Về chương trình khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản:

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác khuyến ngư trong ngành thuỷ sản (Trang 59)

II- Các giải pháp thực hiện kế hoạch khuyến ngư những năm tới:

3.Về chương trình khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản:

Kiến nghị Bộ tài chính phối hợp với Bộ thuỷ sản trong việc phân bổ kinh phí khuyến ngư giống thuỷ sản dành cho các địa phương theo tinh thần nghị quyết 103/2000/QĐ-TTg là 10 tỷ đồng.

Sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch số56/2001/TTLT-BTC-BTS về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính các dự án khuyến khích phát triển giống thuỷ sản do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện.

Bổ sung kinh phí mua sắm trang thiết bị cho công ty để đáp ứng yêu cầu công tác.

Kết luận

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng cá và các loại thuỷ sản đang tăng và chất lượng sản phẩm ngày càng coi trọng. Bên cạnh đó thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng nên nhu cầu về thực phẩm không chỉ đòi hỏi “ăn no” mà còn là “ăn ngon”. Trong lĩnh vực sản xuất, tiến bộ của khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất có tác động làm tăng nhanh năng suất lao động và sản lượng. Theo dự kiến mới, kim ngạch xuất khẩu vào năm 2005 của Việt Nam sẽ đạt 3-5 tỷ USD và vào năm 2010 sẽ đạt 4-5 tỷ USD. Để có mức

tăng trưởng này, Việt Nam phải bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào là 2.45-2.8 triệu tấn vào năm 2005 và khoảng 3.4-3.9 triệu tấn vào năm 2010. Trong khi đó, sản lượng khai thác vào năm 2002 đã đạt ngưỡng an toàn 1.3-1.4 triệu tân/ năm. Để bảo vệ tiềm năng biển cũng như đạt được mục tiêu tăng trưởng về sản lượng nước ta cần tập trung vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản đồng thời tiến hành khai thác nguồn lợi biển ngoài khơi. Tuy nhiên để thực hiện được điều trên chúng ta cần tăng cường công tác khuyến ngư đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật nuôi trồng đến với người dân, giúp bà con ngư dân mạnh dạn hơn trong việc tiến hành đầu tư vào sản xuất tránh những rủi ro có thể xảy ra với họ.

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác khuyến ngư trong ngành thuỷ sản (Trang 59)