+ Sơ đồ trạng thái đơn giản của 1 kênh ASR
Có nhiều phương án điều khiển mô men phanh của cơ cấu phanh và mô men động cơ, phổ biến là loại được trình bày dưới dạng sơ đồ trạng thái, dưới đây là sơ đồ các chế độ hoạt động của một khối ASR đơn giản:
+ Trạng thái của động cơ:
Hình 3.2.60: Sơ đồ trạng thái động cơ
Khi tăng tốc đột ngột hoặc tăng tốc trên đường trơn, gia tốc góc của bánh xe tăng nhanh, có hiện tượng các bánh xe bị trượt quay, thì ECU đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ ở chế độ giảm mô men để giảm bớt lực kéo truyền tới bánh xe chủ động. Sau đó mômen được điều khiển ở các chế độ giữ hoặc tăng hoặc giảm (Hold or build/decay), để duy trì độ trượt tối ưu. Chu kỳ giảm – giữ – tăng được điều khiển lặp lại phụ thuộc vào tình trạng trượt của các bánh xe với mặt đường sau đó kết thúc chế độ tăng tốc với ASR được kích hoạt trở về trạng thái bình thường. Tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động của bánh xe chủ động.
Hình 3.2.61: Sơ đồ trạng thái biểu diễn hoạt động của ABS
Khi đạp bàn đạp ga từ từ, gia tốc góc của bánh xe thay đổi nhỏ thì hoạt động của hệ thống phanh là bình thường (Normal braking), ASR không làm việc.
Khi tăng tốc đột ngột hoặc tăng tốc trên đường trơn, gia tốc góc của bánh xe tăng nhanh, có hiện tượng các bánh xe bị trượt quay, thì ECU đưa ra tín hiệu điều khiển van ASR ở chế độ trượt quay lúc đó áp suất dầu cao áp từ bình tích năng được đưa tới van ABS, đồng thời van ba vị trí ABS ở chế độ tăng áp để chống lại sự trượt quay các bánh xe. Sau đó áp suất phanh được điều khiển ở các chế độ giữ áp hoặc tăng áp/ giảm áp (Hold or build/decay), thực hiện chế độ tăng áp chậm hay tăng áp nhanh (Slow build or fast build) để duy trì độ trượt tối ưu. Chu kỳ giảm áp – giữ áp – tăng áp được điều khiển lặp lại phụ thuộc vào tình trạng trượt của các bánh xe với mặt đường sau đó kết thúc chế độ tăng tốc với ASR được kích hoạt trở về trạng thái bình thường. Tuỳ thuộc vào điều kiện bề mặt đường và kết cấu, khả năng đáp ứng, xử lý nhanh của bộ vi xử lý trong ECU của ASR số chu kỳ điều khiển thường thay đổi trong khoảng 4 – 10 lần /giây.