Bài “Thao tác lập luận so sảnh” trong SGK Ngữ văn 11 (bộ chuấn) trang 79 gồm hai phần lớn cũng là hai nội dung chính của bài.
Nội dung thứ nhất là phần (1): Mục đích, yêu cầu của TTLLSS. Đây chính là phần được triển khai với dụng ý giúp cho HS nắm được căn cứ sử dụng TTLL so sánh, đồng thời giúp các em xác định mục đích khi sử dụng thao tác này, đó là: làm sáng tỏ, làm vững chắc thêm luận điếm của mình. Ví dụ chứng minh trong SGK:
2 8
Neu Chế Lan Viên viết “Yêu người là một truyền thống cũ. Với văn “Chiêu hồn ” thì cả loài người được bàn đến Đó là một nhận định nhưng chưa rõ ràng, chưa có chứng cứ. Đe triển khai nhận định trên, Chế Lan Viên đã đi từng bước, đưa dẫn chứng so sánh, đối chiếu để cuối cùng thuyết phục ta thừa nhận nhận định của ông là đúng. Các chứng cứ như “Chinh phụ ngâm ”, “Cung oản ngâm khúc ” nói về một người (người phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa, người cung nữ bị vua lạnh nhạt...); “Truyện Kiều” nói đến một xã hội (từ tài tử giai nhân đến bọn lưu manh gian ác, từ quan võ đến quan văn, từ đại thần đến thư lại, lính tráng, từ người dân thường đến thay tu, thầy củng...); Đen văn “Chiêu hòn ” (Vãn tế thập loại chủng sinh), ta thấy cả loài người lúc sống và lủc chết. “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, “Chiêu hồn ” mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết.
Qua một loạt so sánh, ta thấy cụ thể hơn, sinh động hơn ý của tác giả. Do đó, bài văn có sức thuyết phục hơn.
Ngoài ra, qua hệ thống CH, ta còn thấy một nội dung quan trọng nữa, đó là yêu cầu của TTLLSS: đối tượng được đem so sánh phải có mối quan hệ hoặc điểm chung vói nhau và so sánh tìm ra nét tương đồng hoặc tìm ra nét dị biệt.
Phần thứ hai cung cấp kiến thức giúp các em biết được cách tiến hành lập luận so sánh. Tiếp tục biện pháp quy nạp được sử dụng ở phần (I), phần (II) tác giả đưa ra ngữ liệu để phân tích với hệ thống CH bên dưới. Mỗi CH là một gợi ý để các em so sánh, và đó cũng là cách thức chung khi thực hiện thao tác so sánh.
Ngữ liệu ở phần (II):
Nguyên Tuân đã so sảnh quan niệm của Ngô Tất Tố với quan niệm của hai loại người: Loại chủ trương “cải Ỉươỉĩg hương ấm ”, họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục thì đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao. Loại thứ hai là loại người hoài co, họ cho rằng chỉ cẩn trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch ngày xưa với ngư, tiều, canh, mục thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.
Căn cứ để so sánh những quan niệm “soi đường” trên là những tiêu chí so sánh (so sánh ở mặt nào, điểm nào) rõ ràng và kết luận rút ra phải liên quan đến tiêu chí đó?
Với CH trên, GV cần hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu để rút ra nhận xét: theo Nguyên Tuân, giả trị soi sảng con đường nông dân phải đi của “Tăt đèn ” cao hơn tác phấm của những người theo chủ nghĩa cải lương, hoặc theo khuynh hướng hoài cố. Cho nên, các mặt khác của tác phấm như sự đa dạng phong phủ của cảnh đời, sức hấp dân của lời vẫn... Nguyên Tuân chưa bàn đến.
Cũng từ đó, GV hướng dẫn HS rút ra mục đích của sự so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai loại người cải lương và hoài cô. Nguyên Tuân đã làm nối bật cải đủng của Ngô Tất To: người nông dân phải đứng lên chong lại những kẻ áp bức, bóc lột mình. Đó là sự so sảnh khác nhau. Và kết luận rút ra từ kết quả phân tích trên và cũng là cách so sánh đó là:
Đổi tượng (sự vật, sự việc, hiện tượng) đưa ra so sảnh phải có mối liên hệ với nhau về một mặt, một phương diện nào đấy.
So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng.
Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng... được chính xác, sâu sắc hơn.
Đe củng cố nội dung bài học, có phần Luyện tập trong SGK để học sinh vận dụng những kiến thức vừa học.