II- Các giải pháp thực hiện kế hoạch khuyến ngư những năm tới:
5. Công tác khuyến ngư trong các phân ngành thuỷ sản:
5.1. Về nuôi trồng thuỷ sản:
Tăng cường tập huấn bồi dưỡng về công nghệ nuôi, giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp, bảo vệ môi trường phòng ngừa dịch bệnh đối với vùng nuôi thâm canh và vùng núi.
Song song với mô hình nuôi có tính thử nghiệm đối với công nghệ nuôi mới, đối tượng nuôi mới. Cần phát triển xây dựng những mô hình mẫu để mở rộng quy mô sản xuất như nuôi tôm sú thâm canh. Nuôi thuỷ sản lồng bè trên biển, nuôi xen canh, luân canh cá ruông và nuôi cá rô phi cao sản…
Tăng cường phổ biến kỹ thuật trên sách khổ nhỏ, tờ gấp, tờ tranh, trên băng ghi hình, băng casset, trên sóng phát thanh của chương trình giáo dục từ xa, chương trình khoa học công nghệ.
Nhất là đối với quá trình ương nuôi giống cần tập trung vào các vấn đề như nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống các đối tượng, một số giống nuôi như tom sú, tôm càng xanh, cá basa, cua và một số loài nhuyễn thể đã có thành cong bước đầu vầ sản xuất giống nhân tạo, nhưng quy trình chưa ổn định đặc biệt khi áp dụng ở các vùng địa lý khác nhau.
Nghiên cứu áp dụng công nghệ cho sinh sản nhân tạo các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay nguồn giống còn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên như cá song, cá giò, cá hồng, cá tráp, cá măng, cá vược, tôm hùm, cá chiên, cá lăng.
Với các loài cá nuôi nước ngọt, nghiên cứu lai tạo giống có năng suất, chất lượng cao đáp ứng cho sản xuất, cải tạo đàn giống cũ thay thế nhóm giống thoái hoá. Chú trọng việc nhập giống thuần thay thế giống đã tạp giao.
Nghiêm cứu các loại tức ăn và biện pháp chẩn đoán phòng trị bệnh (giai đoạn từ ấu trùngđến giai đoạn giống và thương phẩm), cho các đối tượng nuôi.
5.2. Về khai thác:
Cải thiện công nghệ bảo quản sau thu hoạch để cải thiện chất lượng nguyên liệu cần phải được giải quyết đồng bộ và trên diện tích rộng từ ngư dân.
Đầu tư phương tiện bảo quản, tổ chức vận chuyển bằng máy bay, tàu thông thuỷ, vận chuyển khô để xuất khảu cá sống vào thị trường các nước trong khu vực chủ yếu là thị trường Trung Quốc – Hồng Kông và thị trường Singapore.
Ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ tối thiểu, bảo đảm vệ sinh và an toàn chất lượng cho nguyên liệu trong quá trình thương mại trên thị trường.
Tăng cường công tác khuyến ngư tập trung vao các chủ nâu vựa, cung cấp kiến thức và hỗ trợ họ đầu tư các biện pháp bảo quản cho ngư dân.
III- Kiến nghị :
Để đẩy mạnh công tác khuyến ngư góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội và kế hoạch hoạt động của ngành thuỷ sản trong thời gian tới, trong đó có 3 Chương trình kinh tế lớn, Công ty Khuyến ngư đề nghị Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều trong nghị định 13/CP, cụ thể: