Tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số hệ thống cây trồng luân canh, xen canh cây đậu tương và cây lương thực tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên (Trang 27)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới

Trên thế giới, cây đậu tương là cây trồng quan trọng, đứng ở vị trí thứ 4 sau lúa mì, lúa nước, và ngô. Cây đậu tương là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, đặc biệt là có khả năng cải tạo đất rất tốt. Vì vậy mà cây đậu tương trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới (Vũ Đình Chính, 2010) [3].

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây được trình bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm gần đây Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2006 95.27 23,29 221.91 2007 90.31 24,37 219.67 2008 96.44 23,97 231.21 2009 99.37 22,44 222.98 2010 102.38 25,55 261.57

(Nguồn: FAOSTAT database, 2012) [17]

Qua bảng 1.1 cho thấy sản xuất đậu tương trên thế giới tăng lên cả về diện tích và sản lượng.

Về diện tích: Qua bảng 1.1 cho thấy diện tích trồng đậu tương trên toàn thế giới giảm trong giai đoạn 2006 - 2007, và tăng nhanh trong giai đoạn từ 2008 - 2009. Năm 2006 diện tích trồng đậu tương trên thế giới là 95,27 triệu ha, năm 2010 cả thế giới trồng được 102.38 triệu ha tăng 7,11 triệu ha.

Về năng suất: Năm 2006 năng suất đậu tương thế giới đạt 23,29 tạ/ha đến năm 2010 tăng lên 25,55 tạ /ha. Năng suất đậu tương, diện tích tăng nhanh nên sản lượng đậu tương trên toàn thế giới năm 2010 đạt 261,57 triệu tấn.

Mặc dù cây đậu tương được trồng trên khắp thế giới nhưng khoảng 80% sản lượng đậu tương được sản xuất ở 4 nước là: Mỹ, Brazil, Argentina và trung Quốc (Vũ Đình Chính, 2010) [3]. Tình hình sản xuất đậu tương của 4 nước này được thể hiện qua bảng 1.2.

Bảng 1.2 cho thấy quốc gia đứng đầu về sản xuất đậu tương trên thế giới là nước Mỹ. Đặc biệt năng suất đậu tương tại Mỹ cao hơn rất nhiều so với năng suất bình quân của các nước thế giới. Năm 2010, trong khi năng suất bình quân của thế giới chỉ đạt 25,55 tạ/ha, thì năng suất đậu tương tại Mỹ đã đạt 29,22 tạ/ha.

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương năm 2010 của 4 nước đứng đầu thế giới

Tên Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Mỹ 31,00 29,22 90,60 Brazil 23,29 29,41 68,51 Argentina 18,13 29,05 52,67 Trung Quốc 85,16 17,71 15,08

(Nguồn: FAOSTAT database, 2012) [17]

Năm 2010, Brazil trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương. Quốc gia đứng thứ ba sau Mỹ và Brazil về sản xuất đậu tương là Argentina. Tại quốc gia này đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì. Từ năm 1961 - 1962 chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu tương. Nên cây đậu tương được phát triển khá mạnh. Cũng nhờ vào chính sách hỗ trợ mà diện tích trồng và sản lượng được tăng đều hàng năm. Năm 2010 diện tích đậu tương tại Argentina đạt 18,13 triệu ha, năng suất đạt 29,05 tạ/ha và sản lượng đạt 52,67 triệu tấn.

Trung Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 4 trên toàn thế giới về sản xuất đậu tương. Nhưng do dân số của Trung Quốc gia tăng mạnh mà Trung Quốc dần trở thành Quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mỗi năm Trung Quốc cần có 25 - 30 triệu tấn, trong khi đó sản xuất trong nước mới đạt 15 - 17 triệu tấn (Lê Quốc Hưng, 2007) [7].

Hiện nay, vùng Đông nam Á cũng là một vùng trọng điểm của công tác phát triển giống đậu tương và được ưu tiên hàng đầu trong hệ thống nông nghiệp. Tại Indonesia , các nhà nghiên cứu chọn tạo nhằm mục đích cải tiến giống có năng suất cao trồng được ở vùng đất thấp sau vụ thu hoạch lúa, với thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70 - 80 ngày, chống chịu bệnh gỉ sắt và có

hạt thon dài (Sumarno và T.Adisan wanto, 1991) [21]. 13 giống có năng suất cao đã được tạo ra và được khuyến cáo gieo trồng trong đó có giống Wilis được trồng phổ biến nhất, giống này có thời gian sinh trưởng 85 ngày, năng suất bình quân đạt 25 tạ/ha. Việc cải tiến giống đã góp phần đưa năng suất đạt 25 tạ/ha, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với môi trường không thuận lợi (đất không cày bừa; đất khó tiêu nước), chất lượng hạt được tăng lên, tăng khả năng chống đổ... (Sumarno và T.Adisan wanto, 1991) [21]. Qua chọn lọc mà họ đã chọn ra được một số giống trồng được trên đất ướt sau vụ thu hoạch lúa với việc làm đất và không làm đất trong mùa khô mà vẫn cho năng suất 14,7 - 16,8 tạ/ha như các giống Kerinci, Lompobatang, Rinjani, (Buitrago và cs, 1971) [15]. Các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu cây trồng Thái Lan đã nghiên cứu việc sử dụng DNA marker đẻ xác định gen kháng bệnh gỉ sắt đậu tương đều tập trung vào việc xây dựng tính kháng cho cây chủ. Các nhà nghiên cứu sơ bộ cho thấy có 3 DNA marker có liên quan đến tính chống chịu gỉ sắt ở đậu tương (Pitaksa và cs, 1998) [20].

Sự tương tác giữa giống và môi trường có vai trò quan trọng trong quá trình cải lương giống cây trồng nông nghiệp nói chung và cây đậu tương nói riêng. Đối với cây đậu tương đã có một số kết quả nghiên cứu về sự tương tác giữa các giống với môi trường khác nhau.

Byth và Weber (1986) [16] cho thấy có sự tương tác cao giữa các giống với môi trường cho năng suất hạt và sự tương tác rất thấp cho chiều cao cây, còn tương tác trung bình cho kích thước hạt, sự đổ sớm, hàm lượng đạm và hàm lượng dầu.

Liu và cs (2008) [19] cho rằng trong một điều kiện môi trường cụ thể năng suất đậu tương sẽ đạt đến mức tối đa nếu chỉ số diện tích lá tăng đến mức tối thích trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số hệ thống cây trồng luân canh, xen canh cây đậu tương và cây lương thực tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)