Kết quả tác động của nồng độ chất bảo quản trong môi trường đông lạnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đông lạnh trứng lợn non và nuôi thành thục trứng sau đông lạnh (Trang 49)

Sau khi đông lạnh và rã đông, kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.3. Chúng tôi thấy rằng trứng được xử lý 30 phút trong môi trường cân bằng (CB – 7,5% EG) và 1 phút ở môi trường thủy tinh hóa (TTH – 15% EG + 0,25M sucrose)

ở nhiệt độ phòng (nhóm 2) trước khi cho vào ni tơ lỏng có tỷ lệ sống và tỷ lệ thành thục sau nuôi cao nhất, đạt 86,98% và 61,50% và trứng được xử lý trong môi trường cân bằng (CB – 5% EG) và 1 phút ở môi trường thủy tinh hóa (TTH – 15% EG + 0,25M sucrose) ở nhiệt độ phòng (nhóm 1) trước khi cho vào ni tơ lỏng có tỷ

lệ trứng có hình thái bình thường và tỷ lệ thành thục sau nuôi thấp nhất, chỉ đạt 91,67% và 48,84%. Ở nhóm 5 (CB – 7,5% EG và TTH – 20% EG + 0,25M sucrose) cho tỷ lệ trứng sống thấp nhất chỉđạt 51,03% và tỷ lệ trứng thành thục sau nuôi đạt không cao (52,70%).

Các kết quả ở trong bảng 3.3 cho thấy có sự tương đồng với các nghiên cứu của các công bố trước đây. Huang and Holtz (2002), đã thử nghiệm tác động của chất bảo quản khác nhau và nồng độ của các chất này lên khả năng phát triển của tế

bào trứng lợn ở các giai đoạn GV và MII. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có cái nào trong số những tế bào trứng phát triển tới thành thục hoặc phân cắt sau khi được xử lý ở môi trường đông lạnh nhanh có nồng độ cao. Bali Papp et al. (2005), cho thấy sau khi thủy tinh hóa, màng GV đã bị hư hại trong hầu hết các tế bào trứng. Varga et al. (2006), đã chứng minh rằng các tế bào trứng có tế bào bao quanh nang có tỷ lệ sống sót tốt hơn so với các tế bào trứng trần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Bảng 3.3. Tác động của nồng độ chất bảo quản lên tỷ lệ sống và phát triển của trứng lợn non Nhóm nghiên cứu Số trứng xử lý (trứng) Số trứng có hình thái bình thường Số trứng sống Số trứng thành thục sau nuôi SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Nhóm 1 156 143 91,67c±2,64 86 60,14b±0,97 42 48,84d±0,68 Nhóm 2 226 215 95,13a±5,18 187 86,98a±4,46 115 61,50a±1,95 Nhóm 3 157 146 92,99c±1,85 84 57,53b±0,49 45 53,57c±0,84 Nhóm 4 135 127 94,07b±0,93 68 53,54c±0,51 40 58,82b±0,55 Nhóm 5 152 145 95,39b±0,95 74 51,03c±0,37 39 52,70c±0,80

Thí nghiệm được lặp lại 5 lần, giá trị trong cùng một cột với các chữ cái khác nhau

là khác nhau có ý nghĩa (p <0,05).

Đồ thị 3.2. Tác động của nồng độ chất bảo quản lên sự sống và phát triển của trứng lợn non

Tuy nhiên, Somfai et al. (2009), bằng cách thụ tinh ống nghiệm tế bào trứng

đông lạnh nang ở giai đoạn GV, báo cáo rằng tế bào trứng có thể phát triển đạt MII và giai đoạn phôi nang. Vì vậy, các tế bào trứng lợn ở các giai đoạn phân bào giảm nhiễm khác nhau đáp ứng nếu có môi trường đông lạnh phù hợp. Trong nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 này, chúng tôi đã khảo sát cả nồng độ cân bằng và nồng độ môi trường đông lạnh. Trứng có hình thái bình thường và tỷ lệ trứng thành thục sau nuôi in vitro thấp nhất

ở nhóm 1, chỉđạt 48,84%. Tuy nhiên, tỷ lệ trứng sống và trứng thành thục không có sự khác biệt ở 3 nhóm là nhóm 3,4 và 5, nhưng tỷ lệ trứng thành thục sau nuôi ở

nhóm 3 và 5 thấp hơn nhóm 4.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đông lạnh trứng lợn non và nuôi thành thục trứng sau đông lạnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)