thời điểm cấp
Bảng 4.5 Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY để trị bệnh viêm gan vịt theo thời điểm cấp
Thời điểm cấp sinh phẩm Tổng số vịt (con) Số vịt sống (con) Tỷ lệ bảo hộ (%) ĐC 10 2 20b Sau 6h 30 26 86,6a Sau 12h 30 26 86,6a
Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ĐC: Đối chứng
Qua bảng 4.5 ta thấy tỉ lệ sống của vịt ở cả 2 nghiệm thức đều là 86,6%. Như vậy, kháng thể đã trung hòa được virus và bảo hộ được 86,6% vịt thí nghiệm. Kết quả trên cũng cho thấy rằng không có sự khác biệt ở hai nghiệm thức cấp sinh phẩm sau 6h và sau 12h công cường độc bằng virus viêm gan vịt type I với liều 103,0
LD50. Sự khác biệt không có ý nghĩa trên có thể được giải thích là do khoảng thời gian từ 6h đến 12h là quá ngắn để virus nhân lên đủ để trung hòa hết lượng kháng thể đưa vào và gây bệnh cho vịt.
4.4.2 So sánh hiệu quả trị bệnh viêm gan vịt type I của kháng thể IgY theo liều cấp liều cấp
Bảng 4.6 Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY để trị bệnh viêm gan vịt theo liều cấp Liều kháng thể (PD50) Hàm lƣợng KT (mg/0,5ml) Tổng số vịt (con) Số vịt sống (con) Tỷ lệ bảo hộ (%) ĐC 0,5 ml PBS 10 2 20c 10 1,35 20 16 80ab 30 4,05 20 18 90a 50 6,75 20 18 90a K.T.V 0,5 ml K.T.V 20 12 60b
Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) PD50: Liều bảo hộ 50% vịt thí nghiệm; ĐC: Đối chứng; K.T.V: Kháng thể K.T.V; KT: Kháng thể
Qua bảng 4.6 ta thấy tỷ lệ vịt sống sót trong nghiệm thức đối chứng là 20%, tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng liều 10 PD50 là 80%, tỷ lệ bảo hộ cao nhất là 90% khi sử dụng kháng thể IgY với liều 30 PD50 và 50 PD50, thấp nhất là 60% đối với nghiệm thức sử dụng kháng thể K.T.V (Hanvet). Sự khác biệt giữa nghiệm thức đối chứng với các nghiệm thức sử dụng kháng thể là có ý nghĩa thống kê (P = 0,000). Điều này cho thấy việc sử dụng kháng thể IgY đã mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh viêm gan vịt do virus thể hiện qua tỷ lệ bảo hộ vịt cao hơn.
Sự khác biệt về tỷ lệ bảo hộ vịt giữa các nghiệm thức sử dụng liều 10 PD50, 30 PD50 và 50 PD50 là không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được giải thích là do hàm lượng kháng thể ở 3 nghiệm thức có sự chênh lệch nhưng không đáng kể nên đã không tạo ra được sự khác biệt có ý nghĩa.
Tỷ lệ bảo hộ vịt ở nghiệm thức sử dụng sản phẩm K.T.V và nghiệm thức sử dụng liều kháng thể là 10 PD50 là khác nhau không có ý nghĩa. Tuy nhiên, có sự sai khác giữa lô sử dụng liều 30 PD50 và 50 PD50 với lô sử dụng kháng thể K.T.V (P = 0,028). Điều này cho thấy việc sử dụng kháng thể IgY với liều 30 PD50 và 50 PD50 là có hiệu quả cao hơn sử dụng kháng thể K.T.V thể hiện qua tỷ lệ bảo hộ vịt cao hơn có ý nghĩa.
Điều này có thể được giải thích là do hàm lượng kháng thể sử dụng trong 2 nghiệm thức dùng liều kháng thể 30 PD50, 50 PD50 là cao hơn so với nghiệm thức sử dụng liều 10 PD50 và nghiệm thức sử dụng sản phẩm K.T.V nên đã kết hợp được nhiều virus hơn và có tỷ lệ bảo hộ cao hơn. Mặt khác, chủng virus dùng để gây miễn dịch cho gà mái đẻ để tạo kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng là chủng được phân lập tại địa phương nên gần gũi với chủng virus dùng để công cường độc vịt nên có tỷ lệ bảo hộ cao hơn. Hơn nữa, kháng thể IgY mà chúng tôi thử nghiệm là loại kháng thể đã được tách chiết từ lòng đỏ trứng gà bằng phương pháp tủa muối AS nên còn rất ít tạp chất do đó vịt thí nghiệm không có phản ứng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của vịt.
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ