Bàn luận về nồng độ sắt huyết thanh

Một phần của tài liệu ánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệmsắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thaythế (Trang 36)

III. Lâm sàng – cận lâm sàng

4.2.1.Bàn luận về nồng độ sắt huyết thanh

Qua tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới về điều trị thiếu máu ở BN suy thận mạn, cũng như khuyến cáo của Hội Thận học Hoa Kỳ chúng tôi ít thấy có khảo sát về sắt và bàn luận về nồng độ sắt huyết thanh. Điều này có thể dựa trên cơ sở sinh lý của chuyển hóa sắt trong cơ thể là sắt tự do chỉ tồn tại khoảng 2 giờ sau khi tách khỏi transferrin nên giá trị sắt khác nhau ở các thời điểm lấy máu khác nhau [12]. Đồng thời tình trạng thiếu sắt trong thiếu máu do suy thận mạn thường là thiếu sắt chức năng hơn là thiếu sắt tuyệt đối khác với các tình trạng thiếu máu thiếu sắt khác. Hơn nữa sắt huyết thanh

không cho biết tình trạng dự trữ sắt và lượng sắt được vận chuyển trong huyết tương cũng như lượng sắt có mặt tại môi trường tạo máu trong tủy xương. Nghiên cứu này (bảng 3.4) cho thấy nồng độ sắt trung bình là 13,87 ± 9,01 µmol/l. Kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Taralov và cộng sự (1998) là 11,57 ± 1,54 µmol/l [41]. Nghiên cứu của Phan Thế Cường cho kết quả nồng độ sắt trung bình là 10,82 µmol/l [25]. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm này thấp hơn so với nghiên cứu của Sussain R (2001) là 36,4 ± 12,4 µmol/l [42]. Lý giải điều này có thể do đối tượng nghiên cứu của các tác giả này bao gồm các bệnh nhân STM ở các giai đoạn khác nhau còn của chúng tôi là những bệnh nhân STM giai đoạn cuối có tình trạng thiếu máu thiếu sắt nặng.

Kết quả (bảng 3.6) cho thấy tỉ lệ BN có nồng độ sắt huyết thanh giảm chiếm 17,5% trong đó ở nữ giới là 7,3%, còn ở nam giới là 22,8%. Tỉ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Việt Thắng trên 43 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ có thiếu sắt là 41,86% [23]. Điều này có thể do những BN lọc máu chu kỳ đều ở giai đoạn nặng, bị mất máu thường xuyên trong quá trình lọc máu và do các biến chứng khác của suy thận nặng như xuất huyết, ăn uống kém… Mặt khác có sự khác biệt nồng độ sắt huyết thanh trung bình ở nam giới cao hơn nữ giới, trung bình ở nam giới là 15,23 ± 10,05 µmol/l còn ở nữ giới là 11,24 ± 5,81 µmol/l với p < 0,05. Tuy nhiên không có sự khác biệt về nồng độ sắt huyết thanh giữa các nhóm tuổi (p > 0,05), có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.

Một phần của tài liệu ánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệmsắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thaythế (Trang 36)