thật nhƣng thay thế 5 ml dịch trái bằng 5 ml nƣớc cất.
+ Bƣớc 3:
Mẫu thật: Dùng Pipet lấy 10 ml dịch lọc cho vào beaker 50 ml. Cho 2,6 dichlorophenol indophenol sodium satl dehydrate 0,001 N vào Buret để chuẩn độ dịch lọc. Ngƣng chuẩn độ khi thấy dịch lọc chuyển sang màu hồng nhạt bền sau 30 giây. Ghi nhận thể tích 2,6 dichlorophenol indophenol sodium satl dehydrate 0,001N đã sử dụng ở Buret.
Số mg vitamin C trong 100 g mẫu vật đƣợc tính nhƣ sau:
Trong đó:
a: Số ml trung bình khi chuẩn độ mẫu thật. b: Số ml trung bình khi chuẩn độ mẫu blank. V1: Thể tích dung dịch chiết ban đầu (50 ml).
V2: Thể tích dung dịch chiết lấy để chuẩn độ (10 ml). m: Trọng lƣợng 5 ml dịch trái (g).
0,088: Số mg acid ascorbic tƣơng đƣơng với 1 ml dung dịch chuẩn 2,6 dichlorophenol indophenol sodium satl dehydrate 0,001 N.
2.2.3.3 Sự ổn định đặc tính không hột
* Sự hiện diện của tiểu noãn trƣởng thành
Chọn ngẫu nhiên 5 hoa tƣơng ứng với từng nghiệm thức ở các giai đoạn: Hoa nở và 3 ngày sau khi hoa nở. Hoa nở là hoa vừa mới nở, cánh vừa mới tung. Hoa 3 ngày sau nở là hoa đã tàn, rụng hết cánh, hết nhị, nƣớm nhụy đã khô, chuyển màu.
Bầu noãn của hoa nở và hoa ba ngày sau nở đƣợc cắt ngang thành những lát mỏng (khoảng 0,2 mm) và rửa bằng nƣớc cất 2 – 3 lần. Để tất cả các lát cắt của một bầu noãn lên lam, nhỏ thêm một giọt nƣớc cất và đậy lamell lại. Quan sát tất cả các lát cắt của một bầu noãn dƣới kính hiển vi quang học, chọn lát cắt có tiểu noãn nhiều nhất, có kích thƣớc tiểu noãn to nhất và lát cắt có đƣờng kính lớn nhất để quan sát. Nhận diện tiểu noãn trƣởng thành theo Nguyễn Bá Phú và Nguyễn Bảo Vệ (2012a), tiểu noãn trƣởng thành có hình quả lê và có kích thƣớc khoảng 404 ± 21µm x 258 ± 23µm.
* Số hột/trái
Đếm số hột/trái. Với hai loại hột: - Số hột chắc/trái.
- Số hột lép/trái.
Hình 2.1 Hột chắc và hột lép của quýt Đƣờng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
2.2.4 Xử lý số liệu, thống kê
Sử dụng Microsoft Excel để xử lý số liệu. Phân tích phƣơng sai bằng phần mềm SPSS. So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phƣơng pháp kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5%.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 SỰ SINH TRƢỞNG CỦA QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT
Sự sinh trƣởng là sự tăng số lƣợng, kích thƣớc tế bào. Thực vật sinh trƣởng không hạn định ở điểm sinh trƣởng và mô phân sinh để hình thành mô và cơ quan mới (Phạm Kế Thái và Vũ Đình Tuân, 1982). Sự sinh trƣởng của hai dòng quýt Đƣờng không hột đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu: đƣờng kính gốc tháp, đƣờng kính thân tháp, tỷ số thân tháp/gốc tháp, chiều cao cây và chiều rộng tán.
3.1.1 Đƣờng kính gốc tháp
Đƣờng kính gốc tháp của hai dòng quýt Đƣờng không hột nhìn chung có xu hƣớng tăng dần theo thời gian. Tại mỗi thời thời điểm khảo sát, đƣờng kính gốc tháp của hai dòng quýt Đƣờng không hột khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Bên cạnh đó, hai dòng quýt Đƣờng không hột và quýt Đƣờng có hột khác biệt không có ý nghĩa qua thống kê, kết quả này cũng đƣợc tìm thấy bởi Nguyễn Minh Sang (2010).
Hình 3.1 Đƣờng kính gốc tháp của quýt Đƣờng không hột theo thời gian tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Thời gian sau khi trồng (tháng)
Đ ƣ ờ ng k ính g ốc t háp ( m m )
Qua kết quả thảo luận trên cho thấy sự sinh trƣởng đƣờng kính gốc tháp của quýt Đƣờng không hột số 1 tƣơng đƣơng với quýt Đƣờng không hột số 2. Đồng thời, sự sinh trƣởng đƣờng kính gốc tháp của hai dòng quýt Đƣờng không hột không khác biệt với quýt Đƣờng có hột.
3.1.2 Đƣờng kính thân tháp
Kết quả khảo sát (Hình 3.2) cho thấy ở từng thời điểm, đƣờng kính thân tháp của hai dòng quýt Đƣờng không hột phát triển tƣơng đƣơng nhƣ nhau. Theo Trình Thị Hƣơng (2011) sự gia tăng của đƣờng kính thân tháp của quýt Đƣờng không hột số 1 và quýt Đƣờng không hột số 2 so với quýt Đƣờng có hột thì khác biệt không có ý nghĩa qua thống kê. Kết quả này cũng tìm đƣợc bởi Nguyễn Minh Sang (2010), tác giả cho rằng sự phát triển đƣờng kính thân tháp của quýt Đƣờng không hột số 1 và quýt Đƣờng không hột số 2 so với quýt Đƣờng có hột khác biệt không có ý nghĩa qua thống kê mức ý nghĩa 5%.
Hình 3.2 Đƣờng kính thân tháp của quýt Đƣờng không hột thời gian tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Thời gian sau khi trồng (tháng)
Đ ƣ ờ ng k ính t hân t háp ( m m )
Từ đó cho thấy, sự phát triển của đƣờng kính thân tháp giữa hai dòng quýt Đƣờng không hột là tƣơng đƣơng nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển thân tháp của quýt Đƣờng không hột số 1 và quýt Đƣờng không hột số 2 tƣơng đƣơng sự phát triển đƣờng kính thân tháp của quýt Đƣờng có hột.
3.1.3 Tỷ số đƣờng kính gốc tháp trên thân tháp
Trong kỹ thuật tháp cây, thì sự tƣơng hợp giữa mắt tháp và gốc tháp quyết định sự phát triển của cây, sự tƣơng hợp không tốt thì dẫn đến việc cây phát triển không tốt, sẽ ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Đồng thời, ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất của cây. Do đó, việc tƣơng hợp giữa mắt tháp và gốc tháp là rất cần thiết.
Hình 3.3 Mức độ tiếp hợp thân tháp trên gốc tháp của quýt Đƣờng không hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Ở những thời điểm khảo sát, khả năng tiếp hợp của hai dòng quýt Đƣờng không hột khá giống nhau (Hình 3.3). Kết quả khảo sát cũng cho thấy khả năng tiếp hợp của quýt Đƣờng không hột số 1 và quýt Đƣờng không hột số 2 khác biệt không có ý nghĩa qua thống kê (Hình 3.4). Kết quả này cũng đƣợc tìm thấy bởi Đoàn Huy Lƣợng (2011), khi khảo sát khả năng tiếp hợp của hai dòng quýt Đƣờng không hột và quýt Đƣờng có hột ở Trại Giống Cây ăn trái Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
i: Điểm tiếp hợp giữa thân tháp và gốc
tp 20 cm Quýt Đƣờng không hột số 1 Quýt Đƣờng không hột số 2 Quýt Đƣờng có hột (đ/c) 20 cm i
Từ đó, cho thấy khả năng tiếp hợp giữa quýt Đƣờng không hột số 1 và quýt Đƣờng không hột số 2 là nhƣ nhau. Đồng thời, khả năng tiếp hợp của hai dòng quýt Đƣờng không hột cũng tƣơng đƣơng với quýt Đƣờng có hột.
Hình 3.4 Tỷ lệ thân tháp trên gốc tháp của quýt Đƣờng không hột theo thời gian tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
3.1.4 Chiều cao của quýt Đƣờng không hột
Kết quả khảo sát chiều cao cây của quýt Đƣờng không hột số 1 và quýt Đƣờng không hột số 2 cũng tƣơng tự nhau, không tìm thấy khác biệt có ý nghĩa qua thống kê. Xu hƣớng phát triển của chiều cao của hai dòng quýt Đƣờng tăng dần theo thời gian, kết quả khảo sát này cũng đƣợc tìm thấy bởi Trình Thị Hƣơng (2011). Theo Đoàn Huy Lƣợng (2011), cũng tìm thấy kết quả tƣơng tự là chiều cao cây của hai dòng quýt Đƣờng không hột so với quýt Đƣờng có hột.
Qua kết quả thảo luận, cho thấy sự phát triển của chiều cao của hai dòng quýt Đƣờng không hột là tƣơng đƣơng nhau. Ngoài ra, sự phát triển của hai dòng quýt Đƣờng cũng tƣơng đƣơng với quýt Đƣờng có hột.
0.58 0.60 0.62 0.64 0.66 0.68 0.70 0.72 0.74 0.76 15 18 21 24 27 30
Quýt Đường không hột số 1 Quýt Đường không hột số2 Quýt Đường có hột (đc)
T ỷ số g ốc t h áp t rê n t h ân tháp ( m m )
Hình 3.5 Chiều cao của quýt Đƣờng không hột theo thời gian tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
3.1.5 Chiều rộng tán của Quýt Đƣờng không hột
Kết quả khảo sát chiều rộng tán của hai dòng quýt Đƣờng không hột tai thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long thì chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa ở giai đoạn 18 tháng tuổi của hai dòng quýt Đƣờng không hột (Hình 3.6). Tuy nhiên, ở giai đoạn 18 tháng tuổi thì hai dòng quýt Đƣờng không hột lại khác biệt không có ý nghĩa qua thống kê với quýt Đƣờng có hột. Mặt khác, nhìn chung tất cả các thời điểm khảo sát còn lại (15, 21, 24, 27 và 30 tháng tuổi) thì chiều rộng tán khác biệt không có ý nghĩa qua thống kê. Ngoài ra, Nguyễn Minh Sang (2010) và Đoàn Huy Lƣợng (2011) cũng nhận định chiều rộng tán cây của hai dòng quýt Đƣờng không hột khác biệt không có ý nghĩa so với quýt Đƣờng có hột.
Từ đó cho thấy rằng chiều rộng tán của hai dòng quýt Đƣờng là tƣơng tự nhau. Ngoài ra, chiều rộng tán của hai dòng quýt Đƣờng không hột cũng tƣơng tự với quýt Đƣờng có hột.
Thời gian sau khi trồng (tháng)
Chi ều c ao c ây (c m )
Hình 3.6 Chiều rộng tán của quýt Đƣờng không hột theo thời gian tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
3.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT 3.2.1 Đặc tính cây và thân cành
Kết quả khi khảo sát đặc tính hình thái của hai dòng quýt Đƣờng không hột cho thấy dạng tán cây chủ yếu là hình ellip, cây có dáng thẳng đứng, mật độ cành thƣa, hƣớng ngọn và phân cành ở mức độ vừa phải, cấu trúc thân láng, đọt non có màu xanh nhạt, mật độ gai thƣa và dạng gai chủ yếu là dạng thẳng. Kết quả này cũng đƣợc tìm thấy bởi Trần Thị Bích Vân (2008), khi khảo sát đặc tính hình thái của hai cá thể quýt Đƣờng không hột ở Lai Vung – Đồng Tháp.
Theo Đƣờng Hồng Dật (2003) cho rằng tán quýt Đƣờng thƣa, hƣớng ngọn, phân cành nhiều, cành có nhiều gai. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Nguyễn Minh Sang (2010) trên hai dòng quýt Đƣờng không hột và quýt Đƣờng có hột ở thế hệ nhân giống vô tính thứ nhất tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cũng không khác biệt.
Thời gian sau khi trồng (tháng)
C hi ều r ộng tán cây ( cm )
Bảng 3.1 Đặc tính định tính cây của quýt Đƣờng không hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Đặc tính Nghiệm thức (Quýt Đƣờng)
Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)
Dạng tán cây Elip Elip Elip
Dáng cây Thẳng Thẳng Thẳng
Gốc độ phân cành Vừa Vừa Vừa
Mật độ cành Thƣa Thƣa Thƣa
Cấu mặt trúc thân Láng Láng Láng
Màu sắc đọt non Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt
Dạng gai Thẳng Thẳng Thẳng
Mật độ gai Thƣa Thƣa Thƣa
Theo những kết quả thảo luận cho thấy đặc tính cây của hai dòng quýt Đƣờng không hột là không khác nhau. Ngoài ra, đặc tính cây của hai dòng quýt Đƣờng không hột giống nhƣ với quýt Đƣờng có hột.
3.2.2 Đặc tính lá
Khảo sát đặc tính định tính lá của hai dòng quýt Đƣờng không hột ở Trại Giống Cây ăn trái Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long không có sự khác biệt giữa hai dòng quýt Đƣờng không hột và quýt Đƣờng có hột. Kết quả này phù hợp với Trần Thị Bích Vân (2008), tác giả đã khảo sát kiểu lá chủ yếu là kiểu đơn, màu lá xanh đậm, không có sự điểm màu trên lá, mặt trên so với mặt dƣới thì tối hơn, giữa phiến lá và cuống lá có khớp nối, không có cánh lá và có vết xẻ đầu lá… đƣợc thể hiện cụ thể ở Bảng 3.2
Qua đó cho thấy đặc tính lá của hai dòng quýt Đƣờng không hột là không khác biệt nhau. Mặt khác, đặc tính lá của hai dòng quýt Đƣờng không hột không khác biệt với đặc tính lá của quýt Đƣờng có hột.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hìn h mác Hìn h elip Hình trứng Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)
Bảng 3.2 Đặc tính lá của quýt Đƣờng không hột tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Đặc tính Nghiệm thức (Quýt Đƣờng)
Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)
Kiểu lá Đơn Đơn Đơn
Màu lá Xanh đậm Xanh đậm Xanh đậm
Sự điểm màu trên lá Không Không Không
Màu mặt trên so mặt dƣới Tối hơn Tối hơn Tối hơn Nối giữa phiến và cuống lá Có khớp Có khớp Có khớp
Cánh lá Không Không Không
Vết xẻ đầu lá Có Có Có
Rìa lá Răng cƣa Răng cƣa Răng cƣa