III. Lâm sàng – cận lâm sàng
4.2.2. Bàn luận về nồng độ ferritin huyết thanh
Tình trạng thiếu máu làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch cũng như nguy cơ tử vong của những bệnh nhân STM. Tuy nhiên với sự ra đời của rHu- EPO là một cuộc cách mạng trong điều trị thiếu máu STM trong hai thập kỷ qua. Cùng với nó là chiến lược đánh giá tình trạng sắt để cung cấp bổ sung sắt
trong điều trị. Các xét nghiệm thường dùng đánh giá tình trạng sắt là sắt, ferritin huyết thanh và độ bão hòa transferrin trong đó quan trọng nhất là xét nghiệm ferritin huyết thanh. Ferritin huyết thanh trong điều kiện bình thường là kết quả của sự cân bằng giữa dự trữ sắt tại các mô, sự trao đổi sắt trong tế bào có chứa sắt và các yếu tố khác như tình trạng viêm. Sự gia tăng ferritin huyết thanh trong quá trình viêm, bệnh lý gan, khối u ác tính… làm cản trở khả năng đánh giá tình trạng sắt trong cơ thể. Tình trạng viêm làm tăng nồng độ ferritin huyết thanh dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gọi là thiếu sắt chức năng. Xét nghiệm lúc này có ý nghĩa trong trường hợp viêm cấp tính. Khi loại trừ được tình trạng viêm cấp tính thì ferritin huyết thanh trở thành xét nghiệm đáng tin cậy đánh giá thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân STM.
Hội Thận học Hoa Kỳ đưa ra guideline K/DOQI năm 2006 hướng dẫn điều trị thiếu máu trong STM được bổ sung sắt thì BN được chẩn đoán là thiếu sắt thực sự khi xét nghiệm nồng độ ferritin huyết thanh nhỏ hơn 200 ng/ml. Thiếu sắt chức năng khi ferritin huyết thanh ≥ 200 ng/ml và độ bão hòa transferrin < 20%. Nguy cơ thừa sắt khi ferritin huyết thanh ≥ 500 ng/ml. Giới hạn này được đưa ra nhằm khuyến cáo việc bổ sung sắt cần phải cẩn thận tránh tình trạng quá tải sắt. Tuy nhiên nó cũng không phải là tuyệt đối vì còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.4) nồng độ ferritin huyết thanh trung bình là 583,08 ± 375,8 ng/ml. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh là 538,73 ± 423,07 ng/ml [24]. Trong đó 13,3% số BN có nồng độ ferritin huyết thanh thấp dưới 200 ng/ml, 33,3% số BN có nồng độ ferritin huyết thanh ở mức trung bình và 53,4% có nồng độ ferritin cao trên 500 ng/ml (bảng 3.7). Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Hoàng Trung Vinh thấy có 22,1% có giảm nồng độ ferritin huyết thanh nhưng có kết quả tương tự về tỷ lệ nồng độ ferritin bình
thường là 33,6%. Có thể giải thích do tác giả nghiên cứu trên các bệnh nhân suy thận mạn chuyển từ điều trị bảo tồn sang điều trị lọc máu chu kỳ dẫn đến tình trạng thiếu sắt nhiều hơn do mất máu sau mỗi lần lọc máu, lấy máu xét