2.3.1.1. Phương pháp thu mẫu buồng trứng và trứng lợn non
Dụng cụ lấy mẫu được chuẩn bị sẵn từ phòng thí nghiệm gồm có panh, kéo, găng tay, túi nilon sạch và bình ổn nhiệt chứa nước có nhiệt độ từ 35 – 37oC.
Tại lò mổ lợn, buồng trứng được thu ngay sau khi con vật bị giết. Dùng panh kẹp buồng trứng và kéo để cắt buồng trứng cho vào túi nilon buộc kín và để trong bình ổn nhiệt. Trứng sau khi thu được vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm trong vòng 1 giờđến 1 giờ 30 phút tính từ lúc con vật bị giết.
Buồng trứng sau khi thu vềđược tách các mạch máu và rửa trong nước muối sinh lý ở 37oC từ 3 – 4 lần. Sau đó tiến hành thu trứng bằng phương pháp rạch nang
để giải phóng tế bào trứng khỏi nang trứng.
Cách tiến hành rạch nang, thu trứng:
Cho buồng trứng vào đĩa nhựa petri vô trùng, dùng dao vô trùng rạch nang. Dịch lỏng thu được cho vào ống 12 ml để lắng trong tủ ấm 37oC khoảng 5 phút. Dùng pipet 1000 µl hút loại bỏ phần dịch bên trên rồi hút lấy phần lắng ở đáy cho vào đĩa Petri. Dùng nước rửa trứng cho cùng vào đĩa Petri để cho phần lắng hòa lẫn với nước rửa trứng PBS, sau đó tiến hành thu trứng dưới kính hiển vi soi nổi bằng bộ dây và kim hút có đường kính thích hợp. Trứng được rửa lại 3 – 4 lần trong dung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 dịch rửa trứng ở 37o C, rồi tiếp tục được rửa lại 3 lần trong 3 giọt môi trường nuôi thành thục trước khi chuyển vào môi trường nuôi trứng chính thức. Thu những trứng đạt chất lượng tốt cho nghiên cứu đông lạnh.
Phân tách buồng trứng Rạch nang
Tìm và thu trứng dưới kính hiển vi soi nổi Tế bào trứng thu được
Hình 2.2. Phương pháp rạch nang và thu trứng
2.3.1.2. Phương pháp phân loại chất lượng trứng
Tế bào trứng thu được sẽ phân loại trước khi tiến hành thí nghiệm. Tế bào trứng được phân loại dựa vào hình dáng, kích thước trứng, độ dày của lớp tế bào cumulus còn gọi là tế bào gờ trứng bao quanh trứng. Theo phương pháp của các tác giả Mayes (2002) và De Loos et al. (1989), TBT gồm 3 loại A, B, C. Loại A - có nhiều hơn 5 lớp tế bào cumulus bao quanh, liên kết chặt chẽ với nhau, bào tương trứng đồng nhất, có thể trông thấy vùng tối ngoại vi; Loại B - còn khoảng 3 lớp tế
bào cumulus bao quanh, liên kết chặt chẽ với nhau, bào tương trứng có ít hạt; Loại C - lớp tế bào cumulus hầu như không còn hoặc chỉ còn bao quanh một phần màng trong suốt, chúng liên kết rời rạc. (Hình 2.3)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
Hình 2.3. Phân loại tế bào trứng theo Mayes (2002)
Sau khi phân loại chỉ dùng tế bào trứng loại A và B để tiến hành đông lạnh và nuôi thành thục.