Thuyết minh

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán phòng ngừa vào điều kiện việt nam (Trang 76)

L ỜI MỞ ĐẦ U

3.2.7Thuyết minh

K ết luận chương 2

3.2.7Thuyết minh

3.2.7.1 Tng quát

Doanh nghiệp công bố bổ sung các yêu cầu trong IFRS7 như sau:

− Chiến lược quản trị rủi ro của doanh nghiệpvà cách mà nó được áp dụng để quản trị rủi ro.

− Hoạt động phòng ngừa của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng như thế nào đến số tiền, thời gian, và tính không chắc chắn dòng tiền trong tường lai.

− Ảnh hưởng mà kế toán phòng ngừa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ trình bày những yêu cầu công bố trong một ghi chú duy nhất hoặc phần riêng biệt trong báo cáo tài chính của họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không cần lập lại thông tin được trình bày nơi khác miễn là thông tin này được kết hợp bằng cách tham chiếu chéo (cross-reference) và sẵn có đối với người sử dụng của báo cáo tài chính[ED/2010/13.41]. Đối với những công bố đó yêu cầu doanh nghiệp tách biệt các loại rủi ro, mối loại rủi ro sẽ được xác định trên cơ sở tổn thất rủi ro mà doanh nghiệpquyết định phòng ngừa khi áp dụng kế toán phòng ngừa. Việc xác định này sẽ được thực hiện nhất quán [ED/2010/13..42].

3.2.7.2 Chiến lược qun tr ri ro

Doanh nghiệp nên giải thích chiến lược quản trị rủi ro của mình đối với mỗi loại tổn thất rủi ro mà họ quyết định phòng ngừa và kế toán phòng ngừa nên áp dụng [ED/2010/13.44]. Việc giải thích cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá:

− Mỗi rủi ro phát sinh như thế nào.

− Doanh nghiệp này quản trị mỗi rủi ro như thế nào bao gồm phòng ngừa một khoản mục trong toàn bộ rủi ro hoặc thành phần rủi ro của một khoản mục. − Mức độ của tổn thất rủi ro mà doanh nghiệp quản trị.

3.2.7.3 S tin, thi gian và tính không chc chn ca dòng tin trong tương lai.

Doanh nghiệp nên thuyết minh cho mỗi loại tổn thất rủi ro, thông tin định lượng cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá những tổn thất rủi ro này được quản trị trong mỗi loại rủi ro, mức độ mà mỗi tổn thất rủi ro được phòng ngừa và sự ảnh hưởng của chiến lược phòng ngừa tới mỗi loại tổn thất rủi ro[ED/2010/13.45].

Doanh nghiệp cung cấp một điểm gãy cho mỗi kỳ sau đó mà mối quan hệ phòng ngừa được dự kiến có ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ, bao gồm [ED/2010/13.46]:

− Số lượng tiền tệ hoặc số lượng khác mà doanh nghiệp này trình bày đối với mỗi rủi ro cụ thể; đối với nhóm khoản mục phòng ngừa, doanh nghiệp sẽ giải thích tổn thất rủi ro trong trường hợp của một nhóm hoặc một tình trạng thuần.

− Số tiền hoặc số lượng tổn thất rủi ro được phòng ngừa.

− Các điều khoản số lượng, cách phòng ngừa sự thay đổi tổn thất.

Đối với mỗi loại rủi ro doanh nghiệp nên thuyết minh nguồn gốc tính phòng ngừa không hiệu quả được dự kiến ảnh hưởng tới mối quan hệ phòng ngừa trong suốt kỳ của nó. Nếu các nguồn khác cuả tính phòng ngừa không hiệu quả xuất hiện trong mối quan hệ phòng ngừa thì doanh nghiệp này sẽ thuyết minh những nguồn đó và giải thích kết quả tính không hiệu quả phòng ngừa.[ED/2010/13.46,47]

3.2.7.4 nh hưởng ca kế toán phòng nga lên báo cáo tài chính ban đầu

9 Công cụ phòng ngừa

Doanh nghiệp thuyết minh theo dạng bảng biểu với các số tiền sau đây liên quan đến các khoản mục được chỉ định là công cụ phòng ngừa riêng biệt theo loại rủi ro đối với từng loại phòng ngừa [ED/2010/13.49]:

− Giá trị ghi sổ của công cụ phòng ngừa, tách tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính riêng biệt.

− Giá trị danh nghĩa hoặc số lượng khác liên quan đến công cụ phòng ngừa. 9 Khoản mục được phòng ngừa

Doanh nghiệp thuyết minh dạng bảng biểu các số tiền sau đây liên quan đến khoản mục được phòng ngừa theo loại rủi ro đối với từng loại phòng ngừa [ED/2010/13.50].

Bảng 3: Thuyết minh dạng bảng biểu theo từng loại phòng ngừa

Phòng ngừa giá trị hợp lý

− Giá trị ghi sổ của khoản lãi hoặc lỗ lũy kế trên khoản mục được phòng ngừa đươc trình bày trong dòng riêng biệt trên báo cáo tài chính, tách biệt tài sản và nợ phải trả tài chính.

− Số dư còn lại trong báo cáo tài chính của bất kỳ phòng ngừa nào đối với kế toán phòng ngừa bị dừng ghi nhận. Phòng ngừa dòng

tiền và phòng ngừa khoản đầu tư thuần nước ngoài.

− Số dư phòng ngừa dòng tiền tích lũy tiếp tục phòng ngừa sẽ được phân loại lại khi khoản mục được phòng ngừa ảnh hưởng tới lãi hoặc lỗ.

− Số dư trong dự trữ phòng ngừa dòng tiền đối với kế toán phòng ngừa được phân loại lại khi khoản mục được phòng ngừa ảnh hưởng tới lãi hoặc lỗ.

9 Sự thay đổi trong kỳ báo cáo

Một doanh nghiệp nên thuyết minh theo dạng bảng biểu các số tiền sau đây một cách riêng biệt theo loại rủi ro đối với từng loại phòng ngừa[ED/2010/13.51]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4: Thuyết minh ảnh hưởng đến báo cáo lãi lỗ theo từng loại phòng ngừa Tất cả các loại phòng

ngừa

− Sự thay đổi trong giá trị của công cụ phòng ngừa ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác.

− Tính không hiệu quả phòng ngừa ghi nhận vào lãi hoặc lỗ.

− Diễn giải của dòng khoản mục trong báo cáo thu nhập tổng hợp khác mà tính hiệu quả không phòng ngừa được cộng vào.

Phòng ngừa giá trị hợp lý

− Thay đổi giá trị khoản mục được phòng ngừa

Phòng ngừa dòng tiền và phòng ngừa khoản đầu tư thuần nước ngoài.

− Đối với phòng ngừa tình trạng thuần, khoản lãi hoặc lỗ phòng ngừa ghi nhận vào dòng khoản mục riêng biệt trong báo cáo thu nhập tổng hợp khác. − Số tiền được phân loại lại từ dự trữ phòng ngừa

dòng tiền vào lãi hoặc lỗ như là một khoản điều chỉnh phân loại lại phân biệt giữa số tiền mà kế toán phòng ngừa được sử dụng trước đó nhưng không còn được dự kiến phát sinh và số tiền mà được chuyển đổi bởi vì khoản mục được phòng ngừa ảnh hưởng tới lãi hoặc lỗ.

− Dòng khoản mục này trong báo cáo thu nhập tổng hợp khác ảnh hưởng bởi khoản điều chỉnh phân loại lại này.

3.2.8 Dừng kế toán phòng ngừa

9 Tái cân bằng mối quan hệ phòng ngừa

Nếu một mối quan hệ phòng ngừa không còn đáp ứng mục tiêu của việc đánh giá tính hiệu quả phòng ngừa, nhưng mục tiêu quản trị rủi ro của doanh nghiệp này không thay đổi và mối quan hệ này tiếp tục đạt được chứ không phải là bù trừ ngẫu nhiên (accidental offset) thì doanh nghiệp này được yêu cầu để tái cân bằng mối quan hệ này bằng sự điều chỉnh tỷ lệ phòng ngừa[ED/2010/13.23]. Bằng việc điều chỉnh tỷ lệ phòng ngừa, một doanh nghiệp được phép bù đắp sự thay đổi trong mối quan hệ này giữa công cụ phòng ngừa và khoản mục được phòng ngừa phát sinh từ tài sản cơ sở hoặc biến rủi ro. Khoản điều chỉnh này cho phép doanh nghiệp tiếp tục mối quan hệ phòng ngừa khi mối quan hệ giữa công cụ phòng ngừa và khoản mục phòng ngừa thay đổi mà có thể được bù đắp đối với việc điều chỉnh tỷ lệ phòng

ngừa[ED/2010/123.B48]. Không phải mỗi sự thay đổi trong mức độ bù trừ tạo thành một sự thay đổi trong mối quan hệ giữa công cụ phòng ngừa và khoản mục được phòng ngừa và doanh nghiệp này sẽ xác định bất kể sự thay đổi trong việc bù đắp này là[ ED/2010/13.B50]:

− Giao động quanh tỷ lệ phòng ngừa mà còn hợp lệ.

− Chỉ ra rằng tỷ lệ phòng ngừa này không còn phản ánh phù hợp mối quan hệ giữa công cụ phòng ngừa và khoản mục được phòng ngừa.

9 Dừng kế toán phòng ngừa

Một doanh nghiệp dừng kế toán phòng ngừa sau đó chỉ khi mối quan hệ phòng ngừa không đáp ứng tiêu chuẩn sau khi thực hiện việc tái cân bằng quan hệ phòng ngừa này. Không được phép dừng khi tiêu chuẩn vẫn còn được đáp ứng[ED/2010/13.24]. Nếu một doanh nghiệp ngừng mối quan hệ phòng ngừa thì nó có thể chỉ định một mối quan hệ phòng ngừa mới mà liên quan đến công cụ phòng ngừa hoặc khoản mục được phòng ngừa nhưng sự chỉ định đó tạo thành một sự bắt đầu một mối quan hệ phòng ngừa mới[ED/2010/13.B66].

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1 Đối với cơ quan nhà nước

9 Tiếp tục rà soát và cải thiện nội dung của chuẩn mực kế toán, chỉnh sửa và bổ sung những điểm không nhất quán với IFRS. Do chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên IAS trước 2003 đến nay chuẩn mực kế toán Việt Nam không chỉnh sửa theo sự thay đổi của IFRS. Tiếp tục ban hành các chuẩn mực kế toán cần thiết cho sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế bao gồm các chuẩn mực như chuẩn mực về công cụ tài chính, chuẩn mực kế toán phòng ngừa. Các chuẩn mực kế toán này rất phức tạp nên quá trình ban hành cần tiến hành từng bước trong khoảng thời gian đủ để hiểu những nội dung của IAS và xác định áp dụng tại Việt Nam như thế nào.

Cần thiết xây dựng Ban chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASB) chịu tránh nhiệm các dự thảo chuẩn mực kế toán trình Bộ tài chính Ban hành. Dựa vào kinh nghiệm quốc tế (Như Vương quốc Anh và Mỹ) và các tính huống cụ thể VASB nên thiết lập 3 ban bổ sung như sau:

− Ủy ban tư vấn chuẩn mực kế toán có tránh nhiệm thiết lập chiến lược, kế hoạch và giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán.

− Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán có trách nhiệm nghiên cứu và dự thảo chuẩn mực trình Ủy ban chuẩn mực kế toán.

− Ủy ban hướng dẫn chuẩn mực kế toán có tránh nhiệm ban hành hướng dẫn chuẩn mực kế toán.

3.3.2 Đối với tổ chức nghề nghiệp và đội ngũ kế toán

Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS được xem là rất phức tạp ngay cả ở những nước phát triển.Kế toán Việt Nam gặp phải những khái niệm kế toán mới và phương pháp xử lý kế toán mới chưa có trong hệ thống kế toán Việt Nam. Ngoài ra phương pháp xử lý kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS dựa trên bản chất của giao dịch cho nên yêu cầu kế toán có đủ để điều chỉnh và ước tính. Vi vậy Việt Nam cần phát triển đổi ngũ kế toán chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đạt được sự công nhận của khu vực và quốc tế. Kết hợp đào tạo kế toán trong và ngoài nước không chỉ ở các trường đại học mà thông qua các tổ chức nghề nghiệp.Ngoài ra, chúng ta nên học những kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo kế toán thúc đẩy sự hài hòa về đào tạo kế toán vương xa hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán phòng ngừa đối với NHTM nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung tập trung vào mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trong giai đoạn đầu đến 2015, các giải pháp tập trung vào hoàn chỉnh nguyên tắc kế toán về phòng ngừa theo IAS/IFRS. Giai đoạn từ 2015-2020 xây dựng chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mực kế toán phòng ngừa bám sát theo chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm đảm bảo có khuông mẫu lý thuyết về kế toán phòng ngừa.

Ngoài ra, bộ tài chính phối hợp với các ban ngành ban hành các môi trường hoạt động tài chính nhằm làm phát triển các công cụ phòng ngừa đáp ứng cho nhu cầu các doanh nghiệp hơn hiện nay.

KT LUN

Phòng ngừa là một hoạt động tất yếu của Ngân hàng nói riêng và hệ thống doanh nghiệp nói chung cùng với xu thế hội nhập Việt Nam không nằm ngoài xu thế tất yếu này. Trước nhu cầu này đặt ra cho Bộ tài chính cũng như các ban ngành có liên quan cần phải có văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn tạo hành lang pháp lý về các nguyên tắc kế toán để hạch toán các hoạt động phòng ngừa nhằm gia tăng thông tin công bố trên báo báo cáo tài chính từ đó các bên liên quan có khả năng tốt hơn trong việc đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp.

Để đánh giá thực trạng kế toán hoạt động phòng ngừa của các doanh nghiệp Việt Nam hiện này, tác giả lựa chọn khảo sát BCTC đã kiểm toán của 8 NHTM và 30 doanh nghiệp thuộc VN30. Việc đánh giá thực trạng kế toán phòng ngừa trên hai khía canh: một là sự hòa hợp về lý thuyết, hai là sự hòa hợp về thực tiễn thực hành kế toán. Mỗi khía cạnh tác giá đánh giá trên theo tiêu chí về nguyên tắc chung kế toán phòng ngừa, chỉ định công cụ phòng ngừa, chỉ định khoản mục được phòng ngừa, đánh giá tính hiệu quả của phòng ngừa và dừng kế toán phòng ngừa. Kết quả về sự hòa hợp về việc lý thuyết thì Bộ tài chính cũng như Ngân hàng Trung ương có ban hành nhưng chưa đầy đủ các qui định về kế toán hoạt động phòng ngừa tương đồng với IAS/IFRS(ban thông tư 2010 về phần thuyết minh công kế toán phòng ngừa); về khía cạnh thực hành kế toán phòng ngừa của các ngân hàng Thương mại và các doanh nghiệp trong VN30 chỉ với số ít chỉ định chính thức công cụ tài chính phái sinh làm công cụ phòng ngừa, hạch toán kế toán thuyết minh chưa rõ ràng các NHTM và một số doanh nghiệp trong VN30 chỉ mới thuyết minh được một phần của kế toán phòng ngừa như là chính sách và cách thức phát sinh rủi ro và quản trị rui ro.

Kế toán hoạt động phòng ngừa có nội dung rất phức tập vì vậy các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động phòng ngừa cần được định hướng và tiến hành từ thấp đến cao có thể chia thành hai gian đoạn như sau: Giai đoạn từ nay đến 2015 bộ tài chính cần ban hành lần lượt các nguyên tắc kế toán về hoạt động phòng ngừa; giai

đoạn sau từ 2015-2020 chúng ta xây dựng hoàn chỉnh bộ chuẩn mục kế toán phòng ngừa bám sát theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS nhằm đáp ứng chất lượng thông tin BCTC được công bố cho các bên sử dụng hiệu quả hơn.

TÀI LIU THAM KHO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ tài chính, 2009. Thông tư 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin

đối với công cụ tài chính, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2009.

2. Bộ tài chính, 2010. Thông tư dự thảo Hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh.

3. Đinh Thanh Lan, 2009. Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đặng Thái Hùng, 2008. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Định hướng hoàn thiện trong thời gian tới. Tạp chí kế toán, số 71, trang 7-11.

5. Đoàn Xuân Tiên, 2008. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Những vấn đề tiếp tục hoàn thiện. Tạp chí kế toán, số 6, trang 38-41.

6. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2009. Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các

ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Ngọc Trang & cộng sự, 2007. Quản trị rủi ro tài chính. Nhà xuất bản Thống kê.

8. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010. IFRS -Những thay đổi so với IAS 39 và tác động đến kế toán các NHTM. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 52.

9. Ngân hàng nhà nước, 2007. Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Chếđộ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín

dụng.

10. Ngân hàng nhà nước, 2006. Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN, ban hành ngày 10/07/2006.

11. Ngân hàng nhà nước, 2006. Công văn số7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của NHNN.

12. Phạm hoài Hương, 2010. Mức độ hài hòa chuẩn mực kế toán Viêt Nam và Quốc tế. Tạp chí khoa học và công nghệ. Đại học Đà Nẵng số 5(40). 13. Phạm Thị Hoàng Anh, 2007. Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong

phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam. Kỷ yếu khoa học Thị

trường phái sinh ở Việt Nam. Hà nội: NXB Văn hóa – Thông tin.

14. Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc. Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng nguyên nhân và định hướng phát triển.

http://www.sav.gov.vn/1500-1-ndt/su-hoa-hop-giua-chuan-muc-ke-toan-

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán phòng ngừa vào điều kiện việt nam (Trang 76)