Nhân giống vô tính cam quýt bằng phƣơng pháp tháp

Một phần của tài liệu sự sinh trưởng, đặc tính hình thái thực vật và sự ổn định đặc tính không hột của quýt đường không hột ở giai đoạn cây ba năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 30)

Mục đích của ghép là tận dụng ƣu thế của gốc tháp để làm tăng khả năng chống chịu của cây giống. Ƣu điểm của phƣơng pháp tháp so với phƣơng pháp chiết cành thể hiện rất rõ ở khả năng miễn nhiễm bệnh do virus, nấm bệnh Phytophthora. Ngoài ra, tháp còn dễ kiểm soát độ đồng đều và tính sạch bệnh, tận dụng đƣợc ƣu thế gốc tháp. Nhƣng việc tháp thì gốc tháp và thân tháp phải có quan hệ họ hàng với nhau.

Theo Nguyễn Bá (1978), gốc tháp và cành tháp có thể có ảnh hƣởng với nhau theo nhiều cách.

- Trƣớc hết nếu rễ cây của gốc tháp ít có khả năng hấp thu, dự trữ và sử dụng chất dinh dƣỡng thì sẽ dẫn đến việc giảm bớt kích thƣớc và sự phát triển của thân tháp.

- Điều rõ ràng nhất là nƣớc và muối hoà tan đƣợc vận chuyển từ gốc tháp vào cành tháp còn các hydrat cacbon thì lại đƣợc vận chuyển tại chỗ dính nhau về hai hƣớng. Nhƣ vậy, phần này đã gây ra biến đổi nhất định về mặt dinh dƣỡng của phần kia.

Theo IPGRI (1999), sự tƣơng hợp đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ đƣờng kính thân tháp/gốc tháp đo tại vị trí trên và dƣới vết tháp 20 cm. Phƣơng pháp tháp ứng dụng nguyên lý là vết thƣơng đƣợc gắn lại khi dòng nhựa giữa hai phần cành tháp và gốc tháp có thể tƣơng hợp với nhau (Mai Văn Quyền và ctv, 2005 trích bởi Đoàn Huy Lƣợng, 2011).Theo Khan và Kender (2007), gốc tháp có ảnh hƣởng lớn đến những đặc điểm quan trọng của chồi tháp, chẳng hạn: kích thƣớc cây, năng suất và chất lƣợng trái. Aubert và Vullin (2001) cho rằng tuỳ theo loại gốc tháp đã sử dụng, phẩm chất trái thu hoạch sẽ thay đổi một cách đáng kể về kích thƣớc trái, độ dày và màu sắc vỏ trái hoặc hàm lƣợng nƣớc, hàm lƣợng đƣờng và acid trong trái. Ngoài ra, đƣờng kính gốc tháp và chồi tháp nên có kích cỡ nhƣ nhau (Williamson và Jackson, 1994). Gốc tháp phải kết hợp tốt với mắt tháp thì mới sinh trƣởng mạnh, tuổi thọ cao, giúp cây tháp cho năng suất cao và phẩm chất trái tốt. Chất lƣợng trái đƣợc xác đinh bởi kiểu gene của cành tháp, không bị kiểu gene của gốc tháp làm giảm đi (Hà Thị Lệ Ánh, 2005).

Cam Mật đƣợc trồng từ lâu ở đồng bằng sông Cửu Long, khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện môi trƣờng và chống chịu đƣợc sâu bệnh tốt nên đƣợc trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, ngay cả trên vùng đất sét nặng xa sông (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Trần Thế Tục và Hoàng Ngọc Thuận 2000), cây tháp mắt hay tháp cành thì mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Cây tháp sẽ cho trái sớm hơn cây trồng bằng hột. Chính vì vậy, mà gốc cam Mật thƣờng đƣợc tháp với quýt Đƣờng và đƣợc trồng rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu long.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu sự sinh trưởng, đặc tính hình thái thực vật và sự ổn định đặc tính không hột của quýt đường không hột ở giai đoạn cây ba năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (Trang 30)