Bình thường giống như các loại cây ăn quả khác, vòng đời bưởi đều trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn cây con (giai đoạn kiến thiết), giai đoạn ra hoa kết quả (giai đoạn kinh doanh) và cuối cùng là thời kỳ già cỗi. Tuỳ điều kiện sinh thái và hình thức nhân giống mà tuổi bưởi có thể dài hoặc ngắn. Ở những vườn bưởi gieo hạt hoặc nhân giống bằng phương pháp ghép gặp điều kiện thuận lợi tuổi thọ có thể tới vài chục đến hơn một trăm năm vẫn cho năng suất tốt. Bưởi cũng mang những đặc trưng chung của thực vật đó là sự phát triển cân đối và xen kẽ nhau giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất. Nhìn chung khi còn ở giai đoạn cây con sự sinh trưởng có phần nghiêng về bộ. Trong một năm bưởi có thể ra nhiều đợt lộc tùy vào từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con người, thông thường có từ 2 - 4 hoặc 5 đợt lộc [5], [15]. Loại cành mẹ và số đợt lộc trong năm liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm. Ở những loài cây càng nhiều đợt lộc trong năm, tuổi thuần thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành quả càng ngắn thì hiện tượng ra quả cách năm càng ít hoặc không có [15] đó cũng là lý do có thể giả thích vì sao quất và một số giống chanh có thể cho quả quanh năm.
Theo tác giả Swingle.W.T (1967) cây bưởi sau khi mọc một thời gian khi đã gần đến độ thuần thục tại các đỉnh sinh trưởng có hiện tượng các auxin
19
giảm đột ngột làm cho các tế bào đỉnh sinh trưởng ngừng phân chia, phần mô ở đỉnh sinh trưởng bị chết. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng “tự rụng ngọn” nghĩa là cành sinh trưởng một thời gian thì dừng lại và thuần thục, sau đó các mầm từ nách lá lại mọc ra và phát triển thành đợt lộc mới xuân, hạ, thu, đông. Chính vì vậy mà cành cam quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá xum xuê rậm rạp sau một năm sinh trưởng [21]
Cành của bưởi gồm các loại cành chính đó là cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành quả. Sự phân loại này theo chức năng của từng loại cành. Mối liên hệ giữa các loại cành và các đợt lộc khá khăng khít [21]. Theo Wakana A kira (1998) cành dinh dưỡng có thể trở thành cành mẹ, hoa mọc ở mầm bất định trên thân chính hoặc cành dinh dưỡng cao tuổi làm cho tuổi của cành mẹ, của cành quả có độ dao động lớn. Những năm ít hoa, hoa mọc từ cành cao tuổi vẫn có thể cho đậu quả rất tốt [ 23]. Nhìn tổng quan một năm ra lộc của bưởi cho thấy lộc xuân thường được mọc từ cành năm trước hoặc mầm ngủ trên thân chính, lộc xuân có ý nghĩa (cành quả) nhất là lộc mọc từ cành hè, thu năm trước [23]. Lộc hè có thể mọc từ cành xuân, cành đông, thu năm trước, tương tự lộc thu có thể mọc từ cành xuân (cành quả vô hiệu) hoặc cành đông, thu năm trước. Tuy nhiên mỗi điều kiện sinh thái khác nhau mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm cũng có thay đổi [23]. Việc xác định tuổi cành mẹ để cho cành quả tốt nhất ở một vùng sinh thái cụ thể hầu như ít được quan tâm nghiên cứu. Việc xác định tuổi của cành mẹ thích hợp nhất vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mặc dù việc xác định chính xác tuổi thích hợp của cành mẹ sẽ giúp xây dựng các biện pháp kỹ thuật như canh tác, cắt tỉa cành, sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nhằm tạo ra đợt cành mẹ có ý nghĩa nhất.
Bộ lá của cam quýt cũng được nghiên cứu nhiều nhằm xây dựng biện pháp kỹ thuật tăng năng suất [23]. Một số tác giả cho rằng bộ lá trên cành quả và cành mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất của bưởi[6]. Trong khi đó một số tác giả khác lại cho rằng chỉ số diện tích lá và
20
tổng số lá trên cây tính bình quân trên một quả có vai trò quan trọng hơn. Theo Wakana (Nhật Bản) để quýt Ôn Châu Nhật Bản có năng suất cao thì ít nhất phải có từ 40 lá trung bình cho một quả [23]. Tác giả Turrall lại cho rằng, ở cam quýt 9 tuổi cần phải có ít nhất 2,3 m 2 lá để sản xuất 1 kg quả [20]. Reuther tổng kết rằng ở giai đoạn đầu để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho hoa đậu quả, cành mẹ đóng vai trò quan trọng, sau khi quả lớn thì tổng diện tích lá bình quân trên 1 quả sẽ là yếu tố quyết định năng suất và phẩm chất quả. Tuy nhiên mối liên hệ giữa số lá, sự sinh trưởng của lá và năng suất ở cam quýt cần được nghiên cứu kỹ hơn nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật cần thiết.