Xác định các đơn vị kiến thức trong bài “Thao tác lập luận so

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài thao tác lập luận so sánh trong SGK ngữ văn 11 (Trang 30)

sánh” có thể sử dụng SĐTD

Ở trong bài “Thao tác lập luận so sánh” chúng ta có thể sử dụng SĐTD vào trong các nội dung sau:

Ở phần (I) có thể sử dụng SĐTD khi phân tích ví dụ của Chế Lan Viên về điểm giống và khác nhau giữa quan điểm “yêu người” của tác phẩm khác với “ Văn chiêu hồn ” của Nguyễn Du.

3 0

Mục đích của phần này nhằm giúp cho HS có được những hiểu biết về so sánh, tường minh những nội dung lí thuyết mà SGK nêu ra trước đó. Đồng thời HS nắm được kiến thức khi vận dụng vào thực hành với những câu hỏi gợi ý ở phần ví dụ. Vận dụng SĐTD vào ví dụ cho ta một cái nhìn tổng quan. Vừa nêu được nội dung của ví dụ lại vừa cho ta thấy rõ sự giống, khác nhau của các văn bản khi cùng nói về truyền thống yêu người, bởi ấn tượng thị giác về sơ đồ cùng màu sắc giúp HS dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn. Rất ngắn gọn nhưng SĐTD lại thể hiện một cách đầy đủ, chính xác về các đối tượng so sánh và được so sánh cũng như vấn đề so sánh là gì (“Yêu người, đó là một truyền thống cũ”, được làm nổi bật là hình ảnh trung tâm, là luận điểm của đoạn so sánh lập luận này). Các đối tượng được thể hiện rõ ràng là các nhánh của sơ đồ, nó mang những nội dung riêng, nhìn vào đó ta có thể thấy rất rõ ràng các ý kiến khác nhau thể hiện tư tưởng của các tác giả. Và điều quan trọng là bằng nhũng từ ngữ rất ngắn gọn nhưng ta đã thấy được thái độ, sự tinh tế của Chế Lan Viên khi nhận ra được một điều mới mẻ, thế hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả Nguyễn Du khi hướng ngòi bút của mình tới những con người khi đã ở cõi chết. Như vậy với những ưu điểm của mình,

SĐTD được lựa chọn sử dụng ở đây làm cho những vấn đề lí thuyết được sáng rõ, HS nắm bài một cách nhanh nhất. GV dễ dàng chỉ ra những mục đích và yêu cầu khi sử dụng TTLLSS.

Ở phần (II), sử dụng SĐTD khi so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố với những quan niệm khác nhằm mục đích chỉ ra cách so sánh, phục vụ cho việc so sánh của các em được chính xác, các đối tượng được đem ra so sánh phải cùng có cùng căn cứ, không được so sánh những vấn đề không liên quan đến nhau. Và mục đích không phải là chê hay khen đối tượng so sánh hay đối tượng được so sánh mà nêu ra được những điểm giống và khác nhau giữa chúng để tìm ra những khía cạnh mà tác giả nghiên cứu mới mẻ. Ngoài ra khi so sánh xong các em phải nêu được ý kiến, quan điếm của mình, không để hiện tượng so sánh xong là để đấy mà không rút ra được kết luận hay bày tỏ điều mình muốn nói sau khi thực hiện thao

tác này, nó dẫn đến sự mơ hồ, không lô-gic chi người đọc và thao tác này trở thành một thao tác thừa không có giá trị, ưu điểm của thao tác không được phát huy.

Ở ví dụ trong SGK, so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố với những quan niệm trước đó, Nguyễn Tuân rõ ràng đã ủng hộ con đường mới mà tác giả “Tắt đèn” nêu ra, đó là con đường mới để dẫn tới chiến thắng của nhân dân khỏi những đau khổ. Cùng giống nhau ở những quan điểm nêu ra con đường cho người nông dân, nhưng rõ ràng khi so sánh với những quan điểm khác Nguyễn Tuân đã đánh giá cao con đường mà Ngô Tất Tố tiên phong cho nhân vật của mình, rộng ra là cho người cho người nông dân. Sự đối sánh giữa các quan điếm đã tạo nên sự hấp dẫn, thuyết phục cho bài văn, đây là điều cần thiết khi viết văn nghị luận. SĐTD có hai nhánh thể hiện điểm khác nhau giữa quan niệm của Ngô Tất Tố và các quan điểm khác. Nhìn vào sơ đồ, các đối tượng được thể hiện và điếm khác nhau giữa chúng cũng được nêu rõ ràng, thái độ của tác giả cũng được thể hiện. Như vậy, chỉ với sơ đồ ngắn gọn như vậy những câu hỏi trong SGK đã được giải quyết, dễ thuộc, như một mẫu để khi so sánh các vấn đề khác các em dựa vào đó để xác định những yếu tố cần và đủ cho việc so sánh. Đây cũng là các bước đế thực hiện so sánh. Vô hình chung, kiến thức sẽ được các em tiếp thu tự nhiên, nội dung kiến thức được hình thành tự nhiên, HS không khó đế tiếp thu.

GV còn có thể sử dụng một SĐTD trong phần tổng kết bài học. Tổng kết bài học đưa ra những nội dung cốt yếu nhất sau khi học xong bài, việc nắm bài trên lớp là rất quan trọng. Một SĐTD được sử dụng để tổng kết bài học giúp các em ghi nhớ có hệ thống bài học một cách ngắn gọn nhất. Ở trên sơ đồ này, các nội dung bài học được thế hiện chi tiết hay tóm lược là tùy thuộc vào mỗi người, tuy nhiên những nội dung chính, lớn, quan trọng thì đều được thế hiện ở đây. Bài học không còn là những dòng chữ dài, phải học thuộc một cách máy móc nữa mà là sự ghi nhớ tự nhiên, sơ đồ hóa nên việc học bài nắm bài dễ dàng hơn, tốn ít thời gian hơn, sự hứng thú với môn học tăng lên.

3 2

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài thao tác lập luận so sánh trong SGK ngữ văn 11 (Trang 30)