Sư hài hòa giữa qui định kế toán Việt Nam và chuẩn mựckế toánquốc

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán phòng ngừa vào điều kiện việt nam (Trang 58)

L ỜI MỞ ĐẦ U

2.4.1Sư hài hòa giữa qui định kế toán Việt Nam và chuẩn mựckế toánquốc

Tổng hợp nội dung thuyết minh chính sách phòng ngừa rủi ro trên Thuyết minh BCTC của các NHTM và doanh nghiệp thuộc VN30 nhận thấy:

Trong 8 ngân hàng khảo sát thì có 4/8 có sử dụng công cụ tài chính phái sinh làm công cụ phòng ngừa, ngoài ra trong VN30 chỉ có tập đoàn Masan sử dụng hợp đồng kỳ hạn phòng ngừa rủi ro ngoại tệ. Điều này cho thấy rằng hầu hết ngân hàng có sự vận dụng công cụ tài chính phái sinh cho hoạt động phòng ngừa hơn các ngành khác. Tính đến năm 2009, theo số liệu khảo sát tại 12 NHTM thì chưa có NH nào thực hiện kế toán phòng ngừa rủi ro (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2009). Điều này chứng tỏ các NH đã có sự am hiểu hơn về tác dụng và cách sử dụng CCTCPS vào hoạt động phòng ngừa.

2.4 ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA TẠI VIỆT NAM

2.4.1 Sư hài hòa giữa qui định kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. tế.

Việc nghiên cứu các chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính vẫn chưa hoàn thành, hiện nay việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về CCTCPS – chỉ mới dừng lại ở các văn bản pháp lý, đặc biệt Bộ Tài chính cũng có giải pháp trước mắt là ban hành Thông tư 210/2009/TT – BTC ngày 6/11/2009: hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính.

− Nội dung Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN về việc thuyết minh chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính gồm chính sách, hạn mức rủi ro, công cụ sử dụng để quản lý rủi ro, điều này cho thấy đã có quy định về việc sử dụng kế toán phòng ngừa rủi ro phù hợp với quy định về nội dung này trong IAS 39 và dự thảo của IFRS 9.

− Thông tư 210 cũng hướng dẫn thuyết minh về nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro theo IFRS 7, dù chỉ là các yêu cầu về thuyết minh nhưng cũng phản ánh được một số nội dung của kế toán phòng ngừa rủi ro, đó là phải xác định được: loại phòng ngừa (phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý, phòng ngừa rủi ro luồng tiền hay phòng ngừa rủi ro khoản đầu tư thuần vào các hoạt động ở nước ngoài), công cụ phòng ngừa, khoản mục được phòng ngừa; tuy nhiên vì Thông tư này liên quan đến IAS 32 và IFRS 7 nên nó không có nguyên tắc kế toán phòng ngừa và hướng dẫn định khoản các nghiệp vụ.

Thông tư 210/2009/TT-BTC hướng dẫn chuẩn kế toán quốc tế IAS 32, IFRS 7 và một số các qui định về kế toán phòng ngừa trong IAS 39. Cho nên, ngoài việc nhận định sự hài hòa qui định hiện hành của Việt Nam như trên, tác giả cũng đánh giá một số nhược điểm của IAS 39 trên các khía cạnh như sau:

IAS39 thiếu đi những nguyên tắc chung tổng thể trong yêu cầu kế toán phòng ngừa. Kế toán phòng ngừa là một ngoại lệ đối với nguyên tắc ghi nhận và đo lường thông thường và IAS39 cho phép các ngoại lệ ngày bằng việc qui định, hạn chế và các kiểm trả ngưỡng (Bright -line).Thiếu những nguyên tắc cùng với các qui tắc (đôi khi xung đột nhau) chính là nguồn gốc tạo ra sự phức tạp trong các yêu cầu kế toán phòng ngừa của IAS39 [E&Y, 2010].

9 Mục tiêu phòng ngừa

IAS 39 không cung cấp mục tiêu đối với kế toán phòng ngừa, nhưng thay vào đó nó trình bay những qui định khác nhau và hạn chế trường hợp kế toán phòng ngừa được áp dụng. IAS39 yêu cầu “mục tiêu quản trị rủi ro” trong tài liệu phòng ngừa.Tuy nhiên bởi vì không có qui định liên quan đến công cụ phòng ngừa, khoản

mục được phòng ngừa và những loại phòng ngừa nào đáp ứng tiêu chuẩn cho nên chiến lược quản trị rủi ro thực sự của doanh nghiệp rất khó đối với mục đích kế toán. Vì vậy, tài liệu về mục tiêu quản trị rủi ro thường là một mô tả chung và được giải thích cho mục tiêu kế toán phòng ngừa (tránh sự biến động lãi hoặc lỗ) chứ không phải là một chiến lược kinh tế cho mục đích của quản trị rủi ro phòng ngừa. Hiện tại, kế toán phòng ngừa theo IAS39 không thiết lập mục tiêu phản ánh được chiến lược quản trị rủi ro của doanh nghiệp trong báo cáo tài chính của họ. Nhiều doanh nghiệp mong đợi báo cáo tài chính phản ánh tính kinh tế của công cụ tài chính phái sinh và các giao dịch phòng ngừa.

9 Chỉ định công cụ phòng ngừa: IAS39 còn một số hạn chế sau:

− Chỉ áp dụng đối với những loại công cụ phòng ngừa mà được sử dụng trong mối quan hệ phòng ngừa.

9 Chỉ định khoản mục được phòng ngừa: IAS39 có một số hạn chế sau:

− Các khoản mục phi tài chính chỉ có thể được phòng ngừa toàn bộ hoặc chỉ đối với rủi ro ngoại tệ.

− Công cụ tài chính phái sinh không cho phép là khoản mục được phòng ngừa.

− Thành phần rủi ro của các khoản mục phi tài chính kể cả khi chúng được hợp đồng cụ thể thì vẫn không là thành phần rủi ro phù hợp. Lý do chỉ ra sự hạn chế trong IAS 39 là không cho phép thành phần rủi ro là một tỷ lệ của tài sản hoặc nợ phải trả được chỉ định là khoản mục được phòng ngừa với một rủi ro sẽ làm thỏa hiệp các nguyên tắc của việc xác định khoản mục được phòng ngừa và kiểm tra tính hiệu quả bởi vì phần được chỉ định để tính không hiệu quả phát sinh [ED/2010/13.BC53].

Theo chuẩn mực IAS39 xử lý các khoản mục tài chính và phi tài chính thì khác nhau đối với thành phần rủi ro được chỉ định khoản mục được phòng ngừa.Những qui định này gây ra tính không nhất quán giữa chiến lược quản trị rủi ro và kế toán

phòng ngừa.Điều này được tác giả đề xuất điều chỉnh trong chương 3 phần chỉ định khoản mục được phòng ngừa.

9 Đánh giá tính hiệu quả

IAS 39 thiết lập một ngưỡng cho mối quan hệ phòng ngừa đáp ứng tiêu chuẩn.Điều này dẫn đến kế toán phòng ngừa tùy ý và phiền hà. Ngoài ra một ngưỡng 80- 125% nếu không đạt sẽ dừng kế toán phòng ngừa và quản trị rủi ro. Vì vậy rất khó để giải thích với người sử dụng báo cáo tài chính. Vì thế nên đề xuất mô hình trên cơ sở mục tiêu hơn là đặt ra ngưỡng 80-125% như trong qui định của IAS 39.

9 Phòng ngừa nhóm và tình trạng thuần

− IAS39, nhóm tình trạng gộp là một khoản mục được phòng ngừa nếu (i) các khoản mục riêng lẻ trong nhóm chia sẻ những tổn thất rủi ro được phòng ngừa và (ii) sự thay đổi gía trị hợp lý đối với mỗi khoản mục riêng biệt trong nhóm tỷ lệ thuận với sử thay đổi giá trị hợp lý của nhóm.

− IAS39 không cho phép phòng ngừa nhóm tình trạng thuần (net position) − Thành phần lớp của tình trạng gộp cho phép chỉ đối với các giao dịch dự

kiến.

9 Kế toán giá trị hợp lý

− Theo IAS39 toàn bộ sự thay đổi giá trị hợp lý của công cụ phòng ngừa và khoản mục được phòng ngừa được ghi nhận trực tiếp vào báo cáo lãi hoặc lỗ. Điều này được tác giả đề xuất điều chỉnh trong chương 3 phần giải pháp hạch toán kế toán.

− Theo IAS39 sự thay đổi giá trị hợp lý của khoản mục được phòng ngừa đối với rủi ro được phòng ngừa được ghi nhận như là một khoản điều chỉnh đối với khoản mục được phòng ngừa; vì vậy khoản mục được phòng ngừa được báo cáo theo số tiền mà không phải là nguyên giá phân bổ cũng không phải là giá trị hợp lý. Điều này được tác giả đề xuất điều chỉnh trong chương 3 phần trình bày khoản mục được phòng ngừa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán phòng ngừa vào điều kiện việt nam (Trang 58)