So sánh hiệu quả phòng bệnh viêm gan vịt typ eI của

Một phần của tài liệu thử nghiệm hiệu quả phòng và trị bệnh viêm gan do virus của kháng thể igy trên vịt con (Trang 41)

theo đƣờng cấp

Bảng 4.3 Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY để phòng bệnh viêm gan vịt theo đƣờng cấp Đƣờng cấp kháng thể Tổng số vịt (con) Số vịt chết (con) Số vịt sống (con) Tỷ lệ bảo hộ (%) ĐC 10 8 2 20b Uống 30 6 24 80a Tiêm ức 30 2 28 93,3a

Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ĐC: Đối chứng

Qua bảng 4.3 ta thấy tỷ lệ bảo hộ ở nghiệm thức đối chứng không tiêm kháng thể là 20%, ở nghiệm thức cấp kháng thể qua đường uống là 80% và 93,3% đối với nghiệm thức cấp kháng thể qua đường tiêm ức. Kết quả trên cho thấy việc cấp kháng thể viêm gan vịt type I cho vịt con 3 ngày tuổi bằng đường uống và tiêm bắp đều có tác dụng trong việc phòng bệnh viêm gan vịt do virus (thể hiện qua tỷ lệ bảo hộ vịt cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (P = 0,000)). Kháng thể được cấp qua đường tiêm ức có tỷ lệ bảo hộ là 93,3%, cao hơn so với đường uống (80%). Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (P = 0,129). Sự khác biệt này có thể được giải thích là do kháng thể bị mất một phần hoạt tính bởi acid trong dạ dày tuyến của vịt con khi chúng ta cấp kháng thể qua đường uống. Theo Shimizu et al (1988) thì

pH = 3. Mặt khác, pepsin trong đường tiêu hóa của gia cầm cũng ảnh hưởng đến hoạt tính của kháng thể IgY. Theo Hatta (1993) cho rằng IgY có tính đề kháng với trypsin hay chymotrypsin tiêu hóa nhưng hơi nhạy cảm với pepsin tiêu hóa. Còn khi ta cấp kháng thể bằng đường tiêm bắp thì kháng thể hấp thu nhanh vào máu mà không phải chịu những điều kiện bất lợi trên. Tỷ lệ vịt sống sót ở nghiệm thức đối chứng là 20%, thấp hơn so với hai nghiệm thức có cấp kháng thể và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (P = 0,000). Kết quả này có thể được giải thích là do chủng virus làm thí nghiệm là chủng cường độc nên đã gây chết 80% vịt con thí nghiệm. Kết quả này phù hợp với nhận định của Nguyễn Xuân Bình (1995) cho rằng tỷ lệ chết của vịt dưới 1 tuần tuổi mắc bệnh viêm gan vịt type I có thể lên đến 95%, vịt 1-3 tuần tuổi tỷ lệ chết 50%, vịt 4-5 tuần tuổi tỷ lệ chết không đáng kể.

4.3.2 So sánh hiệu quả phòng bệnh viêm gan vịt type I của kháng thể IgY theo liều cấp theo liều cấp

Bảng 4.4 Tỷ lệ bảo hộ vịt khi sử dụng kháng thể IgY để phòng bệnh viêm gan vịt theo liều cấp Liều kháng thể (PD50) Hàm lƣợng KT (mg/0,5ml) Tổng vịt (con) Số vịt sống (con) Tỷ lệ bảo hộ (%) ĐC 0 10 2 20c 10 1,35 20 16 80ab 30 4,05 20 17 85ab 50 6,75 20 19 95b K.T.V 0,5 ml K.T.V 20 14 70a

Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). ĐC: Nghiệm thức đối chứng; KT: Kháng thể; K.T.V: Kháng thể K.T.V

Qua bảng 4.4 chúng tôi có một số nhận xét và lý giải như sau:

Nghiệm thức đối chứng tiêm PBS có tỷ lệ sống sót thấp nhất (20%), kế đến nghiệm thức phòng với liều 10 PD50 có tỷ lệ bảo hộ là 80%, nghiệm thức phòng bệnh viêm gan vịt với liều 30 PD50 là 85%, cao nhất là nghiệm thức phòng với liều 50 PD50 (95%) và cuối cùng là tỷ lệ bảo hộ vịt ở nghiệm thức sử dụng sản phẩm K.T.V của công ty Hanvet là 70%. Kết quả trên cho thấy kháng thể có tác dụng trong việc phòng bệnh viêm gan vịt do virus thể hiện qua tỷ lệ bảo hộ vịt của lô sử dụng kháng thể cao hơn có ý nghĩa so với lô đối chứng (P = 0,000).

Một phần của tài liệu thử nghiệm hiệu quả phòng và trị bệnh viêm gan do virus của kháng thể igy trên vịt con (Trang 41)