3. Ý nghĩa của đề tài
1.3. Những kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu
Qua phần trình bày về cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tình hình sản xuất cây đậu tương, kỹ thuật trồng luân và xen canh cây đậu tương cho thấy:
Các công thức luân canh và xen canh cây trồng là yếu tố trung tâm trong hệ thống cây trồng, nó quyết định đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Việc xây dựng các công thức luân, xen canh cây trồng hợp lý phải căn cứ vào các nghiên cứu về:
+ Điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước,... + Điều kiện kinh tế kỹ thuật như cơ sở vật chất, giống, thời vụ,...
+ Điều kiện xã hội như dân số, lao động, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ và chính sách.
Việc đưa cây đậu tương vào các công thức luân canh hoặc xen canh với cây lúa, cây ngô và các ngũ cốc khác đã được nhiều công trình nghiên cứu cho rằng là tăng năng suất các cây trồng và hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng trong thực tế sản xuất những kỹ thuật này chưa được đánh giá một cách khoa học về hiệu quả kinh tế, những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng, các tác động cộng hưởng mang lại từ việc luân canh và trồng xen cây đậu tương. Thiếu những thông tin này nên việc mở rộng ra ngoài sản xuất đặc biệt là các vùng sản xuất nông nghiệp khó khăn của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp các địa phương có cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển bền vững những hệ thống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU