IV- Kế toán thuế và các khoản khác phải nộp NSNN
THANH TOÁN VỀ CHI BHXH VÀ BHYT
Tài khoản này sử dụng ở các đơn vị BHXH tỉnh, huyện để phản ánh:
Quan hệ thanh toán giữa cơ quan BHXH với các đại diện chi trả phường, xã về các khoản tiền ứng trước để chi trả lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH và người có công;
Quan hệ thanh toán giữa cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động về số kinh phí chi trả các chế độ ốm đau, thai sản theo quy định đối với người đóng BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động;
Quan hệ thanh toán giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám chữa bệnh (có ký hợp đồng khám chữa bệnh với cơ quan BHXH) về các khoản chi phí khám, chữa bệnh theo quy định cho các đối tượng tham gia BHYT.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU I- Đối với các đại diện nhận chi trả lương hưu và trợ cấp:
1- Chỉ tạm ứng tiền cho từng đại diện theo danh sách được duyệt trong kỳ và mức tạm ứng tối đa bằng số tiền ghi trong danh sách.
2- Khi nhận tiền tạm ứng và danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng, đại diện chi trả phải tiến hành chi trả kịp thời cho từng đối tượng hưởng theo danh sách chi trả, sau khi chi trả phải lập bảng thanh toán và thanh toán dứt điểm số tiền đã nhận, số đã chi trả, số chưa chi trả theo đúng thời gian quy định của cơ quan BHXH kèm theo chứng từ chi trả để thanh toán với cơ quan BHXH.
3- Tiền ứng trước cho mục đích chi trả gì thì chi trả cho mục đích đó. Không được chuyển tiền ứng chi trả lương hưu và trợ cấp cho người khác. Giữa cơ quan BHXH với các đại diện phải có hợp đồng kinh tế quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể hợp đồng. Đối với khoản chi về thù lao cho các đại diện chi trả không thanh toán ở tài khoản này mà thanh toán trực tiếp ở Tài khoản 338 "Thanh toán lệ phí chi trả BHXH".
4- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cho từng đại diện về từng khoản đã ứng trước và việc thanh toán số tiền chi trả đã ứng.