Về kết quả xây dựng các mô hình trình diễn:

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác khuyến ngư trong ngành thuỷ sản (Trang 32)

II- Thực trạng hoạt động khuyến ngư của Công ty Dịch vụ Khuyến ngư Trung ương:

2.1.Về kết quả xây dựng các mô hình trình diễn:

2. Triển khai các hoạt động khuyến ngư thường xuyên:

2.1.Về kết quả xây dựng các mô hình trình diễn:

Nuôi trồng thuỷ sản trong lồng bè công ty đã xây dựng50 mô hình đối với những đối tượng có giá trị kinh tế cao, tạo sản phẩm hàng hoá xuất khẩu.Từ những mô hình trên công ty đã có những đóng góp nhất định đối với phong trào nuôi thuỷ sản trong lồngbè ở 3 loại mặt nước ( biển, sông và hồ chứa)

Nuôi tôm cua và đặc sản biển có 60 mô hình, các cán bộ kỹ thuật của công ty đã xây dựng mô hình phòng trừ bệnh cho tôm, khôi phục lại nghề nuôi tôm sú, thực hiện nuôi xen xanh, luân canh lúa tôm.Đồng thời chấn chỉnh các trại nuôi sản xuất tôm giống để có giống sạch bệnh cung cấp cho ngư dân.

Nuôi thâm canh cá ao và đặc sản nước ngọt với 62 mô hình.Việc nuôi cá ao được phát triển theo hướng thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái và nuôi cá giá trị xuất khẩu như chép lai, cá trê lai, cá bống tượng, cá rô phi đơn tính ,cá loại tôm có thu nhập cao như cá quả, tôm càng xanh.

Phát triển khai thác vùng khơi với 70 mô hình chủ yếu áp dụng cá mô hình chủ yếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật khai thác xa bờ, du nhập nghề mới như câu cá ngư đại dương, nghề chụp mực kết hợp ánh sáng.

Kết quả triển khai các hoạt động khác như sau:

2.1.2. Chương trình nuôi tôm sú .

Vùng cửa sông ven biển nước ta có nhiều giống loài tôm có giả trị kinh tế cao nhu cầu tiêu thụ trong nước ta và xuất khẩu ngày càng lớn .Từ chỗ chỉ khai thác nguồn lợi tự nhiên nghề nuôi tôm sú đã hình thành và ngày càng mở rộng về quy mô diện tích thâm canh. Nghề nuôi tôm sú có nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng lực lượng chủ yếu nhất là nông dân và ngư dân vung ven biển là một lực lượng rất quan trọng đóng góp vào thay đổi kinh tế và hội nông thôn ven biển.

Công ty khuyến ngư đã xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm sú điển hình là

+ Mô hình nuôi tôm sú thâm canh: các mô hình này được áp dụng giải pháp kỹ thuật, quản lý bằng phương pháp ít thay nước và sử dụng chế biến chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững trong nuôi tôm.

Năm 2003, hoạt động khuyến như phát triển nuôi tôm sú đặc biệt quan tâm tình hình thức nuôi tôm sú trên vùng đất cát đã phối hợp với các trung tâm khuyến ngư địa phương xây dựng 6 mô hình nuôi tôm trên vùng cát với diện tích 5 ha đạt năng suất 3.5 tấn/ ha . Tại Thanh Hoá triển khai 1 ha với mật độ 30 con/m, sau 3 tháng đạt năng suất 3.4 tấn/ha , thu hồi trên 20 triệu đồng/ha .Kết quả của các mô hình đã góp phần nâng cao năng suất nuôi tôm trên cát, hiện nay năng suất bình quân của nuôi tôm trên cát từ 1.7 – 5.5 tấn/ ha, có hộ gia đình đạt 8 – 10 tấn /ha .

Qua kết quả mô hình nuôi tôm sú ở các địa phương cho thấy đây là mô hình nuôi mới đối với nghề nuôi tôm trong cả nước, nếu thực hiện theo quy trình cho ăn đúng và đầy đủ số lượng vầ trong điều kiện thuận lợi thì tỷ lệ chi phí sản xuất chiếm 36 – 48% lợi nhuận đạt 52 –64%, trung bình lãi 30 – 50 triệu đồng/ ha/ vụ.

Việc xây dựng các mô hình này góp phần mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên vùng đất cát, vùng mà được xem là tiềm năng to lớn để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Việc sử dụng tiềm năng này sẽ tạo ra nhiều lợi thế như sử dụng được diện tích đất cát bỏ hoang, làm giàu cho nhân dân vùng bãi ngang, góp phần xoá đói giảm nghèo đối vối vùng dân cư, tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động, làm giảm áp lực lên khai thác hải sản ven bờ và hơn thế nữa là góp phần trong việc giữ gìn an ninh quốc phòng.

Ngoài ra, mô hình nuôi thâm canh tôm sú với mật độ 35 con/m2 kết hợp với nuôi cá rôphi đơn tính cũng đã được triển khai nhằm giảm thiểu chất thải trong ao nuôi cũng như giảm sự ô nhiễm, tạo môi trường cùng vùng nuôi được ổn định lâu dài.

+ Mô hình nuôi tôm sú trong ruộng lúa: các mô hình là cơ sở để mở rộng và phát triển nuôi tôm sú trong các vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ độc canh cây lúa sang sản xuất nông ngư kết hợp tăng hiệu quả sản xuất,

nâng cao thu nhập cho nông dân. Mô hình này tận dụng được diện tích nuôi trồng không những thế giúp cho người nông dân thu hồi được hai loại sản phẩm trên một vụ

2.1.2. Chương trình nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn, nuôi trên biển :

Về nuôi cá lồng trên biển, công ty khuyến ngư trung ương phối hợp với trung tâm khuyến ngư Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Kiên Giang triển khai xây dựng 4 điểm mô hình nuôi cá lồng trên biển với tổng số 400m lồng về các đối tượng nuôi là cá song, cá giò, cá chèm. Kết quả mô hình tại Quảng Ninh với quy mô 100m3, nuôi cá song với mật độ 20 con /m3 sau 7 tháng đạt năng xuất 12kg/m3 với cỡ cá thương phẩm 0.5 – 0.6 kg/con, tỷ lệ sống 60%

Tuy nhiên, hầu hết các mô hình triển khai đều gặp khó khăn về nguồn giống, chưa chủ động về con giống và giá giống còn cao, như mô hình tại Kiên Giang cá bị chết. Sau hai tháng triển khai, do cá giống vận chuyển từ xa và là nguồn giống thu gom tự nhiên nên không đảm bảo chất lượng

Các mô hình này tuy có quy mô nhỏ, nhưng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ các nghề khai thác kém hiệu quả. Việc phát triển hình thức nuôi cá bằng lồng trên biển, còn giải quyết công ăn việc làm và sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước ven biển và ven các đảo, đồng thời với kết quả sinh sản nhân tạo thành công các đối tượng cá song và cá giò sẽ mở ra hướng phát triển mới đem lại hiệu quả kinh tế cao trong các năm tới.

Công ty Khuyến Ngư Trung ương phối hợp với tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng triển khai xây dựng mô hình nuôi và phát triển nguồn lợi bào ngư tại huyện đảo thanh niên Bạch Long Vĩ với qui mô 100 ha. Mô hình đã tạo việc làm cho lực lượng thanh niên xung phong tại đảo, tái tạo và phát triển nguồn lợi bào ngư hầu như đã bị cạn kiệt, đồng thời hạn chế được việc sử dụng hoá chất để khai thác thuỷ sản quanh đảo.

2.1.3. Chương trình nuôi thuỷ sản nước ngọt

Do thấy được lợi ích của của nghề nuôi cá ao, nhiều hộ gia đình có ao nuôi nước tĩnh (vùng đồng bằng), nước chảy (vùng miền núi Tây Nguyên)

đã đầu tư chiều sâu vào nuôi thâm canh. Mô hình VAC phát triển theo hướng nuôi, trồng cây và nuôi con đặc sản để đạt hiệu quả tối ưu. Yêu cầu bức xúc của người nông dân hiện nay là được bồi dưỡng huấn luyện và được chuyển giao các công nghệ kĩ thuật, công nghệ sản xuất mới về con giống thức ăn, phòng trị bệnh để có thể tăng nhanh năng suất hơn, sản lượng các đối tượng nuôi mở ra nhiều hướng làm giàu về nuôi trồng thuỷ đặc sản.

Từ những yêu cầu trên công ty đã xây dựng một số mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt như:

Mô hình nuôi tôm càng xanh: tôm càng xanh tiếp tục được xác định là đối tượng quan trọng để phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt, tạo sản phẩm xuất khẩu. Công ty Khuyến Ngư Trung ương kết hợp với các địa phương xây dựng 26 điểm mô hình trình diễn mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh và bán thâm canh trên diện tích 26 ha với mụ tiêu đạt năng suất từ 1 – 3 tấn/ha/vụ. Xây dựng 2 điểm mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa trên diện tích 12 ha tại hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long có năng suất đạt 0,5 tấn/ha/vụ. Đặc biệt hoạt động khuyến ngư phát triển nuôi tôm càng xanh đã quan tâm đến khu vực các tỉnh miềm núi phía Bắc và Tây Nguyên, đây được xem là khâu đột phá trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các địa bàn này. Mô hình trình diễn này góp phần mở rộng diện tích và nâng cao năng suất sản lượng tôm càng xanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Mô hình nuôi ao cá: đã xây dựng 9 điểm mô hình trình diễn về nuôi cá ao trên diện tích 9 ha với năng suất đạt từ 8 – 10 tấn. Trong đó tập trung vào các đối tượng nuôi co giá trị kinh tế cao như cá tra, cá basa, cá bống tượng. Đồng thời áp dụng hình thức nuôi thuỷ sản kết hợp nuôi thâm canh để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Đặc biệt đã triển khai 15 điểm nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi đơn tính trên diện tích 15 ha với mục tiêu đạt năng suất 15 tấn/ha nhằm từng bước mở rộng diện tích nuôi cá rô phi, hình thành các khả năng suất hàng hoá đáp ứng nhu cầu cung cấp nhiên liệu cho các cơ sở chế biến.

Ngoài ra chúng ta còn phối hợp với ban thanh niên nông thôn ( Trung ương đoàn TNCSHCM) trình diễn 4 điểm mô hình nuôi cá ao bán thâm canh trên diện tích 4 ha. Các điểm làm mô hình này được sự giúp đỡ và chỉ đạo kĩ thuật chặt chẽ. Mục đích của các mô hình là hướng cho thanh niên cách làm ăn mới và từng bước hoàn thiện, nhân rộng mô hình “Làng ngư nghiệp thanh niên kiểu mẫu”.

+ Mô hình nuôi cá lồng nước ngọt: Nước ta có khoảng 400.000 ha mặt nước gần hồ chứa nước nhân tạo, hồ tự nhiên, sông cụt, chưa kể đến hàng vạn ha mặt nước các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu có khả năng sử dụng nuôi cá trong lồng bè. Vì thế để khuyến khích phát triển hình thức nuôi cá lồng trên sông, hồ Công ty Khuyến ngư Trung ương đã kí hợp đồng triển khai xây dựng 4 điểm mô hình với tổng số 400 m3 lồng nuôi cá nước ngọt trên sông hồ năng suất dự kiến đạt từ 20 – 40 kg/m3 đối tương nuôi cá là cá chép lai, cá trôi, cá rô phi.

Hoạt động khuyến ngư nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên sông, hồ đã góp phần đưa tổng số lồng nuôi thuỷ sản nước ngọt năm 2004 là 13.500 chiếc.

+ Mô hình nuôi luân, xen canh cá lúa: Thực hiên chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nông, ngư dân theo tinh thần Nghị quyết 09/2000/MQ-CP, công ty Khuyến ngư Trung ương đã phối hợp và cùng khuyến ngư địa phương xây dựng các mô hình luân, xen canh cá, tôm kết hợp sản xuất nông nghiệp. Xây dựng 2 mô hình luân canh, xen canh cá, tôm trên diện tích 55 ha tại Hà Tây và Tuyên Quang. Việc xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất luân,xen canh cá, tôm, lúa đã góp phần mở rộng diện tích áp dụng sản xuất nông- ngư kết hợp, đây cũng là một hoạt động phòng trừ dịch bệnh bằng phương pháp sinh học, giảm dần việc sử dụng thuốc trừ sâu và các chất độc hại.

2.1.4. Chương trình khai thác hải sản xa bờ và bảo vệ nguồn lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước ta có trên 3.260 km ven biển với diện tích mặt biển trên 1 triệu km2 và có trên 4.000 hòn đảo với trữ lượng 3 triệu tấn cho phép khai thác

từ 1,2 –1,4 triệu tấn/ năm. Tuy nhiên với điều kiện thuận lợi như trên nước ta lại chủ yếu phát triển nghề cá nhân dân và khai thác ven bờ, ngư cụ, máy hàng hải trang bị trên tàu cũ và lạc hậu, các tàu thuyền chủ yếu hoạt động ven bờ từ 30m sâu trở vào mật độ tàu thuyền tương đối dày đặc, nguồn lợi ven biển đã khai thác vượt mức cho phép nên ngày một cạn kiệt. Còn vùng ngoài khơi – mênh mông thì lại bị bỏ trống không khai thác. Trứoc hạn chế trên Công ty Khuyến ngư Trung ương đã phối hợp với các trung tâm khuyến ngư địa phương triển khai thực hiện các mô hình .

Mô hình lưới kéo để khai thác mực nang ở Nam Định, mô hình đã được triển khai và đi vào sản xuất.

Còn tời thu lưới vây tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Trị, Thanh Hóa. Các tầu lưới vây sau khi áp dụng tời thu lưới, thời gian thu lưới giảm đi một nửa so với trước, cường độ lao động của ngư dân và nhân lực trên tàu giảm được 30%, số mẻ lưới trong ngày tăng gấp đôi, thu nhập người lao động tăng lên từ 1.5-1.7 lần so với trước.

Cải tiến lưới già đôi trên tàu khai thác hải sản xa bờ có công suất máy chính 385 CV tại Quảng Ninh.

Mô hình “nghề câu cá ngừ đại dương” mô hình đã thực hiện xong và đang đi vào sản xuất, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình phủ Composite tại Nghệ An .

Mô hình lưới vây ngày tại Quảng Nam nhằm mục đích nâng cao kinh tế của các tàu khai thác xa bờ từng bước giảm áp lực khai thác ven bờ .

2.1.5. Chương trình bảo quản ven bờ , chế biến, năng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản :

Hiện nay, nghề cá là nghề nhân dân, các hộ gia đình với mong muốn làm ra nhiều sản phẩm thuỷ sản với chất lượng cao và cơ cấu mặt hàng phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài để làm giàu cho gia đình và đất nước, đang rất cần công tác khuyến ngư để trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật quản lý kinh tế, bảo quản, vận chuyển và sơ chế trong sản phẩm sau thu hoạch, giảm thất thoát sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo tiền đề cho các bước chế biến tiếp theo nâng cao hiệu

quả kinh tế cho khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Vì thế, công ty khuyến ngư trung ương đã xây dựng được.

Mô hình cải hoán hầm lạnh, bảo quản sản phẩm thuỷ sản bằng xốp mịn, thùng nước, biển lạnh, khay nhựa trên tàu khai thác hải sản xa bờ .

Riêng các mô hình sản xuất nước từ muối biển trên tàu khai thác xa bờ được triển khai ít và chậm

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác khuyến ngư trong ngành thuỷ sản (Trang 32)