Quy trình dạy học bài “Thao tác lập luận so sánh” có sử dụng SĐTD

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài thao tác lập luận so sánh trong SGK ngữ văn 11 (Trang 35)

thể hiện được cả hai nội dung chính của bài và chỉ ra được những kiến thức cơ bản cần nắm được.

Sau khi HS làm bài, GV nhận xét và đưa ra SĐTD hoàn chỉnh như sau:

2.5. Quy trình dạy học bài “Thao tác lập luận so sánh” có sử dụngSĐTD SĐTD

Qua nghiên cứu bài học, chúng tôi đưa ra quy trình dạy học bài “Thao tác lập luận so sảnh” như sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.

- Bước 2: Chuấn bị phương tiện và phương pháp dạy học.

- Bước 3: Xác định các khâu của quá trình dạy học sử dụng SĐTD. - Bước 4: Thiết kế các SĐTD phù họp với nội dung bài học.

- Bước 5: Triển khai nội dung của bài học có sử dụng SĐTD. ố\cM èUl Wu <& Tlinrar á11^ liniranét toữrt^'

Ở bước 1, chúng ta không sử dụng SĐTD, tuy nhiên việc xác định mục tiêu bài học là rất cần thiết. Nó định hướng cho chúng ta những kiến thức cần phải nắm bắt và những nội dung liên quan để hiểu vấn đề hơn. Ngoài ra phần này còn giúp GV và HS chuẩn bị tốt những tài liệu tham khảo liên quan khi soạn bài, và có định hướng khi tiếp xúc với một bài mới. Bài “Thao tác lập luận so sảnh” cũng vậy. Mục tiêu của bài là giúp HS hiểu thế nào là lập luận so sánh, các dạng lập luận so sánh, vai trò của thao tác lập luận so sánh tronglàm văn nghị luận và biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Như vậy việc xác định mục tiêu bài học là vô cùng quan trọng.

Bước 2: Chuấn bị phương tiện và phương pháp dạy học. Ớ phần này chúng ta cũng không sử dụng SĐTD. GV và HS chuẩn bị những phương tiện như SGK, sách vở, bài chuấn bị ở nhà và các tài liệu khác như tranh ảnh, phương tiện hỗ trợ khác làm cho bài học sinh động, hấp dẫn hơn. GV chuẩn bị các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung bài học, dễ dàng cho việc tiếp nhận của HS, việc lực chọn phương pháp phù hợp cũng là điều làm nên một giờ dạy học thành công mà hiệu quả của nó được đo bằng việc HS tiếp thu bài học như thế nào. Một giờ dạy tốt sẽ vận dụng các phương pháp phù hợp kích thích được sự ham mê và học hỏi của HS nên hiệu quả học tập cao, nắm bài ngay trên lóp là một điều thành công với người GV. Ngược lại, kết quả sẽ không cao và giờ học diễn ra nhàm chán.

Bước 3: Xác định các khâu của quá trình dạy học sử dụng SĐTD. SĐTD'sử dụng hiệu quả trong việc thể hiện những mối quan hệ lô-gic giữa các sự vật, hiện tượng được nói đến. Trong bài học này, SĐTD được sử dụng trong quá trình dạy học cụ thể là hình thành kiến thức mới và tổng kết bài. Đây là những nội dung kiến thức lô-gic liên quan đến nhau, việc sử dụng SĐTD là phù hợp hơn cả. Trong phần (I), để làm rõ những yêu cầu và mục đích khi sử dụng thao tác (hình thành kiến thức lí thuyết) thì SGK cũng đã nói rõ, tuy nhiên nó chỉ là những câu chữ rất dài và không gây được sự thu hút đối với HS. Sử dụng SĐTD trong phần này có thể làm rõ

3 6

vấn đề cần tìm hiểu một cách dễ dàng, gây được sự chú ý cho việc hình thành kiến thức. Nhìn vào sơ đồ, các đối tượng nội dung được thể hiện hầu như đầy đủ và khi GV giảng bài, áp dụng vào sơ đồ thì HS dễ dàng hình dung, hiểu nội dung đang tìm hiểu. Ở phần (II), tương tự như phàn (I), hình thành kiến thức về cách so sánh qua ví dụ nên việc tường minh ví dụ đó là rất cần thiết. Vẽ sơ đồ cũng nhằm mục đích thể hiện ngữ liệu một cách rõ ràng. Nhìn vào sơ đồ thì cả GV và HS đều dễ dàng giảng và nắm bắt vấn đề, các bước để so sánh cũng được thực hiện khi HS thiết kế SĐTD cho riêng mình về nó. Và khi GV chốt lại, kết luận về cách làm thì vô hình chung HS đã nắm bắt được qua thực hành, và hiệu quả học ở trên lóp cũng tot. Phan (III), là phần tổng kết, việc sử dụng SĐTD là hết sức phù hợp. Nó kết lại được ý chính mà tiết học, bài học cần HS tiếp thu. Và nó được sử dụng rộng rãi trong học tập của các em nên việc sử dụng là rất quen thuộc và phù họp với tâm lí, mong muốn của các em.

Bước 4: Thiết kế các SĐTD phù hợp với nội dung bài học. Vì SĐTD được thiết kế tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi người nên sẽ có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nó vẫn phải bảo đảm được hiệu quả khi sử dụng, đó là sự thuận tiện khi thiết kế, thể hiện một cách ngắn gọn mà đầy đủ về nội dung cần đạt. Ngoài ra thì tính thẩm mĩ cũng được coi trọng.

Trong bài học chúng ta thiết kế ba SĐTD theo tiến trình bài học. Sơ đồ thứ nhất thể hiện ví dụ phục vụ cho việc hình thành kiến thức về yêu cầu, mục đích khi sử dụng SĐTD. Ớ phần trung tâm sẽ là luận điếm được nói tới (yêu người là một truyền thống cũ). Tiếp đó là những nhánh của sơ đồ. Có hai nhánh, nhánh thứ nhất thể hiện quan điểm “yêu người” của các tác phẩm khác (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều) và nội dung các tác phẩm đó thể hiện lòng yêu người ở cõi sống và ở một hạng người, đó là người phụ nữ. Nhánh thứ hai thể hiện lòng thương người thể hiện trong “Văn chiêu hồn”, nhưng là thương người ở cõi chết và tất cả mọi loại người trong xã hội được đề cập đến. Như vậy, sơ đồ thể hiện được các yếu

tố cần để GV và HS rút ra những mục đích và yêu cầu cần khi thực hiện thao tác lập luận này. Ngoài ra để làm nổi bật SĐTD, chúng ta thiết kế một sơ đồ cân đối có hai nhánh và các nhánh được thể hiện bằng những gam màu khác nhau để sơ đồ phong phú, cuốn hút. Tùy thuộc vào sự sáng tạo của người thiết kế mà sơ đồ đẹp, thể hiện được những điều cần làm rõ hay không.

Sơ đồ thứ hai cũng cần thể hiện sao cho khi nhìn vào thì ta có thể hình dung ra được quá trình hình thành sơ đồ thể hiện ví dụ cũng là từng bước để hình thành nên cách so sánh (mục đích và những lun ý khi sử dụng SĐTD, hiệu quả mà nó mang lại). Đẩu tiên là xác định luận điếm của bài viết, chính là vấn đề trung tâm của SĐTD (quan niệm soi đường). Sau đó thế hiên hai nhánh là hai hướng quan niệm, một của Ngô Tất Tố, một là của các tác giả khác. Nguyễn Tuân sử dụng lí lẽ, dẫn chứng là các quan niệm khác khi nói về vấn đề nông dân để khẳng định sự “soi đường” đúng đắn của tác giả “Tắt đèn”, chỉ ra con đường đứng lên đấu tranh để giành tự do cho mình, và thực tế thì con đường này hoàn toàn đúng đắn. Và, ta còn thấy thái độ của tác giả đối với những quan niệm khi bàn về vấn đề dân cày. Như vây, các bước thể hiện sơ đồ cũng là các bước cần thiết để hình thành nên các so sánh.

Sơ đồ thứ ba tổng kết bài học, ứng với hai phần cua bài thì sơ đồ cũng có hai nhánh thể hiện, ở giữa là tên bài học. Một nhánh thể hiện mục đích, yêu cầu của thao tác LLSS, một nhánh thể hiện cách so sánh. Trong mỗi nhánh lớn đó của sơ đồ lại thể hiện những nhánh nhỏ hơn là nội dung cụ thể của từng mục mà HS cần nắm bắt. Đây là sơ đồ tổng quát, nhiều nội dung kiến thức, cho nên cần thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc để khi nhìn vào có thể nắm bắt được luôn vấn đề cần quan tâm.

Bước 5: Triển khai nội dung của bài học có sử dụng SĐTD. Trong bài học, các nội dung được sử dụng SĐTD để hình thành kiến thức mới. Phan (I) HS phải biết được khái niệm so sánh, GV nêu thêm các kiến thức về việc phân loại so sánh,

3 8

các kiến thức trọng tâm là phải nêu được mục đích, yêu cầu của thao tác này. Qua việc phân tích ví dụ (được thể hiện bằng SĐTD) thì những yêu cầu này sẽ được làm rõ, hình thành. HS qua câu hỏi gợi mở của

GV thì tìm câu trả lời, cuối cùng GV chốt lại các kiến thức cơ bản của mục này, cơ bản như sau. Khái niệm so sánh: So sánh là một thao tác lập luận được dùng để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng và qua sự so sánh ấy mà giúp con người làm rõ đặc điếm, vai trò và giá trị của vấn đề được bàn luận. Các mục đích, yêu cầu của thao tác này, mục đích: Tìm ra nét riêng biệt của đối tượng được bàn đến.Yêu cầu: Đối tượng được đem so sánh phải có mối quan hệ hoặc điếm chung với nhau, so sánh phải tìm ra được nét tương đồng hoặc dị biệt.

về mục (II), qua việc vẽ SĐTD, các em đã bước đầu hình thành được những kiến thức cơ bản, tuy rằng làm theo yêu cầu chưa có sự hướng dẫn bài bản của GV. Khi được yêu cầu vẽ SĐTD và trả lời những yêu cầu trong SGK về bài, các em đã dễ dàng trả lời từng ý nhỏ, từ việc hiểu những ý đó thì việc khái quát nên cách làm bài lại rất gần với sự hiểu biết, tư duy của các em. Qua sơ đồ, chúng ta thấy các đối tượng được hiển thị và vấn đề cần so sánh cũng được thể hiện, việc xâu chuỗi lại cũng đơn giản hơn. Cách so sánh được rút ra như sau:

+ Phải tìm ra luận điếm chính, bình diện chung của hai đới tượng được so sánh.

+ Xác định được đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh. + Tiến hành so sánh.

+ Rút ra kết luận.

Ớ mục (III), có một sơ đồ tống kết sau khi hoàn thành bài học. Mục đích phải ghi nhớ, nắm được những nội dung thiết yếu của bài vừa được học. Quá trình dạy học trên sẽ được hiện thực hóa khi biên soạn, thiết kế giáo án bài học “Thao tác lập luận so sảnh”.

Chương này chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phần sử dụng sơ đồ tư duy vào bài học “Thao tác lập luận so sảnh” trong SGK Ngữ văn 11 (tập một). Những vấn đề trình bày ở phần này chủ yếu làm rõ những vấn đề lí thuyết, định hướng những điều cần làm ở phần thực nghiệm. Đây cũng là phần mà nội dung bài học được tỉm hiếu kĩ lưỡng, phần nào sử dụng SĐTD và phần nào không, cách áp dụng như thế nào. Tóm lại, đây là phần áp dụng nhũng vấn đề lí thuyết vào trong bài học cụ thể.

Chương 3 THựC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài thao tác lập luận so sánh trong SGK ngữ văn 11 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w