Tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số hệ thống cây trồng luân canh, xen canh cây đậu tương và cây lương thực tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên (Trang 41)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1.1. Tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, của Việt Nam phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [22].

Vị trí địa lý

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km đường bộ. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 40,861 km. Trên tuyến biên giới Việt - Lào có 2 cửa khẩu đã được mở là cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc, cửa khẩu quốc tế Tây Trang và 3 cửa khẩu phụ khác. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu quốc gia; là đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc.

Tổ chức hành chính và nguồn nhân lực

Tổ chức hành chính: Tỉnh Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.554 km2 (chiếm 2,8% diện tích tự nhiên cả nước) gồm 9 đơn vị hành chính là: Thành phố Điện Biên Phủ (trung tâm tỉnh lỵ), thị xã Mường lay, huyện Mường Nhé, huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và huyện Mường Ảng; gồm 112 xã phường thị trấn.

Dân số, lao động: Dân số trung bình năm 2010 của tỉnh Điện Biên là 501,4 ngàn người, mật độ dân số bình quân 52 người/ km2, là một trong

những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc Mông chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng... Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc. Số lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2010 là 286 ngàn người chiếm 57% dân số. Hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 272 ngàn người, trong đó hầu hết là lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 80,6% tổng số lao động đang làm việc; lao động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6,3% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 13,1%. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn, khoảng 14 ngàn người, chiếm 4,9% tổng số lao động có khả năng lao động.

Về tài nguyên đất đai

Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 955.409 ha. Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 479.817 ha, chiếm 50,2% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 111.749 ha, chiếm 11,6% diện tích tự nhiên; đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 367.398 ha, chiếm 38,5% và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 670 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất chưa sử dụng của Điện Biên còn rất lớn, tới gần 400 ngàn ha, chiếm hơn 40% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất dốc chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp

Điện Biên tập trung phát triển sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 210 nghìn tấn. Phát triển các loại cây công nghiệp, trọng tâm là cao su và cây cà phê. Tỉnh huy động nguồn lực thực hiện đề án phát triển đàn trâu bò thịt, phấn đấu tốc độ tăng đàn gia súc hàng năm khoảng 5 - 6%.

Về phát triển nông thôn

Phát triển hệ thống khuyến nông, dịch vụ thủy nông, thú y, bảo vệ thực vật, thông tin liên lạc, văn hóa, xã hội, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp đặc biệt hỗ trợ các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn để xoá đói giảm nghèo; tạo điều kiện để nông dân tiếp cận được các dịch vụ về y tế, giáo dục, văn hóa, cải thiện đời sống. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (thuỷ lợi, nước sinh hoạt, giao thông nông thôn, điện và bưu chính viễn thông, hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa nông thôn).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số hệ thống cây trồng luân canh, xen canh cây đậu tương và cây lương thực tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)