Đáng giá chung về thực trạng dạy học bài “Thao tác lập luận so sánh”

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài thao tác lập luận so sánh trong SGK ngữ văn 11 (Trang 27)

sánh”

Qua việc điều tra, thăm dò ý kiến của GV và HS, chúng tôi nhận thấy SĐTD có thể sử dụng hiệu quả trong dạy Làm văn nói chung và bài “Thao tác lập luận so sảnh” nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng nó còn có nhiều khó khăn ở cả phía giáo viên và HS.

Đối với GV, các thầy cô chưa mạnh dạn sử dụng SĐTD vào tất cả các khâu của quá trình học tập. Nhiều thầy cô còn ngại đổi mới và chưa chú ý đến hiệu quả mà pp này mang lại.

Đối với HS, các em đã có nhận thức mới và thấy được ưu điếm của SĐTD trong học Làm văn nhưng việc ứng dụng nó chưa nhiều. Đôi khi các em còn ngại khó và ỷ lại vào sự dẫn dắt của GV mà chưa chủ động, tích cực làm việc. Tuy vậy, với những ưu điểm lớn mà SĐTD mang lại trong dạy học thì cả GV và HS sẽ quan tâm và ứng dụng nhiều hơn.

Tiểu kết chương 1

Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu về cơ sở lí luận và thực trạng dạy học bài

“Thao tác lập luận so sảnh” và chúng là định hướng cho việc thiết kế tiến trình tổ chức quá trình dạy học mà đề tài đang nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xác định và thiết kế tiến trình dạy học bài “Thao tác lập luận so sảnh” có sử dụng SĐTD ở chương 2.

Chương 2

DẠY HỌC BÀI “THAO TÁC LẬP LUẬN so SẢNH” TRONG SÁCH GIÁO

KHOA NGỮ VĂN 11 CÓ sử DỤNG sơ ĐÒ TƯ DUY 2.1. Mục đích của việc dạy học bài “Thao tác lập luận so sánh99

Một trong những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận là dùng những lí lẽ, lập luận để tạo cho bài viết sự chặt chẽ, lô-gic, chính điều này tạo nên được sức hấp dẫn, thu hút đối với người tiếp nhận.Cũng bởi vậy, khi tiến hành lập luận, người ta nhận thấy có nhiều TTLL được dùng trong kiểu văn này: phân tích, bình luận, giải

thích, bác bỏ, chứng minh,... TTLLSS không nằm ngoài hệ thống các thao tác đó. Ưu điểm của TTLLSS là làm nổi bật lên được sự vật

- sự việc trong sự đối sánh với các sự vật - hiện tượng tương đồng hoặc tương phản khác mà từ đó làm nổi bật lên vấn đề cần quan tâm và tạo sự thuyết phục, lôi cuốn người đọc.

Dạy học bài “Thao tác lập luận so sảnh” không nằm ngoài việc giúp cho HS thấy được ưu điểm của thao tác này, mục đích khi thực hiện nó và giúp cho HS biết cách so sánh tạo cho bài văn nghị luận có chiều sâu, có liên hệ, mở rộng, giúp các em không lúng túng khi làm một bài văn nghị luận. Bài “Thao tác lập luận so sánh” giúp các em tổng hợp kiến thức đã có để so sánh với đối tượng cần nói tới. Do vậy, kiến thức cũ được ghi nhớ tốt hơn, kiến thức mới càng được làm phong phú. Vì vậy, qua bài học HS vận dụng được kiến thức vào bài làm của mình trong quá trình tạo lập văn bản, và việc viết văn nghị luận dễ dàng hơn. Với ý nghĩa đó, việc dạy học bài này trong chương trình Ngữ văn hướng tới các mục đích sau:

về kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là lập luận so sánh, các dạng lập luận so sánh và vai trò của thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận.

về kĩ năng: Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.

về thái độ: Có ý thức vận dụng thao tác này một cách đúng đắn, linh hoạt trong quá trình làm văn nghị luận nói riêng và trong làm văn nói chung.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài thao tác lập luận so sánh trong SGK ngữ văn 11 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w