3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1.2. Huyện Tuần Giáo
Đặc điểm vị trí địa lý
Tuần Giáo là huyện cửa ngõ nằm ở phía Đông của tỉnh Điện Biên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 113.629,35 ha. Phía Bắc giáp huyện Tủa Chùa, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Mường Ảng, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Sơn La, phía Tây và Tây Bắc giáp với huyện Mường Chà.
Có 2 tuyến Quốc lộ đi qua, đồng thời là huyện có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh. Hiện nay Tuần Giáo đang là vùng kinh tế động lực, trọng điểm của tỉnh, có nhiều tiềm năng trong phát triển các ngành Nông lâm nghiệp, Công nghiệp và đặc biệt là Dịch vụ và Du lịch.
Huyện Tuần Giáo có 19 đơn vị hành chính trong đó có 18 xã và 1 thị trấn bao gồm các xã: Chiềng Sinh, Chiềng Đông, Nà Sáy, Mường Khong, Thị trấn Tuần Giáo, Quài Nưa, Quài Cang, Quài Tở, Mùn Chung, Nà Tòng, Mường Mùn, Pú Xi, Ta Ma, Phình Sáng, Rạng Đông, Tỏa Tình, Tênh Phông, Mường Thín, Pú Nhung.
Đặc điểm địa hình
Địa hình của Tuần Giáo tương đối phức tạp do được hình thành bởi các dãy núi cao sườn dốc, có độ cao trung bình từ 525 - 1472 m so với mực nước biển. Các dãy núi này phần nhiều là các núi đá vôi, nằm rải rác trên địa bàn lãnh thổ của huyện, nằm xen kẽ với các dãy núi này là những thung lũng hẹp khá bằng phẳng và màu mỡ, được phân bố trải dọc theo các dòng sông và suối. Tại khu vực phía Bắc là những thung lũng rộng, nằm xen kẽ giữa các núi thấp; phía Đông và phái Nam chủ yêu là các dãy núi đá vôi, các thung lũng tại khá hẹp, có độ dốc lớn.
Với đặc điểm về địa hình có nhiều núi cao, sườn dốc của một huyện miền núi nên Tuần Giáo thường xuyên gặp nhiều khó khăn vào các mùa khô, ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Đặc điểm về khí hậu
- Lượng mưa: Huyện Tuần Giáo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, khí hậu diễn biến theo hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc điểm chủ yếu là nóng ẩm, mưa nhiều. Vào đầu mùa mưa thường có mưa đá và lốc xoáy trên diện rộng, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9 với mức trung bình hàng năm đạt khoảng 1.820 mm - 2.250 mm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 lượng mưa trung bình lên tới trên 508 mm. Mùa khô bắt đầu và khô hanh từ tháng 11 cho đến hết tháng 3 năm sau, vào mùa khô thời tiết thường lạnh và khô hanh, ít mưa, thỉnh thoảng có gió Lào và sương muối
với tần suất thưa, cường độ nhẹ và không ổn định. Trong các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 thường có các đợt rét đậm, rét hại kèm theo sương muối.
(Nguồn: FAOSTAT database, 2012) [17]
Hình 3.1: Biểu đồ lượng mưa trong 30 năm của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Nhìn vào hình 3.1 lượng mưa trong hơn 30 năm từ 1980 đến 2010, ta thấy: - Lượng mưa ở huyện Tuần Giáo trong khoảng các năm 1980 - 1982 và 1983 - 1989 khá ổn định, không có sự thay đổi lớn và liên tục giữa các năm. Chỉ có 2 lần lượng mưa có sự biến động lớn trong khoảng 10 năm này, đó là vào năm 1983 (lượng mưa giảm đột ngột từ 1558,7 mm năm 1982 xuống còn 1032,4 năm 1983) và năm 1988 (lượng mưa từ 1048,6 mm năm 1987, tăng vọt lên 1386 mm năm 1988, sau đó lại giảm xuống còn 996,7 mm vào năm 1989).
- Đến 10 năm tiếp theo (1990 - 1999), lượng mưa không còn duy trì được sự ổn định, mà thay vào đó là sự biến động liên tục qua từng năm. Lượng mưa năm 1991 là 1462,8 mm, tăng lên 1824 mm vào năm 1992, đến
năm 1993 lại giảm mạnh còn 1284 mm. Các năm tiếp theo lượng mưa tăng cao đột biến lần lượt là 1906,5 mm (năm 1994), 2069,5 mm (năm 1995), sau đó có giảm nhưng vẫn ở mức cao (năm 1996 là 1797 mm, năm 1997 là 1844,2 mm). Đến năm 1998, lượng mưa tụt xuống còn 1447,2 mm. Năm 1999, lượng mưa lại tăng cao lên 1738,7 mm.
- Từ năm 2000 đến năm 2010, do các tác động của biến đổi khí hậu, sự biến động của lượng mưa tại huyện Tuần Giáo ngày càng lớn và rõ rệt, gây ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của người nông dân.
+ Năm 2000, lượng mưa là 1601,7 mm, tăng dần lên 1726,4 mm năm 2001, và đạt lượng mưa cao nhất trong vòng hơn 30 năm vào năm 2002 (2123,9 mm).
+ Từ năm 2002 đến năm 2006, lượng mưa liên tục giảm từ 2123,9 mm xuống còn 1026,7 mm (thấp nhất trong vòng hơn 20 năm trở lại đây).
+ Năm 2008, lượng mưa lại tăng đột biến từ 1443,2 mm (năm 2007) lên 2100,1 mm, xấp xỉ mức cao nhất năm 2002. Sau đó lượng mưa lại giảm mạnh xuống còn 1339,6 mm (năm 2009) và 1472,3 mm (năm 2010).
- Hướng gió: Thịnh hành là hướng Tây nam. Tốc độ gió bình quân Vtb = 2,37 m/s. Tốc độ lớn nhất Vmax = 12,4m/s. Ngoài ra còn ảnh hưởng gió mùa Đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió lào vào tháng 3, tháng 4 với khí hậu khô nóng ảnh hưởng tới nhiều loài cây trồng.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm huyện Tuần Giáo đạt khoảng 20 - 220C, đây là nhiệt độ khá lý tưởng cho sự phát triển kinh tế Nông - Lâm nghiệp, nhưng do địa hình Tuần Giáo tương đối phức tạp, nhiều núi và có dốc cao do vậy biên độ chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm vào khoảng 100C - 150C (mùa hè nhiệt độ trung bình vào khoảng 28,60C, mùa đông nhiệt độ trung bình vào khoảng 15,20C), có những ngày vào mùa hè nhiệt độ lên đến 370C - 380C và có ngày nhiệt độ xuống chỉ còn 10C - 20C.
(Nguồn: FAOSTAT database, 2012) [17]
Hình 3.2: Biểu đồ nhiệt độ trong 30 năm qua của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Nhìn vào hình 3.2 ta thấy nhiệt độ hơn 30 năm qua ở huyện Tuần Giáo, ta nhận thấy, nhiệt độ trung bình trong khoảng 20 năm (từ 1980 đến 2000) không có sự dao động lớn giữa các năm. Năm 1986 là năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất (19,50C). Các năm còn lại có sự dao động về nhiệt độ không đáng kể (xấp xỉ 21,20C - 21,50C).
Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây, biên độ dao động nhiệt độ khá rõ rệt. Năm 2003, nhiệt độ giảm mạnh, nhiệt độ trung bình chỉ đạt 18,40C, các năm tiếp theo nhiệt độ trung bình tăng liên tục và tăng nhanh. Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn cao (xấp xỉ 220C), đạt đỉnh 220C vào năm 2010.
Qua biểu đồ nhiệt độ và lương mưa trung bình hơn 30 năm qua ở huyện Tuần Giáo, ta có thể thấy sự ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ
các năm cao, đồng thời lượng mưa giảm rất lớn. Gây khó khăn lớn, trực tiếp đến đời sống của người dân và đặc biệt là sản xuất nông - lâm nghiệp,
- Độ ẩm: Tuần Giáo là huyện miền núi, có độ ẩm tương đối cao, trung bình đạt khoảng 84%, trong đó mùa mưa độ ẩm đạt tới 88%, mùa khô giảm xuống chỉ còn khoảng 78%. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.896 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 11 (203 giờ) và tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 7 (115 giờ).
Điều kiện giao thông
Với vị trí địa lý xa trung tâm đô thị; hệ thống giao thông, nhất là giao thông nội bộ chưa phát triển nên khả năng giao lưu hàng hóa của Tuần Giáo với các địa phương khác trong tỉnh với các tỉnh khác trong vùng còn nhiều hạn chế. Đây là một bất lợi lớn cho huyện trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu hệ thống giao thông được nâng cấp thì khả năng tiếp cận thị trường của huyện sẽ được tăng cường, cơ hội phát triển cho sản xuất hàng hóa được mở rộng sẽ góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân (Phạm Thị Tuyên, 2013) [14].