Sự thay đổi các chỉ số huyết học

Một phần của tài liệu ánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệmsắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thaythế (Trang 35)

III. Lâm sàng – cận lâm sàng

4.1.3.Sự thay đổi các chỉ số huyết học

Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng HC, giảm nồng độ Hb và Hct trong một đơn vị thể tích máu dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm Hb là quan trọng nhất. Theo WHO chẩn đoán xác định thiếu máu khi nồng độ Hb trung bình lưu hành ở máu ngoại vi dưới mức bình thường so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và trong cùng một môi

trường sống [34]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2) cho thấy nhóm BN nghiên cứu có lượng huyết sắc tố (Hb) trung bình giảm 77,3 ± 15,28 g/l. Số BN đến viện với tình trạng thiếu máu vừa và nặng chiếm tỷ lệ cao (93,3%) trong đó 30% BN có thiếu máu nặng (bảng 3.3). Bên cạnh đó kết quả cũng cho thấy

chỉ số MCV nằm trong giới hạn bình thường 85,65 ± 5,57 fl (bảng 3.2). Do vậy

đặc điểm thiếu máu của các BN trong nghiên cứu là thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường. Điều này phù hợp với cơ chế bệnh sinh của thiếu máu trong suy thận mạn là do thiếu EPO nội sinh nên tủy xương không tổng hợp đủ lượng hồng cầu cần thiết cho nhu cầu cơ thể [32], [33]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Lê Như Lan cho thấy nồng độ Hb trung bình là 70 ± 12,0 g/l [36]. Trong nghiên cứu của Hà Hoàng Kiệm, nồng độ Hb trung bình là 68 ± 5,2 g/l [37].

Theo Abdul-Kareem [38] nghiên cứu trên 109 bệnh nhân STM có thiếu máu, các chỉ số MCV và MCH cũng đều ở trong giá trị bình thường. Một số nghiên cứu khác của Chaim Charytan [39] và ZylSmit [40] đều cho thấy kết quả tương tự là thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường.

Một phần của tài liệu ánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệmsắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thaythế (Trang 35)