0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hoàn thiện qui định kế toán phòng ngừa

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM (Trang 74 -74 )

L ỜI MỞ ĐẦ U

K ết luận chương 2

3.2.6 Hoàn thiện qui định kế toán phòng ngừa

9 Kế toán phòng ngừa giá trị hợp lý

Theo đánh giá nhược điểm của IAS 39 trong chương 2 tác giả đưa ra giải pháp xử lý như sau:

− Lãi hoặc lỗ tái đo lường công cụ phòng ngừa ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác

− Khoản lãi hoặc lỗ của khoản mục được phòng ngừa được ghi nhận là một tài sản hoặc khoản nợ phải trả và được trình bày trên dòng riêng biệt trên báo cáo tài chính và trong thu nhập tổng hợp khác. Dòng riêng biệt này được trình bày trong phần tài sản (nợ phải trả) đối với các kỳ báo cáo mà khoản mục được phòng ngừa là một tài sản ( nợ phải trả).

− Dòng khoản mục riêng biệt này trình bày sự điều chỉnh đo lường của khoản mục được phòng ngừa chứ không phải là tài sản hoặc nợ phải trả vốn có của nó.

9 Hoàn thiện kế toán phòng ngừa dòng tiền.

Sơ đồ 4: Hoàn thiện kế toán phòng ngừa dòng tiền

9 Hoàn thiện kế toán phòng ngừa khoản đầu tư nước ngoài

Sơ đồ5: Hoàn thiện hạch toán kế toán phòng ngừa khoản đầu tư nước ngoài

*Số tiền chuyển ra từ vốn chủ trong cùng kỳ mà sự thay đổi tương ứng lãi hoặc lỗ phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính hoạt động nước ngoài được ghi nhận vào thu nhập thuần.

Phòng ngừa khoản đầu tư thuần từ hoạt động nước ngoài bao gồm phòng ngừa các khoản mục tiền tệ mà được hạch toán là một phần của đầu tư thuần được hạch toán tương tự phòng ngừa dòng tiền:

− Phần lãi hoặc lỗ công cụ phòng ngừa được xác định là phòng ngừa có hiệu quả được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác.

− Phần phòng ngừa không hiệu quả sẽ ghi nhận vào lãi hoặc lỗ. 9 Phân loại lại

− Khi một hoạt động nước ngoài được phòng ngừa bị hủy bỏ thì số tiền được phân loại lại vào lãi hoặc lỗ là khoản điều chỉnh phân loại lại. Số tiền này là khoản lãi hoặc lỗ lũy kế công cụ phòng ngừa được xác định là có hiệu quả phòng ngừa.

− Số tiền được phân loại lại vào lãi hoặc lỗ từ khoản dự trữ chuyển đổi ngoại tệ trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ đối với khoản đầu tư thuần nước ngoài theo chuẩn mực IAS 21 đoạn 48 thì số tiền này được cộng vào khoản dự trữ chuyển đổi ngoại tệ của công ty mẹ đối với khoản đầu tư nước ngoài đó. Trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ sau cùng, số tiền thuần tổng hợp được ghi nhận vào dự trữ chuyển đổi ngoại tệ đối với tất cả các hoạt động nước ngoài thì không ảnh hưởng bởi phương pháp hợp nhất. Tuy nhiên, công ty mẹ sau cùng có sử dụng phương pháp hợp nhất trực tiếp hay phương pháp từng bước có thể ảnh hưởng số tiến được cộng vào khoản dự trữ chuyển đổi ngoại tệ của nó đối với một doanh nghiệp hoạt động nước ngoài. Sử dụng phương pháp hợp nhất từng bước có thể dẫn đến việc phân loại lại vào lãi hoặc lỗ của khoản tiền chênh lệch từ việc sử dụng đó để xác định tính hiệu quả phòng ngừa. khoản chênh lệch này có thể bị loại trừ bằng cách xác định số tiền này liên quan đến khoản đầu tư nước ngoài đó mà tăng lên nếu sử dụng phương pháp hợp nhất trực tiếp.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM (Trang 74 -74 )

×