III. Lâm sàng – cận lâm sàng
4.3.3. Mối liên quan giữa sắt, ferritin với nồng độ creatinin, ure máu
Creatinin là một trong những xét nghiệm quan trọng đánh giá tình trạng suy thận, nó phản ánh chính xác chức năng thận hơn ure. Việc theo dõi nồng
độ creatinin thường xuyên và so sánh với creatinin nền của BN giúp chẩn đoán STM. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.14) cho thấy có mối tương quan thuận ít chặt chẽ giữa nồng độ sắt huyết thanh và creatinin máu (r = 0,231, p < 0,05). Có nghĩa rằng khi creatinin càng tăng thì dự trữ sắt càng tăng. Điều này có thể lý giải do số lượng BN của nghiên cứu còn chưa nhiều nên mặc dù thấy sắt huyết thanh và creatinin có liên quan với nhau nhưng tương quan ít có ý nghĩa. Mặt khác kết quả (bảng 3.15) cho thấy có mối tương quan thuận ít chặt chẽ giữa nồng độ ferritin và creatinin máu (r = 0,25, p < 0,001). Có nghĩa rằng khi creatinin càng tăng thì dự trữ sắt càng tăng. Có thể do suy thận càng nặng thì tình trạng dự trữ sắt càng lớn do sắt không được sử dụng vào quá trình tạo hồng cầu dẫn đến lắng đọng tại các tổ chức liên võng nội mô. Đây chính là hiện tượng thiếu sắt chức năng tham gia sản xuất hồng cầu mặc dù dự trữ sắt đủ thậm chí còn tăng cao. Tuy nhiên chúng tôi không thấy mối liên quan giữa sắt và ferritin với nồng độ ure máu (p > 0,05) có thể do nồng độ ure máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là tình trạng dinh dưỡng, tình trạng giáng hóa protein trong cơ thể, quá trình viêm và xuất huyết…
Chúng tôi cũng không tìm thấy mối tương quan giữa nồng độ sắt và ferritin huyết thanh với MLCT (p > 0,05) có thể do số BN trong nhóm nghiên cứu còn ít và MLCT thấp là 4,98 ± 2,22 (ml/phút/1,73m²) nằm trong khoảng giới hạn hẹp.