Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức kinh tế –xã hội, các tổ chức quốc tế, các hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, cá nhân để thúc đẩy các

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác khuyến ngư trong ngành thuỷ sản (Trang 53)

II- Các giải pháp thực hiện kế hoạch khuyến ngư những năm tới:

2. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức kinh tế –xã hội, các tổ chức quốc tế, các hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, cá nhân để thúc đẩy các

tế, các hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, cá nhân để thúc đẩy các hoạt động khuyến ngư và từng bước xã hội hoá công tác khuyến ngư:

Phải có văn bản ký kết giữa ngành thuỷ sản và các tổ chức kinh tế – xã hội, đoàn thể quần chúng về phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng.

Phối hợp, nhận sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, các dự án có nội dung khuyến ngư. Bởi ngành thuỷ sản nước ta cần rất nhiều vốn nhưng thực tế lại đang thiếu vốn trầm trọng vì thế cần kêu goi nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để có kinh phí sản xuất cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho các cán bộ tham gia hoạt động khuyến ngư của các tổ chức kinh tế –xã hội, đoàn thể. Hiện nay, theo kết quả điều tra nghiên cứu, số lao động trong nông nghiệp, nông thôn nước ta được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm khoảng 8 – 9% trong tổng số lao động nông thôn. Tuyệt đại bộ phận lao động trong ngư nghiệp hoạt động sản xuất nhờ kỹ thuật do thế hệ cha ông truyền lại hoặc tích luỹ

qua hoạt động và hoạ hỏi trực tiếp lẫn nhau. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn hạn chế là một trong những nguyên nhân cản trở việc phát triển sản xuất kinh doanh trong thuỷ sản và hạn chế việc sử dung lao động trong nông thôn.

Trong những năm tới, để góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cần coi trọng việc phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn.

Huy động sự tham gia của các nhà khoa học vào công tác khuyến ngư. Phối hợp chặt chẽ với cấc viện nghiên cứu để chuyển tải những kết quả nghiên cứu, những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuât đã tổng kết xuống đến dân, áp dụng trong sản xuất có hiệu quả. Đồng thời các viện nghiên cứu của ngành phải là lực lượng nòng cốt trong công tác khuyến ngư, cần nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm từng nghề, từng đối tượng nuôi phục vụ cho sản xuất.

Phối hợp với các trung tâm dạy nghề chuyển giao công nghệ về nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng trong việc tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật, xây dựng mô hình từng vùng.

Phối hợp với các hội nghề nghiệp các tổ chức khuyến ngư tự nguyện, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan truyền thông đại chúng, tạo thành mạng lưới khuyến ngư rông khắp, thông tin nhanh những kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất, kinh tế thị trường đến dân phục vụ sản xuất kịp thời.

Vận động các hộ sản xuất kinh doanh giỏi cùng tham gia khuyến ngư .

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác khuyến ngư trong ngành thuỷ sản (Trang 53)