3.1.1.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cây
Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành của các dòng bưởi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái thân cành của các dòng bưởi
Chỉ tiêu Dòng Đặc điểm phân cành Hình dạng Tán Độ cao phân cành cấp I (cm) Mật độ Gai TN5-1 PC đứng Hình tháp 23dc Ít TN5-2 PC đứng Hình tháp 18e Ít TN5-3 PC đứng Hình tháp 20ef Ít 2XB-1 PC đứng Hình bán cầu 30de Trung bình 2XB-2 PC đứng Hình bán cầu 24c Trung bình TN5-4 PC đứng Hình tháp 33ab Ít TN5 (đ/c 1) PC đứng Hình tháp 35a Không có 2XB (đ/c 2) PC đứng Hình bán cầu 26c Trung bình P <0,05 CV (%) 10,3 LSD.05 3,46
- Về đặc điểm phân cành và hình dạng tán chúng tôi nhận thấy: Các dòng bưởi tham gia thí nghiệm đều phân cành là phân cành đứng. Các dòng TN5-1, TN5-2, TN5-3, TN5-4 và TN5 có tán hình tháp. Các dòng 2XB-1, 2XB-2, 2XB có tán hình bán cầu. Với điều kiện tự nhiên của Việt Nam và qua quan sát bằng mắt thường dạng tán hình bán cầu là tốt nhất đối với cây ăn quả.
33
- Độ cao phân cành
Độ cao phân cành có ảnh hưởng đến việc cắt tỉa tạo hình trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng chống chịu của cây ăn quả thân gỗ đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi (gió, bão). Những giống có độ cao phân cành lớn dễ bị gió, bão làm gãy, đổ hơn so với những giống có độ cao phân cành thấp. Hơn nữa, độ cao phân cành thấp còn là ưu điểm của giống có ích cho việc tạo khung tán cho cây. Cây có bộ khung tán thấp thì thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch quả sau này.
Độ cao phân cành cấp I của các dòng bưởi dao động từ 18,0 – 30,0cm. Qua so sánh Duncan thì chúng tôi nhận thấy dòng TN5 có độ cao phân cành lớn nhất. Hai dòng TN5-2 và TN5-3 có độ cao phân cành nhỏ nhất. Các dòng bưởi còn lại có độ cao phân cành trung bình.
Về mật độ gai, hầu hết các dòng bưởi thí nghiệm đều có gai, duy nhất chỉ có dòng TN5 là không có gai. Các dòng TN5-1, TN5-2, TN5-3 có mật độ gai ít, các dòng còn lại có mật độ gai trung bình. Gai ở cam quýt phản ánh tương đối rõ nét đặc điểm của quá trình nhân giống. Cây cam quýt khi được gieo từ hạt có rất nhiều gai, trải qua nhiều lần nhân giống bằng phương pháp vô tính (ghép, chiết cành), sự xuất hiện của gai trên thân cành sẽ giảm dần và trong nhiều trường hợp gai sẽ không còn xuất hiện [4], [5]. Gai ở cây cam quýt gây cản trở cho quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch quả. Do đó, việc tạo ra giống cây không có gai hoặc ít gai mà chất lượng tốt luôn là mục tiêu của các nhà chọn, tạo giống cam quýt.
Cây bưởi là cây ăn quả thân gỗ cho nên có bộ thân tán lớn. Bưởi còn mang đặc điểm đặc trưng của cây cam quýt đó là đỉnh sinh trưởng không phải cứ tăng trưởng liên tục mà có hiện tượng đỉnh sinh trưởng ngừng lại, các mầm bên phát triển và cứ như vậy làm cho tán cây sớm được hình thành và rậm rạp. Tuy nhiên hình dạng tán của cây có thể thay đổi nhờ tác động các biện pháp đốn tỉa hợp lý trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.
34
3.1.1.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái bộ lá.
Theo quan điểm tiến hóa thì cam quýt nói chung và cây bưởi nói riêng vốn có lá kép: Dấu vết còn lại là eo lá dưới gốc lá đơn, có phiến lá tương đối to và rộng. Eo lá là một đặc điểm giúp phân biệt giữa các giống. Tuổi thọ của lá thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Ở điều kiện nước ta nói chung tuổi thọ trung bình của lá là 15 đến 24 tháng, ở vùng á nhiệt đới tuổi thọ của lá có thể dài hơn. Những lá hết thời kỳ sinh trưởng lá sẽ rụng rải rác trong năm, ở nước ta lá bưởi thường rụng lá vào mùa đông.
Đặc điểm hình thái lá của các dòng bưởi thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng bưởi nghiên cứu
Phiến lá Eo lá Chỉ tiêu Dòng Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Dài/ rộng Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Mép lá Hình dạng lá Mầu sắc lá TN5-1 14cd 4,8d 2,9 2,8d 1,2d Gợn sóng Bầu dục Xanh vàng TN5-2 15,5ab 5,2dc 2,98 1,8e 0,9e Gợn sóng Bầu dục Xanh vàng TN5-3 14,5 bc 5,5bc 2,6 1,6e 0,6f Gợn sóng Bầu dục Xanh vàng 2XB-1 16a 6,1ab 2,6 3,3bc 2,5a Phẳng Elip Xanh thẫm 2XB-2 14,7ab 6,5a 2,26 2,8d 1,8b Phẳng Elip Xanh thẫm TN5-4 12,6de 3,8e 3,3 3,5ab 1,5c Gợn sóng Bầu dục Xanh vàng TN5(đ/c 1) 11,7e 5,7bc 2,05 3,7a 2,5a Gợn sóng Bầu dục Xanh thẫm 2XB(đ/c 2) 12,8dc 6,5a 1,96 3,0cd 2,3a Phẳng Elip Xanh vàng CV (%) 9,79 9,68 10,9 11,1 LSD.05 1,76 0,69 0,39 0,24 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 - Về kích thước phiến lá:
Chiều dài phiến lá của các dòng thí nghiệm dao động từ 11,7 – 16,0 cm. Cụ thể như sau: dòng 2XB-1 có chiều dài phiến lá lớn nhất, dòng TN5-2, 2XB-2 xếp thứ hai, dòng TN5-3 xếp thứ ba, dòng TN5-1 xếp thứ tư, tiếp sau là các dòng 2XB và TN5-4 và dòng TN5 có chiều dài phiến lá nhỏ nhất.
35
Chiều rộng phiến lá dao động từ 3,8 - 6,5 cm. Cụ thể: dòng 2XB-2 và 2XB có chiều rộng phiến lá lớn nhất (6,5cm), xếp thứ hai là các dòng 2XB-1, xếp thứ ba là dòng TN5, TN5-3, dòng TN5-4 và TN5-1 có chiều rộng phiến lá nhỏ nhất.
- Eo lá là một đặc điểm hình thái phân biệt giữa các dòng - giống bưởi với các loài khác trong họ cam quýt. Thông thường, cây bưởi có eo lá rõ rệt hơn so với cam quýt. Trong thí nghiệm, các dòng bưởi có chiều dài eo lá từ 1,6 – 3,7 cm và chiều rộng từ 0,6 – 2,5 cm. Eo lá của các dòng TN5, TN5-4, 2XB-1 tương đối lớn. Eo lá của dòng TN5-1, TN5-2, TN5-3 nhỏ hơn so với các dòng khác. - Về hình dạng lá, các dòng TN5-1, TN5-2, TN5-3, và dòng đối chứng TN5 có lá hình bầu dục, các dòng 2XB-1, 2XB-2, TN5-4, 2XB có lá hình elip. - Về đặc điểm mép lá, các dòng 2XB-1, 2XB-2, TN5-4 có mép lá phẳng giống với dòng mẹ 2XB, các dòng TN5-1, TN5-2, TN5-3, TN5 có mép lá hình gợn sóng.
- Về màu sắc lá, các dòng 2XB-1, 2XB-2, 2XB có lá màu xanh thẫm, còn dòng TN5, TN5-1, TN5-2, TN5-3, TN5- 4 có lá màu xanh vàng.
Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. Theo nghiên cứu trên cam Wakana A Kira [23] cho thấy:
Nếu có 10 lá/quả quả nặng 70g. Nếu có 35 lá/quả quả nặng 120g. Nếu có 50 lá/quả quả nặng 180g.
Vì vậy, cần chú ý bảo vệ bộ lá, giữ tán lá xanh đen và cần rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt lá mới (chuyển từ xanh vàng sang xanh đậm).
36
3.1.1.3 Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái hoa.
Bảng 3.3: Đặc điểm hoa của các dòng bưởi
Dòng Màu sắc
hoa
Số cánh hoa/hoa
Số chỉ
nhị/hoa Mô tả dạng hoa
TN5-1 Trắng ngà 5 27 Hoa đơn, hoa chùm đơn, hoa chùm. TN5-2 Trắng ngà 5 27 Hoa đơn, hoa chùm đơn, hoa chùm. TN5-3 Trắng ngà 5 27 Hoa đơn, hoa chùm đơn, hoa chùm. TN5-4 Trắng ngà 5 27 Hoa đơn, hoa chùm đơn, hoa chùm.
2XB-1 Trắng ngà 5 26 Hoa chùm, hoa đơn.
2XB-2 Trắng ngà 5 26 Hoa chùm, hoa đơn.
TN5 (Đ/C) Trắng ngà 5 27 Hoa đơn, hoa chùm đơn, hoa chùm. 2XB (Đ/C) Trắng ngà 5 26 Hoa chùm, hoa đơn.
Qua bảng 3.3 cho thấy trong các dòng bưởi thí nghiệm ở vụ xuân năm 2014. Các dòng bưởi ra hoa có 3 dạng hoa: Hoa chùm đơn; Hoa chùm mọc từ cành hoa (các hoa mọc tập trung theo chùm trên cành hoa) và hoa đơn (dạng chỉ có 1 hoa mọc trên đỉnh cành). Trong 3 loại hoa trên, nếu đủ dinh dưỡng thì tỷ lệ đậu quả không có sự khác biệt nhiều, nhưng nếu trong điều kiện thiếu dinh dưỡng thì loại hoa đơn cho tỷ lệ đậu quả và năng suất cao hơn. Việc hình thành mỗi dạng hoa phụ thuộc vào đặc điểm giống và điều kiện chăm sóc cũng như tác động của các yếu tố kỹ thuật.
Cánh hoa của các dòng bưởi thí nghiệm đều có màu trắng ngà, số cánh hoa trung bình là 5 cánh hoa/hoa, số chỉ nhị dao động ít giữa các dòng. Các dòng TN5, TN5-1, TN5-2, TN5-3, TN5- 4 có số chỉ nhị là 27. Các dòng 2XB, 2XB-1, 2XB-2 có số chỉ nhị là 26.
37