Đối với các đơn vị khám chữa bệnh:

Một phần của tài liệu Tài liệu Chế độ kế toán BHXH Việt Nam_Giải thích nội dung, kết cấuTài khoản loại 3 pptx (Trang 34 - 38)

1- Tài khoản này chỉ phản ánh quan hệ thanh toán giữa cơ quan BHXH với đơn vị khám chữa bệnh về các khoản chi phí khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo chế độ do Nhà nước qui định. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản chi phí khám chữa bệnh mà bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) tự trang trải.

2- Tuỳ theo thoả thuận giữa cơ quan BHXH với đơn vị khám chữa bệnh cơ quan BHXH có thể ứng cho đơn vị khám chữa bệnh một số tiền để phục vụ việc khám chữa bệnh được kịp thời hoặc đơn vị khám chữa bệnh chi trước thanh toán sau với cơ quan BHXH mà phản ánh ghi chép vào tài khoản này theo từng trường hợp cụ thể.

3- Việc thanh toán số tiền chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại các đơn vị khám chữa bệnh được thực hiện cuối kỳ kế toán (tháng, quý). Các chứng từ gốc liên quan đến việc xét duyệt như “ Phiếu thống kê chi phí điều trị nội trú”, “ Bảng theo dõi thuốc cho từng bệnh nhân”,... phải được đóng dấu “ Đã thanh toán BHXH ngày... tháng... năm...” của cơ quan BHXH kèm theo chữ ký của người xét duyệt và được lưu giữ tại đơn vị khám chữa bệnh.

Đơn vị khám chữa bệnh có trách nhiệm quản lý, lưu trữ các chứng từ gốc và các tài liệu liên quan đến việc chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT theo qui định của Nhà Nước.

4- Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi việc tạm ứng, thanh, quyết toán trong từng kỳ kế toán của từng đơn vị khám chữa bệnh để đảm bảo chi phí khám chữa bệnh đúng chế độ.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 343- THANH TOÁN VỀ CHI BHXH, BHYT TÀI KHOẢN 343- THANH TOÁN VỀ CHI BHXH, BHYT Bên Nợ:

- Với các đại diện chi trả: Số tiền đã ứng trước cho các đại diện để chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho các đối tượng theo danh sách.

- Với đơn vị sử dụng lao động: Số tiền đơn vị sử dụng lao động giữ lại để chi các chế độ BHXH cho người lao động được ghi thu, số tiền cơ quan BHXH đã chuyển trả (hoặc tạm ứng) cho đơn vị sử dụng lao động theo số liệu đã được thanh quyết toán.

- Với đơn vị khám chữa bệnh: Số tiền đã ứng trước hoặc đã chuyển trả cho cơ sở khám chữa bệnh theo số liệu đã được thanh quyết toán.

Bên Có:

- Với các đại diện: Thanh toán với đại diện theo số thực tế chi trả cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp trong danh sách; Số tiền đại diện chưa chihết nhập lại quỹ.

- Với đơn vị sử dụng lao động: Số tiền đơn vị sử dụng lao động đã chi các chế độ BHXH cho người lao động được cơ quan BHXH duyệt quyết toán.

- Với đơn vị khám chữa bệnh: Số chi khám chữa bệnh theo chế độ đối với bệnh nhân có tham gia BHYT được cơ quan BHXH chấp nhận thanh toán.

Số dư bên Nợ:

Phản ánh số tiền cơ quan BHXH đã ứng trước cho đơn vị sử dụng lao động, đơn vị khám chữa bệnh chưa được quyết toán.

Số dư bên Có:

Phản ánh số tiền phải thanh toán về chi chế độ ốm đau, thai sản tại đơn vị sử dụng lao động; số tiền phải thanh toán về chi khám chữa bệnh tại đơn vị khám chữa bệnh.

Tài khoản 343- Thanh toán chi BHXH, có 3 TK cấp 2:

- Tài khoản 3431 - Thanh toán với đại diện chi trả: Tài khoản này phản ánh việc thanh toán với đại diện chi trả về chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho các đối tượng theo danh sách của cơ quan BHXH. Đầu tháng cơ quan BHXH ứng tiền và giao danh sách chi trả cho các đại diện, sau khi chi trả các đại diện thanh toán lại số tiền đã chi trả và nộp lại số tiền đã ứng nhưng chưa trả hết. Cuối tháng tài khoản này không có số dư.

- Tài khoản 3432 - Thanh toán với các đơn vị sử dụng lao động: Tài khoản này theo dõi việc ứng tiền trước (nếu có), việc quyết toán 2 % quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH giữ lại đơn vị SDLĐ và số tiền chi các chế độ BHXH (theo chế độ quy định) cho người lao động đã được cơ quan BHXH xét duyệt. Tài khoản này có thể có số dư bên nợ hoặc có số dư bên có

- Tài khoản 3433 - Thanh toán với đơn vị khám chữa bệnh: Tài khoản này theo dõi việc ứng trước tiền (nếu có), việc chi trả tiền khám chữa bệnh (theo chế độ qui định) cho các đối tượng tham gia BHYT tại các cơ sở BHYT có ký hợp đồng khám chữa bệnh với các cơ quan BHXH. Tài khoản này có thể có số dư bên nợ hoặc có số dư bên có.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1-Ứng tiền trước cho các đại diện chi trả, các đơn vị sử dụng lao động (nếu có) và các cơ sở khám chữa bệnh, ghi:

Nợ TK 343- Thanh toán về chi BHXH (3431, 3432, 3433) Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

2- Hàng tháng, các đại diện chi trả thanh toán số tiền thực tế đã chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH theo danh sách (kèm theo các chứng từ có liên quan), ghi:

Nợ TK 335 - Thanh toán trợ cấp TBXH và người có công (số chi trả trợ cấp cho thương binh và người có công)

Nợ TK 664 - Chi BHXH do Ngân sách Nhà nước đảm bảo Nợ TK 671 - Chi BHXH bắt buộc

Có TK 343- Thanh toán về chi BHXH, BHYT (3431)

Số tiền các đại diện chi trả chi không hết nộp lại cho cơ quan BHXH, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 343- Thanh toán về chi BHXH, BHYT (3431)

3- Căn cứ vào Thông báo quyết toán chi BHXH theo chế độ tại đơn vị sử dụng lao động trong quý, kế toán tổng hợp số chi các chế độ BHXH vào các quỹ thành phần:

3.1. Số quyết toán chi ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK sau ốm đau, sau thai sản, ghi:

Nợ TK 671 - Chi BHXH bắt buộc (chi tiết 67121- Chi ốm đau, thai sản) Có TK 343- Thanh toán về chi BHXH, BHYT (3432)

3.2. Số quyết toán chi nghỉ DSPHSK sau điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ- BNN, ghi:

Nợ TK 671 - Chi BHXH bắt buộc (chi tiết 67122- Chi TNLĐ- BNN) Có TK 343- Thanh toán về chi BHXH, BHYT (3432)

4- Khi cấp trả đơn vị sử dụng lao động số kinh phí chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động còn thiếu, ghi:

Nợ TK 343- Thanh toán về chi BHXH, BHYT (3432) Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

5- Chuyển trả cơ sở khám chữa bệnh số chi BHYT phải thanh toán, ghi: Nợ TK 343- Thanh toán về chi BHXH, BHYT (3433)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

6- Căn cứ vào bảng thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT đã được cơ quan BHXH duyệt, ghi :

Nợ TK 673 - Chi BHYT bắt buộc Nợ TK 674 - Chi BHYT tự nguyện

TÀI KHOẢN 351

THANH TOÁN VỀ THU BHXH GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI TỈNH GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI TỈNH

Tài khoản này sử dụng ở BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh để phản ánh tình hình thanh toán về số thu nộp BHXH, BHYT đã thực hiện trên địa bàn tỉnh.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

- BHXH Việt Nam mở sổ theo dõi chi tiết theo từng tỉnh về số thu BHXH, BHYT thực hiện trên địa bàn; số tiền đã chuyển nộp vào tài khoản thu BHXH của BHXH Việt Nam và số tiền thu BHXH, BHYT các tỉnh còn phải nộp hoặc đang đi đường.

- Ở BHXH tỉnh phải phản ánh đầy đủ và kịp thời số thu BHXH, BHYT đã thực hiện trên địa bàn tỉnh về BHXH Việt Nam.

- Căn cứ để ghi vào Tài khoản 351 "Thanh toán về thu BHXH giữa Trung ương với Tỉnh " là các chứng từ chuyển tiền, chứng từ nhận tiền (báo có, báo nợ) và báo cáo thu BHXH của tỉnh (có xác nhận của Kho bạc, Ngân hàng) gửi lên.

- Cuối kỳ kế toán khi BHXH Việt Nam nhận được báo cáo thu của tỉnh (có xác nhận của Kho bạc, Ngân hàng) đối chiếu với số tiền đã vào tài khoản của BHXH Việt Nam, nếu số tiền đã vào Tài khoản ít hơn số liệu trong báo cáo; thì khoản chênh lệch giữa số liệu báo cáo và số tiền đã vào tài khoản là số tiền các tỉnh chưa chuyển nộp về BHXH Việt Nam hoặc đã chuyển nhưng tiền còn đang đi trên đường.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TK 351- THANH TOÁNVỀ THU BHXH GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI TỈNH VỀ THU BHXH GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI TỈNH

Bên Nợ:

- BHXH Việt Nam ghi: Số thu BHXH, BHYT do các tỉnh báo cáo lên có xác nhận của Kho bạc, Ngân hàng.

- BHXH tỉnh: Số thu BHXH, BHYT thực hiện trên địa bàn đã chuyển nộp về BHXH Việt Nam.

Bên Có:

- BHXH Việt Nam: Nhận được số tiền thu BHXH, BHYT do các tỉnh nộp lên.

- BHXH tỉnh: Số thu BHXH, BHYT thực hiện trên địa bàn tỉnh phải nộp về BHXH Việt Nam.

Số dư bên Nợ:

BHXH Việt Nam phản ánh số thu BHXH, BHYT các tỉnh còn phải nộp về BHXH Việt Nam.

Số dư bên Có:

BHXH tỉnh phản ánh số thu về BHXH, BHYT đã thực hiện trên địa bàn tỉnh nhưng chưa làm thủ tục chuyển tiền về BHXH Việt Nam hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền nhưng tiền còn đang đi trên đường.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU I- Tại BHXH tỉnh:

1- Phản ánh số thu BHXH, BHYT bắt buộc do các đơn vị, cá nhân nộp cho cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh phải nộp về BHXH Việt Nam (theo báo cáo thu có xác nhận của Kho bạc, Ngân hàng), ghi:

Nợ TK 571 - Thu BHXH, BHYT bắt buộc

Có TK 351 - Thanh toán về thu BHXH giữa TW với Tỉnh

2- Phản ánh số thu BHYT tự nguyện đã thực hiện trên địa bàn tỉnh phải nộp về BHXH Việt Nam (theo báo cáo thu có xác nhận của Kho bạc, Ngân hàng), ghi:

Nợ TK 574 - Thu BHYT tự nguyện

Có TK TK 351 - Thanh toán về thu BHXH giữa TW với Tỉnh 3- Sau khi làm thủ tục chuyển tiền thu BHXH về Trung ương:

- Nếu nhận được chứng từ của Ngân hàng, Kho bạc ngay thì ghi: Nợ TK 351 - Thanh toán về thu BHXH giữa TW với Tỉnh

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc - Nếu chưa nhận được chứng từ của Ngân hàng, Kho bạc: + Phản ánh số tiền đang chuyển:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

+ Sau khi nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, Kho bạc, kế toán, ghi: Nợ TK 351 - Thanh toán về thu BHXH giữa Trung ương với Tỉnh

Có TK 113 - Tiền đang chuyển

Một phần của tài liệu Tài liệu Chế độ kế toán BHXH Việt Nam_Giải thích nội dung, kết cấuTài khoản loại 3 pptx (Trang 34 - 38)