Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác khuyến ngư trong ngành thuỷ sản (Trang 42)

II- Thực trạng hoạt động khuyến ngư của Công ty Dịch vụ Khuyến ngư Trung ương:

5.Đánh giá chung:

5.1.. Những kết quả đạt được của công ty Khuyến ngư Trung Ương:

Những hoạt động khuyến ngư đã góp phần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới nông, ngư dân ở khắp các vùng sinh thái: biển, vên biển, đồng bằng, trung du, miền núi… trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu thuỷ sản ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Hoạt động khuyến ngư chuyển tải đến nông, ngư dân về chủ trương, chính sách khuyến ngư của Đảng và Chính phủ, về nội dung 6 chương trình khuyến ngư trọng điểm của ngành thuỷ sản, được đông đảo nông, ngư dân nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tổ chức thực hiện. Đặc biệt là kỹ thuật ương nuôi cá giống cho bà con vì giống được coi là khâu đầu tiên có ành hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt. Theo nhiều tổng kết khác nhau trên thế giới với cung một điều kiện nuôi trồng, giống tốt có tác dụng nâng coa năng suât vật nuôi, cây trồng thêm ít nhất 30%. Trong nuôi trồng thuỷ sản việc đảm bảo chất lượng cao sẽ quyết định đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đến hiệu quả và tính bền vững. Nhận thấy vai trò to lớn của nguồn giống nên bà con ngư dân đã tham gia tích cực và chủ động sản xuất giống nhân tạo. Hiện nay, các giống cá chủ yếu bà con ương nuôi là cá chép, rô phi, trắm cỏ, rôhu, mrigal, mè vinh, sặc rằn.

Hình thức hoạt động gồm tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền. Hoạt động khuyến ngư của công ty có sức thuyết phục và hấp dẫn đối với bà con ngư dân, đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của dân về kỹ thuật những nghề mới và đối tượng khai thác, nuôi trồng mới. Nhiều nghề sản xuất, đối tượng nuôi do khuyến ngư

tạo dựng và tác động đến nay đã trở thành những điển hình trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

ở nước ta, nguồn rác thải hữu cơ rất lớn chưa được sử dụng cho bất cứ ngành sản xuất công nghiệp nào mà đã trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các thành phố, thị trấn. Chính phủ đã phải chi nhiều tiền để đem chôn, nhưng những bãi chôn rác vẫn là nguồn gây ô nhiễm lớn. Cho đến nay nước ta vẫn chưa có công nghệ hữu hiệu để xử lý rác thải chứ chưa nói đến lại tạo thành sản phẩm hữu ích từ rác thải. Sự thành công của việc tạo ra chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường nước không những góp phần phát triển nghề nuôi tôm sú mà còn có hiệu quả kinh tế, xã hôi, hiệu quả cải tạo, bảo vệ môi trường tại các thành phố, thi trấn, cả các vùng nông thôn. Nhận thấy vấn đề nghiêm trọng trên Công ty Khuyến ngư Trung Ương đã làm dịch vụ đưa các chế phẩm sinh học an toàn và các chế phẩm sinh học giúp bà con làm sạch môi trường nước đến tay bà con ngư dân. Chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường nước là một giải pháp hữu hiệu trong công nghệ xử lý nước nuôi trồng thuỷ sản mà không làm hại môi trường xung quanh không gây độc hại cho người và vật nuôi. Thông qua các cán bộ Khuyến ngư bà con đã sử dụng những biện pháp dùng để xử lý cả môi trường nước cũng như chữa bệnh cho các đối tượng nuôi.

Về chương trình khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản:

Trong 2 năm triển khai đẫ thực hiện 8 dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống thuỷ sản trong nước nghiên cứu thành công, trong đó có các đồi tượng có giá trị kinh tế như tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh, cá bỗng, cá thát lát. Thực hiện 14 dự án nhập công nghệ sản xuất giống, trong đó có 10 dự án nhập cả công nghệ sản xuất giống và đối tượng nuôi, 3 dự án chỉ nhập công nghệ sản xuất giống, đã có 9 dự án đạt kêt quả tốt, 5 dự án đang tiếp tục triển khai thực hiện. Nhất là hiện nay, giống thuỷ sản nước ngọt còn bộc lộ tồn tại, đó là: cá bột sảm xuất nhiều nhưng thiếu cá giống có chất lượng (cỡ lớn và phẩm chất di truyền cao). Chưa có hệ thống giống quốc gia và thiếu cơ chế về tổ chức quản lý có hiệu lực đảm bảo chất lượng con giống cho người nuôi. Chất lượng giống các loài cá giảm sút nghiêm trọng do hậu quả của chạy đua lợi nhuận trong sản xuất giống dùng cá bố

mẹ cỡ nhỏ, đã thoái hoá như cá mè, rô phi tìm mọi cách cho đẻ sớm, cho đẻ quá nhiều lần trong năm như: cá mè, trắm, trôi, tôm sú… ảnh hưởng của lai tạp và cận huyết do phần lớn người làm giống thirus hiểu biết cần thiết về công tác giống thuần và vai trò quan trọng của chất lượng cá bố mẹ đến thế hệ con.

Một số giống loài tôm, cá nuôi có giá trị kinh tế cao trong nước ngọt như: Tôm càng xanh, cá basa, cá lăng, cá chiên, cá bỗng … chưa chủ động sản xuất nhân tạo để có đủ số lượng và giá thành sản xuất còn cao. Hầu hết các giống loài cá nuôi nước lợ, nuôi biển như cá song, cá vược, cá hồng, tôm hùm, cua biển chưa chủ động sản xuất được giống bằng kỹ thuật sinh sản nhân tạo, việc giải quyết giống nhân tạo cho nghề nuôi nhuyễn thể: sò, ngao, bào ngư, ốc, hầu vẫn chưa được tiếna hành.

Do kết quả của khai thác nguồn lợi quá mức và môi trường sinh thái bị thay đổi, công với gia tăng mức độ canh tác nông nghiệp và ô nhiễm môi trừng đã làm gia tăng nguy cơ suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nguồn lợi giống thuỷ sản nói riêng trong các vực nước tự nhiên. Việc chú trọng bảo vệ nguồn gen giống thuỷ sản, tăng cường mạng lưới giống bù đắp nguồn lợi giống tự nhiên suy giảm và đáp ứng nhu cầu giống cho nuôi trồng thuỷ sản là hết sức bức bách.

Tổ chức chuyển giao cho sản xuất giống đại trà nhiều kết quả nghiên cứu thành công trong nước như chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao, tôm rảo, tôm càng xanh qui mô nông hộ, cá thát lát, cá bỗng, cá rô phi dòng GIFT, rô phi đơn tính, ốc hương, cá rô đồng, ca lóc đen, cá tra… trong đó có nhiều đối tượng có giá trị xuất khẩu và có ý nghĩa quan trọng đối vơi các tỉnh miền núi như cá bỗng. Góp phần thúc đẩy phong trào sản xuât giống thuỷ sản phát triển mạnh và cung cấp đủ số lượng, chất lượng tốt và đúng mùa vụ.

Nhập nhiều đối tượng nuôi thuần dưỡng trong điều kiện Việt Nam và nhập công nghệ sản xuất giống thành công như Hầu thái bình dương, Bào ngư xanh, cá chim trắng nước ngọt, cá tiểu bạc, cá chim trắng toàn thân, cá tầm, cá quế, tôm càng xanh toàn đực… có nhiều đối tượng đã sản xuất giống cung cấp cho phong trào nuôi hạn chế được việc nhập khẩu từ nước

ngoài như cá chim trắng, tôm càng xanh toàn đực, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giống và giảm giá giống so với nhập khẩu

ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống nước ngoài vào điều kiện của Việt Nam, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống trong nước như: kỹ thuật ương nuôi cá song cỡ 1- 2 cm lên cá cỡ 8-10 cm, kỹ thuật chuyển đổi giới tính tôm càng xanh, tạo tiền đề cho các đơn vị nghiên cứu trong ngành thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo cá song, sản xuât giống tôm càng xang toàn đực.

Việc triển khai thực hiện các mô hình ương nuôi cá bột thành cá giống ở các vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn miền núi và hải đảo đã giúp cho bà con, đặc biệt là đồng bào dân tộc nắm được qui trình kỹ thuật ương nuôi cá giống, đồng thời thay đổi quan niệm của bà con là thả cá giống nhỏ cũng như thả cá giống lớn. Việc xây dựng các mô hình trình diễn như vậy cũng đã hình thành mạng lưới cung cấp cá giống tại chỗ, giảm giá thành cho chi phí vận chuyển và nâng cao chất lượng con giống…

Nguyên nhân thành công:

Nội dung khuyến ngư được nông, ngư dân tích cực hưởng ứng thực hiện, từ đó 6 chương trình khuyến ngư trọng điểm của ngành, nhất là các chương trình về nuôi trồng thuỷ sản đã nhanh chóng đi vào sản xuất và trỏ thành phong trào quần chúng rộng khắp trong nhân dân.

Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ thuỷ sản, sự phối hợp và tạo điều kiện cho hoạt động khuyến ngư nói chung của các đơn vị thuộc Bộ thuỷ sản.

Các cấp, các ngành, các hội nghề nghiệp, các viện, trường, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan thông tin đại chúng đã tích cực hỗ trợ, phối hợp chỉ đạo, tạo điều kiện tiến hành công tác khuyến ngư thuận lợi.

Hệ thống khuyến ngư từng bước được hoàn thiện và đi vào hoạt động có nề nếp.

5.2.2. Những hạn chế cần khắc phục:

Về tổ chức: Công ty Khuyến ngư Trung ương mặc dù đã được thành lập và đi vào hoạt động 3 năm, song lực lượng cán bộ còn hạn hẹp, trang bị còn rất nghèo nàn

Công tác khuyến ngư tập trung nhiều trong nuôi trồng thuỷ sản, các lĩnh vực khai thác, bảo quản, chế biến sản phẩm còn ít do chưa có định mức về khai thác, bảo quản, chế biến, mặt khác hoạt động khuyến ngư trong lĩnh vực khai thác và chế biến đòi hỏi đầu tư lớn hơn rất nhiều so với nuôi trồng thuỷ sản, ngoài khả năng đầu tư của nông, ngư dân cũng như khuyến ngư.

Công tác khuyến ngư đôi khi còn đi chậm so với thực tế sản xuất. Các tiến bộ kỹ thuật là kết quả thành công trong nghiên cứu hoặc từ nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam, phải qua khâu sản xuất thử rồi mới chuyển giao tới người sản xuất thông qua khuyến ngư. Do vậy trong thực tế một số công nghệ hoặc đối tượng nuôi cần thiết chuyển giao lại đi sau thực tế sản xuất như nuôi ốc hương, điệp, nuôi cá bống tượng trong lồng…

Nhiều qui định trong nghị định 13/CP không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được điều chỉnh nên đã hạn chế tính tích cực của công tác khuyến ngư, như việc tham quan học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến ngư của các nước, mức hỗ trợ kinh phí triển khai xây dựng mô hình tại các vùng sâu, vùng xa và mô hình khai thác, chế biến thuỷ sản thấp, không khuyến khích các hộ nông ngư dân tham gia.

Về xây dựng mô hình trình diễn: một số điểm mô hình chưa được triển khai mặc dù đãc ký hợp đồng giữa công ty Khuyến ngư Trung ương với địa phương, đặc biệt các mô hình khai thác hải sản xa bờ và mô hình sơ chế bảo quản sản phẩm không được thực hiện.

Về thông tin tuyên truyền: Khối lượng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đảm bảo thường xuyên và nhất là chưa đáp ứng cho thời vụ sản xuất.

Bộ thuỷ sản chưa có chương trình phát triển giống trong giai đoạn 2001-2010, vì vậy định hướng, nội dung và chiến lược cho công tác khuyến ngư phát triển giống chưa rõ ràng.

Nguồn kinh phí cho chương trình khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản còn ít, trong khi đó lại phân thành nguồn trung ương và địa phương. Trong thời gian vừa qua chủ yếu mới sử dụng được nguồn cấp cho Trung Ương, còn nguồn cấp cho các địa phương chưa được sử dụng hoặc sử dụng cho chương trình mục tiêu khác.

Chế độ báo cáo định kỳ theo tháng hoặc quí của các đơn vị, tổ chức làm công tác khuyến ngư chuyển giao công nghệ sản xuất giống tuy đã được thực hiện ở một số đơn vị song chưa đầy đủ và thường xuyên.

Đây là những năm đầu tiên thực hiện chương trình khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản, vì vậy nội dung triển khai còn hạn chế, số lượng đơn vị tham gia chuyển giao và nhận chuyển giao còn ít so với yêu cầu thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dự án khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản thường được thực hiện trong thời gian 2 năm, vì vậy đến nay chưa tổ chức chưa đánh giá nghiệm thu các dự án đã triển khai, nên việc đánh giá hiệu quả của chương trình giống năm 2001-2002 chưa được thực hiện.

Trong công tác khuyến ngư, hạn chế là chưa có một chương trình khuyến ngư dài hạn được hoạch định, quản lý, tiến hành và đánh giá theo từng giai đoạn nhằm phục vụ cho chiến lược phát triênt nuôi trồng tại địa phương, nhiều địa phương cong lúng túng trong việc đưa ra con giống gì, nuôi con gì, do vậy mà thời gian qua hoạt động nuôi trồng còn mang tính tự phát.

Về khai thác:

Cho đến nay chế biến thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguồn khai thác tự nhiên, lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, vào tính chất manh mún và thời vụ của nguồn lợi hải sản nhiệt đới. Nuôi thuỷ sản chưa trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu và ổn định cho chế biến. Sản xuất nguyên liệu với trình độ công nghệ thấp, giá thành cao và bảo quản sau thu hoạch kém là nghuyên nhân chính làm giảm hiệu quả khu vực chế biến

xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thi trường thế giới. Vì thế vai trò của công tác khuyến ngư là rât quan trọng khi đưa kỹ thuầt nuôi trồng thuỷ sant đén bà con ngư dân tuy nhiên công tác khuyến ngư đã chưa đi sâu vào từng đối tương ngư dân nên vấn đề về nguyên liệu xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở hạ tầng nghề cá (cảng cá, chợ cá, cung ứng, tiêu thụ, vận chuyển, hệ thống đường giao thông ở nhiều vùng sản xuất nguên liệu thuỷ sản..) còn quá yếu kém không thể đáp ứng được nhu cầu tổ chức bảo quản sau thu hoạch, quản lý nguồn lợi, định hướng cho xuất khẩu, công khai hoá hoạt động thương mại thuỷ sản, giúp thị trường tự kiểm soát và điều chế giá cả thông qua đó điều tiết sản xuất. Chính vì thế gây khó khăn không nhỏ cho công tác khuyến ngư nói chung và các cán bộ làm công tác khuyến ngư tại công ty nói riêng.

Về lao động do tập quán và thói quen lâu đời của ngư dân chưa được đào tạo những kiến thức cấn thiết là yếu tố cản trở việc áp dụng các công nghệ mới và những thao tác kỹ thuật trong bảo quản sau thu hoạch

Do khai thác – nuôi trồng và chế biến – tiêu thụ chưa tạo được mối liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau theo một chiến lược sản phẩm xuyên suốt tất cả các khâu, các doanh nghiệp chế biến chưa coi việc góp phần thúc đẩy sản xuất nguyên liệu là trách nhiệm của mình, chưa có trách nhiệm đầy đủ hỗ trợ ngư dân trong việc áp dụng kỹ thuật mới bảo quản sau thu hoạch.

5.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Khó khăn lớn nhất và kéo dài trong nhiều năm đến nay là hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở chưa được kiện toàn và chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu công tác khuyến ngư ngày càng lớn, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến triển khai các hoạt động khuyến ngư. Bộ máy, lực lượng cán bộ của công ty Khuyến ngư Trung ương chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Tổ chức khuyến ngư ở địa phương chưa thống nhất, tổ chức khuyến ngư ở cấp huyện còn ít, ở cấp xã thì hầu như chưa có.

Công tác kiểm tra, hướng dẫn của công ty Khuyến ngư Trung ương với các cơ quan chuyển giao công nghệ hoặc tiếp nhận công nghệ chưa thường xuyên. Chưa phát hiện kịp thời các vướng mắc của quá trình triển

khai để có điều chỉnh kịp thời và hiệu quả. Trong năm qua việc tổ chức các kỳ họp chuyển giao công nghệ hoặc tiếp nhận công nghệ ít được tổ chức.

Cơ chế chi hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn theo thông tư 02 LB/TT đã được tháo gỡ một phần song việc triển khai các điểm mô hình

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác khuyến ngư trong ngành thuỷ sản (Trang 42)