Kết quả đánh giá khả năng thành thục theo chất lượng trứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đông lạnh trứng lợn non và nuôi thành thục trứng sau đông lạnh (Trang 45)

Những trứng đảm bảo chất lượng được đem đi nuôi cấy, sau 44-48 giờ tiến hành loại bỏ lớp cumulus bằng cách vortex với hyaluronidase 0,1%. Thí nghiệm

được tiến hành 10 lần, sự thành thục của trứng được quan sát dưới kính hiểm vi soi nổi với độ phóng đại 100 – 400 lần, kết quảđược ghi nhận ở bảng 3.2 và đồ thị 3.1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Bảng 3.2. Kết quả nuôi thành thục trứng lợn non Lần TN Số trứng nuôi (trứng)

Trứng sống sau nuôi Trứng thành thục sau nuôi Số lượng (trứng) Tỷ lệ (%) Số lượng (trứng) Tỷ lệ (%) 1 52 50 96,15 33 63,46 2 60 57 95,00 25 41,67 3 68 63 92,65 44 64,71 4 50 48 96,00 32 64,00 5 32 29 90,63 18 56,25 6 62 58 93,55 42 67,74 7 42 40 95,24 27 64,29 8 51 47 95,16 30 58,82 9 45 42 93,33 28 62,22 10 60 57 95,00 41 68,33 Tổng 522 491 94,27 ± 0,54 320 61,15 ± 2,45 Đồ thị 3.1. Kết quả nuôi thành thục trứng lợn non

Sau 10 lần thí nghiệm, tổng sốđã chọn được 522 trứng tốt dùng để nuôi. Sau 44 – 48 giờ nuôi cấy có 491 trứng sống, đạt tỷ lệ trung bình 94,27% và có 320 trứng thành thục, đạt tỷ lệ 61,15%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

a) b)

Hình 3.2. Trứng lợn sau khi nuôi invitro:

a) trứng bông tơi (20X), b) trứng thành thục (mũi tên đen- thể cực thứ nhất) (PB1) (40X)

Hình 3.3. Trứng sống sau khi nuôi invitro (trứng và tế bào cận noãn đều sống sau khi nuôi in vitro) (20X)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiệp và cs. (2013), đã đánh giá kích thước nang buồng trứng lợn có ảnh hưởng tới sự phát triển tiếp theo của trứng lợn sau thụ tinh

ống nghiệm, trứng thu từ những nang có kích thước >3 mm cho tỷ lệ phôi nang cao hơn (27,05%) so với trứng thu từ nang có kích thước 2-3 mm (9,95%). Nang trứng lợn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 có kích thước từ 3mm trở lên có chất lượng và kết quả nuôi thành thục tốt hơn đạt 60,8%, so với trứng thu từ nhóm nang 2-3mm chỉđạt 27,6% (Nguyễn Văn Lâm và cs., 2013). Theo nghiên cứu của Elisa et al. (2013) về ảnh hưởng của Resveratrol trên trứng lợn trưởng thành, thấy rằng khi bổ sung 2 µM Resveratrol trong quá trình IVM cho tỷ lệ trứng sống, trứng thành thục và trứng thái hóa lần lượt là 78,7%,; 15,3% và 6%; trong quá trình ủ làm ấm 2h cho tỷ lệ trứng sống, trứng thành thục và trứng thái hóa lần lượt là 83,1%; 16,9% và 0%; khi bổ sung 2 µM Resveratro trong tất cả các bước cho tỷ lệ trứng sống đạt 81,6; trứng thành thục đạt 17,6% và trứng thái hóa 0,9%.

Qua đó ta thấy rằng tỷ lệ trứng lợn non sống sau nuôi là rất cao, còn tỷ lệ

trứng thành thục sau nuôi so sánh với một số kết quả được nghiên cứu thì thấy kết quả nuôi thành thục trứng lợn của chúng tôi không có sự khác biệt mấy, như theo nghiên cứu của một số tác giả: Nguyễn Thị Phương Hiền (2007), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ đến thành thục trứng lợn cho thấy ở mùa Xuân, tổng số

trứng đưa vào nuôi thành thục 550 trứng thì có 318 trứng chín, đạt tỷ lệ 58,00%; còn mùa Hè, tổng số trứng đưa vào nuôi 2.074 trứng, trứng thành thục sau nuôi là 1.371 trứng, đạt tỷ lệ 66,10%. Hà Văn Huy (2009), nghiên cứu về nuôi thành thục trứng lợn cho thấy khi nuôi 265 trứng thì có 141 trứng thành thục, đạt tỷ lệ 53,18%. Nguyễn Thị Thương Huyền (2009), khi nghiên cứu về thu nhận trứng lợn để cải thiện quy trình đông lạnh trứng trong điều kiện Việt Nam cho thấy khi nuôi 1.189 trứng thì có 779 trứng thành thục, đạt tỷ lệ 65,42%.

Tuy nhiên, kết quả trứng thành thục sau nuôi còn thấp so với một số tác giả

nước ngoài như Iwamoto et al. (2005), là 73,00%; Weima et al. (2005), thời gian nuôi trứng ở 40 giờ, 48 giờ và 72 giờ thì tỷ lệ trứng thành thục lần lượt là 79,7%, 83,3% và 82,6%; Kim et al. (2008), đã công bố là 90,5%. Nhưng hoàn toàn hợp lý do địa điểm lấy mẫu nằm cách xa phòng thí nghiệm nên thời gian vận chuyển mẫu về nơi xử lý còn chậm. Bên cạnh đó, dụng cụ ổn nhiệt trong quá trình thu mẫu do

được tự chế nên không đảm bảo hệ thống ổn nhiệt trong quá trình vận chuyển mẫu. Hai yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ lệ sống, chết và sự trưởng thành của trứng trong quá trình nuôi cấy. Mẫu buồng trứng thu nhận từ lò mổ nên không biết rõ độ tuổi, yếu tố di truyền của con giống. Các trứng thu nhận từ buồng trứng có thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

ở nhiều giai đoạn khác nhau của sự phát triển nên khả năng trưởng thành của trứng diễn ra không đồng thời tại một thời điểm. Thao tác rạch nang cũng có ảnh hưởng

đến trứng vì rạch bằng dao sắc, nhọn. Thao tác chuyển trứng bằng hệ thống mouth pipette và pipette Pauter còn chậm làm cho trứng phải tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện bất lợi của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng trong khoảng thời gian dài.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đông lạnh trứng lợn non và nuôi thành thục trứng sau đông lạnh (Trang 45)