Bàn luận về mối liên quan giữa nồng độ sắt huyết thanh với albumin, protein máu

Một phần của tài liệu ánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệmsắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thaythế (Trang 41)

III. Lâm sàng – cận lâm sàng

4.3.4. Bàn luận về mối liên quan giữa nồng độ sắt huyết thanh với albumin, protein máu

albumin, protein máu

Suy dinh dưỡng protein và năng lượng là tình trạng thường thấy trong STM do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn kiêng khem hạn chế protein, quá trình viêm, tăng dị hóa protein trong cơ thể… Đã từ lâu nồng độ albumin máu được sử dụng rộng rãi như là một trong các chỉ số cho việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Những BN có mức độ albumin máu thấp (< 35 g/l) gợi ý nhiều

đến tình trạng dinh dưỡng kém. Kéo theo đó có thể gây ra nhiều biến chứng làm trầm trọng thêm cho bệnh nhân STM. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 117/120 bệnh nhân được xét nghiệm albumin máu. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.14) cho thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ sắt huyết thanh với albumin máu của bệnh nhân STM (r = 0,309, p < 0,05), nhưng lại không thấy có mối tương quan với nồng độ protein máu (p > 0,05) (bảng 3.14). Như vậy nồng độ albumin càng tăng thì nồng độ sắt huyết thanh càng tăng và ngược lại. Điều này chứng tỏ sắt huyết thanh có thể có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng kém dẫn đến tình trạng thiếu albumin, thiếu sắt - thiếu nguyên liệu để tổng hợp hemoglobin. Tình trạng thiếu máu không chỉ chịu ảnh hưởng bởi giai đoạn STM nặng hay nhẹ mà còn bị ảnh hưởng bởi nồng độ albumin máu, albumin máu càng giảm thì mức độ thiếu máu càng nặng. Do vậy, ở bệnh nhân suy thận mạn chế độ ăn hợp lí cũng có vai trò hết sức quan trọng trong điều trị bệnh và phòng các biến chứng của STM gây ra.

4.3.5. Bàn luận về mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh và một số chỉ số sinh hóa

4.3.5.1. Mối liên quan giữa ferritin với albumin máu

Kết quả nghiên cứu (bảng 3.12) cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ BN có dự trữ sắt thấp (ferritin huyết thanh < 200 ng/ml) giữa hai nhóm có nồng độ albumin thấp < 35 g/l và nhóm có albumin máu cao ≥ 35 g/l không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Mặt khác kết quả (bảng 3.17) cũng cho thấy không có mối tương quan nào giữa nồng độ ferritin huyết thanh trung bình với nồng độ albumin máu (r = 0,14, p > 0,05). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu khác của Kamyar Kalantar- Zadeh trên 84 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ thấy nồng độ ferritin không có mối tương quan với albumin máu [19].

4.3.5.2. Mối liên quan giữa ferritin với CRP

Quá trình viêm vừa là nguyên nhân và hậu quả của suy thận. Để đánh giá tình trạng viêm có nhiều xét nghiệm trong đó CRP là một chỉ định. Thử nghiệm đo lượng CRP trong máu có giá trị trong việc phát hiện viêm nhiễm cấp tính hoặc theo dõi cơn bùng phát của các bệnh mạn tính. Tình trạng viêm cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ ferritin trong máu. Kết quả (bảng 3.13) cho thấy có sự khác biệt về mức độ ferritin huyết thanh giữa hai nhóm có tình trạng viêm và không viêm. Tỷ lệ BN có nồng độ ferritin huyết thanh cao ( ≥ 500 ng/ml) trong nhóm có tình trạng viêm (CRP ≥ 0,5 mg/dl) chiếm 57,1% cao hơn trong nhóm không có tình trạng viêm (CRP < 0,5 mg/dl) chiếm tỷ lệ là 42,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp nghiên cứu của Phan Thế Cường thấy tỉ lệ nồng độ ferritin huyết thanh ở nhóm CRP > 0,5 mg/dl cao hơn ở nhóm CRP < 0,5 mg/dl. Lý giải điều này có thể do diễn biến của STM là quá trình viêm mạn tính và suy dinh dưỡng vì thế có thể dẫn đến tăng nồng độ ferritin trong máu hơn là tăng dự trữ sắt thực sự [37]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu (bảng 3.15) không thấy có mối tương quan nào giữa nồng độ ferritin huyết thanh và CRP (r = 0,68, p > 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Kamyar Kalantar- Zadeh trên 84 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ thấy nồng độ ferritin huyết thanh không có mối tương quan với CRP. Tuy nhiên sau khi loại trừ đi những BN có nồng độ ferritin < 200 và > 2000 ng/ml, thấy có mối tương quan thuận ít chặt chẽ với CRP (r = 0,29, p = 0,0009) [19].

4.3.5.3. Mối liên quan giữa ferritin với canxi, phospho và PTH

Trong STM khi chức năng thận giảm sút thì một trong các rối loạn là tình trạng ứ phospho do giảm đào thải sẽ gây tình trạng tăng phospho máu và hạ canxi máu, từ đó sẽ kích thích tăng tiết PTH để nhằm điều chỉnh các rối loạn

này theo cơ chế điều hoà ngược [5]. Do vậy, ở BN suy thận mạn thì rối loạn cân bằng canxi - phospho và PTH sớm xuất hiện. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.15) có 47/120 BN được làm xét nghiệm phospho, 111/120 BN được làm xét nghiệm canxi và 97/120 BN được làm PTH, cho thấy có mối tương quan ít chặt chẽ giữa nồng độ ferritin với PTH (r = - 0,236, p < 0,05). Điều này có thể giải thích do BN trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là phát hiện STM lần đầu tiên có thể tình trạng rối loạn này chưa nhiều, mặt khác do số lượng BN chưa đủ lớn đã tạo nên sự khác biệt này.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi gồm 120 bệnh nhân BTMT giai đoạn V chưa điều trị thay thế, điều trị nội trú tại Khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2014, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Nồng độ sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân STM

- Nồng độ sắt trung bình là 13,87 ± 9,01 µmol/l. Tỉ lệ BN có nồng độ sắt huyết thanh giảm là 17,5%. Nồng độ sắt huyết thanh có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới.

- Nồng đồ ferritin trung bình là 583,08 ± 375,8 ng/ml. Có 13,3% BN có dự trữ sắt thấp (nồng độ ferritin < 200 ng/ml), 33,3% BN có dự trữ sắt trung bình (nồng độ ferritin từ 200-500 ng/ml) và 53,4% BN có tăng dự trữ sắt (nồng độ ferritin ≥ 500 ng/ml). Nồng độ ferritin huyết thanh có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới (nam lớn hơn nữ).

2. Mối liên quan giữa sắt, ferritin huyết thanh với một số chỉ số sinh hóa

− Nồng độ sắt và ferritin huyết thanh có mối tương quan thuận mức độ

vừa theo phương trình tuyến tính: Ferritin = 10,739 * sắt + 434,175 với

r = 0,349 và p < 0, 001.

− Nồng độ sắt và creatinin máu có mối tương quan thuận ít chặt chẽ với

r = 0,231 và p < 0,05.

− Nồng độ sắt và albumin huyết thanh có mối tương quan thuận mức

độ vừa theo phương trình tuyến tính: Sắt = 0,319 * albumin + 2,892 với r = 0,309 và p < 0,05.

− Nồng độ ferritin và creatinin máu có tương quan thuận (r = 0,25; p < 0,05).

− Giữa nồng độ ferritin và PTH có mối tương quan nghịch (r = -0,236;

p < 0,05).

− Tỉ lệ BN có nồng độ ferritin huyết thanh cao ở nhóm CRP ≥ 0,5 mg/dl

cao hơn ở nhóm CRP < 0,5 mg/dl.

− Không thấy mối liên quan giữa nồng độ sắt và ferritin huyết thanh với

1. Kalartat-Zadeh K., Rodriguez R.A., Humphreys M.H. (2004). Association between serum ferritin and measures of inflammation,

nutrition and iron in haemodialysis patients. Nephrol Dial Transplant,

19, 141-149.

2. Shaheen F.A., Souqiyyeh M.Z., Al- Attar B.A., et al. (2011). Prevalence

of anemia in predialysis chronic kidney disease patients. Saudi J Kidney

Dis Transpl, 22(3), 456-463.

3. KDOQI (2006). Clinical practice guidelines and clinical practice

recommendations for anemia in chronic kidney disease in adults. Am J

Kidney Dis, 47, 11-145.

4. Đinh Thị Kim Dung (2004), Suy thận mạn tính, Bệnh thận nội khoa, Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Đỗ Gia Tuyển (2012), Suy thận mạn, Bệnh học nội khoa tập I, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

6. Trường Đại Học Y Hà Nội (2002), Suy thận mạn, Bài giảng bệnh học

nội khoatập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. International Society of Nephrology (2009), KDIGO Clinical Practise

Guideline for Diagnosis, Evaluation, Prevention, and Treatment of Chronic Kidney Disease- Mineral and Bone Disorder (CKD- MBD),

Kidney International, 76, Supplement 113, August 2009.

8. Phùng Xuân Bình (1998), Chuyển hóa sắt, Sinh lý học tập I, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

9. Bạch Quốc Tuyên (1991), Chuyển hóa sắt, Huyết học tập I, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

10. Nguyễn Thái Quý, Nguyễn Hà Thanh (2004), Chuyển hóa sắt- Thiếu máu

thiếu sắt. Bài giảng huyết học truyền máu, Trường Đai học Y Hà Nội, Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội, 189 – 201.

11. Phan Hồng Việt (2001), Nhận xét tình hình giãn tĩnh mạch thực quản và phình vị dạ dày bằng nội soi và siêu âm nội soi ở bệnh nhân xơ gan, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

13. Lawrence T Goodnough (2000). Erythropoietin, Iron, and Erythropoiesis. The American Society of Hematology, 96 (3), 823-833. 14. Ian Macdougall (1999). Beneficial Effects of Adopting an Aggressive

Intravenous Iron Policy. American Journal of Kidney Diseases, 34 (4), Suppl 2, 40-46.

15. John Stoves (2001). A randomized study of oral vs intravenous iron supplementation in patients with progressive insufficiency treated with erythropoietin. Nephrol Dial Transplant, 16, 967-974.

16. Neşe E. Gülçelik, Mansur Kayataş (2002). Importance of Serum Ferritin

Levels in Patients with Renal Failure. Nephron, 92, 230 – 231.

17. Masud T., et al. (2003). The prec is ion of estimating protein intake of patients with chronic renal failure. Kidney Int, 62(5), 1750-6

18. Kamyar K.Z., Rudolph A., Rodriguer and Michael H., et al. (2004). Association between serum ferritin and measures of inflammation, nutrition and iron in haemodialysis patients. Oxford Journals. Nephrology Dialysis Transplantation, 19, 141-149.

19. Lê Việt Thắng (2011), Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết

thanh bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ. Tạp chí y học thực

hành, 5, 160-162.

20. Hoàng Trung Vinh, Phan Thế Cường, Nguyễn Anh Trí (2012). Nghiên cứu biến đổi tình trạng sắt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị erythropoietin. Tạp chí y học thực hành, 9, 24-29.

21. K/DOQI (2000), Clinical Practice Guidelines for Nutrition in Chronic Renal Failure. National Kidney Foundation.

22. Mai Thị Hiền (2006), Nghiên cứu rối loạn Lipoprotein huyết thanh ở

bệnh nhân viêm cầu thận mạn tính giai đoạn cuối lọc màng bụng liên tục ngoại trú, Luận văn thạc sỹ y học, chuyên ngành bệnh học nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

chuyên ngành nội thận tiết niệu, Trường Đại học Y Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Huyền (2008), Nghiên cứu nồng độ β2 microglobulin huyết

thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn vừa và nặng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, chuyên ngành nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

25. Nguyễn Thanh Nga (2001), Tìm hiểu tình trạng tăng huyết áp ở bệnh

nhân suy thận mạn, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

26. Francois B., Assenat H., Cahen R., et al. (1982). Is the serum level of β2 microglobulin a better marker of glomerular filtration than blood creatinin. Nephrologie, 3(3), 116 – 118.

27. Nghiêm Trung Dũng (2008), Nghiên cứu chức năng màng bụng và

đánh giá hiệu quả điều trị suy thận mạn bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú thông qua chỉ số PET và Kt/v, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, chuyên ngành nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Lết (2011), Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy

thận mạn, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y học, chuyên ngành huyết học, Trường Đại học Y Hà Nội.

29. Nguyễn Thái Quý (2006), Phân loại thiếu máu, Bài giảng huyết học

truyềnmáu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

30. Trần Văn Chất (2000), Suy thận mạn tính, Một số chuyên đề bệnh thận

tiếtniệu,Tài liệu bổ túc, phục vụ tập huấn chuyên ngành nội khoa, Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội.

31. Lê Như Lan (2001), Đánh giá tác dụng điều trị thiếu máu của Erythropoietin ở một số bệnh nhân suy thận mạn, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

32. Hà Hoàng Kiệm. (2003). Nghiên cứu tác dụng điều trị thiếu máu mạn tính bằng Erythropoietin lên hình thái chức năng tim ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Tạp chí Y học thực hành, 9, 62-65.

Erythropoietin (Epokin) in End Stage of Renal Disease patients APhase

IV Study. Korean Juonal of Nephrology, 19, Suppl2.

34. Assesing and optimizing iron store, Nephrology Dialysis Transplantation (1999), 14, Suppl, 14-15.

35. Saydah S., Eberhardt M.N., Rios-Burrows M., et al. (2007). Prevalence of CKD and Associated risk factors US 1999.

36. Taralov Z., Koumtchev E., Lyutakova Z. (1998). Erythrocyte ferritin levels in chronic renal failure patients Folia Med (Plovdiv), 40(4), 65-70. 37. Phan Thế Cường, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Anh Trí (2012). Khảo sát tình trạng sắt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối trước điều trị lọc máu chu kỳ. Tạp chí y – dược học quân sự, 8, 61-68.

38. Kazml W., et al. (2001). Anemia: an early complication of chronic renal

insufficiency. Am J Kidney Dis, 38(4), 803-12.

39. Nguyễn Thị Hương (2006), Nghiên cứu tác dụng điều trị thiếu máu ở

bệnh nhân suy thận mạn bằng erythropoietin có bổ sung sắt tĩnh mạch, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, chuyên ngành nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

40. Tilman D (2001). Hyporesponsiveness to rHEPO. Nephrol Dial

Trasplant, 16, suppl 7, 25-28.

41. Nguyễn Văn Thanh (2009), Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố

liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế, Luận văn Thạc sỹ Y hoc, Trường Đại học Y Hà Nội.

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

I. Thông tin bệnh nhân

Họ và tên:………. Tuổi: ……… Giới: ...

Nghề nghiệp:...

Địa chỉ:...

Điện thoại:...

Ngày vào viện:...

Mã bệnh án:...

II. Thông tin điều trị 2.1. Tiền sử: Nguyên nhân suy thận mạn: ...

Bệnh khác: ...

Thời gian phát hiện: ...

2.2. Điều trị: Thuốc hạ huyết áp: ...

III. Lâm sàng – cận lâm sàng 3.1. Lâm sàng Chiều cao:…………. Cân nặng:………... kg BMI:…...

Mạch:……… Huyết áp:………

Đau đầu: Có □ Không □ Hoa mắt, chóng mặt: Có □ Không □ Phù: Có □ Không □

Chuột rút: Có □ Không □ Ngứa da: Có □ Không □ Đau xương: Có □ Không □ Đau khớp hoặc viêm quanh khớp: Có □ Không □ Gãy xương hoặc đứt gân bệnh lý: Có □ Không □

3.2. Cận lâm sàng

3.2.1. Huyết học

XN Kếtquả Đơnvị XN Kếtquả Đơnvị

Hồngcầu T/l MCV fl

Hb g/l MCH pg

MCHC g/dl

3.2.2. Sinh hóa

XN Kếtquả Đơnvị XN Kếtquả Đơnvị

Ure mmol/l CRP mg/dl

Creatinin µmol/l Cholesterol mmol/l

Axit uric µmol/l Triglycerid mmol/l

Protein g/l HDL-C mmol/l

Albumin g/l LDL-C mmol/l

Glucose mmol/l PTH pmol/l

Sắt µmol/l Canci mmol/l

Ferritin ng/ml Canxi ion mmol/l

Transferrin Phosphor mmol/l

%

Transferrin

% B2microglobulin mg/l

GOT U/l Bilirubin GT mmol/l

GPT U/l Bilirubin TT mmol/l

3.2.3. Xét nghiệm nước tiểu

Protein niệu:………… g/24h

3.2.6. Chẩn đoán bệnh:...

Ngày ……. tháng…… năm 20… Người làm bệnh án

STT Họ và tên Tuổi Giới Ngày vào viện Mã lưu trữ 1 Nguyễn Thị T 37 Nữ 24/10/2013 N18/1301 2 Nguyễn Thị L 53 Nữ 22/10/2013 N18/1450 3 Trần Văn X 47 Nam 24/10/2013 N18/1296 4 Trần Thị L 51 Nữ 14/11/2013 N18/1581 5 Trịnh Viết N 29 Nam 1/11/2013 N18/1325 6 Lưu Thị Quỳnh N 26 Nữ 2/11/2013 N18/1693

7 Nguyễn Văn T 40 Nam 15/10/2013 N18/1289

8 Phan Văn D 57 Nam 30/10/2013 N18/1692

9 Nguyễn Văn B 36 Nam 12/11/2013 N18/1484

10 Nguyễn Doãn C 58 Nam 28/10/2013 N18/1619

11 Vũ Thị N 55 Nữ 29/11/2013 N18/1690

12 Ngụy Thị H 33 Nữ 29/10/2013 N18/1321

13 Nguyễn Văn T 56 Nam 5/11/2013 N18/1584

14 Hà Văn T 29 Nam 11/12/2013 N18/1554

15 Nguyễn Thi H 19 Nữ 8/11/2013 N18/1686

16 Tạ Đình S 31 Nam 9/11/2013 N18/1646

17 Đỗ Văn Đ 57 Nam 19/11/2013 N18/1462

18 Đỗ Thị L 66 Nữ 21/11/2013 N18/1469

19 Nguyễn Văn P 43 Nam 25/11/2013 N18/1518

20 Nguyễn Xuân N 64 Nam 26/11/2013 N18/1541

21 Nguyễn Ngọc H 40 Nam 1/12/2013 N18/1603

22 Hoàng Văn T 43 Nam 3/12/2013 N18/1673

23 Trần Văn Đ 37 Nam 3/12/2013 N18/1677

24 Nguyễn Thị U 41 Nữ 4/12/2013 N18/1676

25 Lương Duy Đ 64 Nam 17/12/2013 N18/1659

Một phần của tài liệu ánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệmsắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thaythế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w