Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tiền gửi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 49)

2.2.3.1 Hạn chế

Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tồng nguồn vốn huy động mặc dù chi phí thấp nhưng tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn nên khi những khách hàng này có nhu cầu rút lớn thì ảnh hưởng đến nguồn vốn chi nhánh nên tính ổn định còn thấp. Trong đó, tiền gửi dân cư còn chiếm tỷ trọng thấp, nguồn vốn dài hạn chưa được cân đối để đáp ứng nhu cầu cho vay dài hạn và đầu tư.

2.2.3.2 Nguyên nhân tồn tại

Do thực hiện chính sách kềm chế lạm phát và thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, tạo sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều vi phạm trần lãi suất bằng nhiều hình thức đã đẩy lãi suất huy động trong thực tế lên cao.

Ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp đều khó khăn, lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp sử dụng vốn nhàn rỗi vào kinh doanh nên nguồn tiền gửi tại ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng.

Thực tế, nhiều khách hàng lớn của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn là tập đoàn, Tổng công ty nên khi các đơn vị rút vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc Nhà nước áp dụng những chính sách lớn đều bị ảnh hưởng trực tiếp.

Ngoài ra tình hình lạm phát gia tăng, giá vàng, giá ngoại tệ, chứng khoán biến động, thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian dài cũng là một

trong những nguyên nhân gây khó khăn trong hoạt động tiền gửi của NHNo&PTNT chi nhánh Sài Gòn.

2.3Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiền gửi tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Sài Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn

2.3.1 Phương pháp phân tích và cơ sở dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với thống kê mô tả các nhân tố vĩ mô có khả năng ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.

Để khảo sát, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của khối lượng tiền gửi, luận văn tiến hành xây dựng hàm hồi qui. Trong đó, biến phụ thuộc là khối lượng tiền gửi.

Thực tế, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi của ngân hàng thương mại nhưng theo những nghiên cứu gần đây thì có một số nhân tố chính như sau: lãi suất, lạm phát, lãi suất cơ bản.

Đồng thời, luận văn giả định khối lượng tiền gửi bị chi phối bởi các nhân tố: lãi suất huy động, lạm phát, lãi suất cơ bản.

Lãi suất huy động trong nghiên cứu được lấy theo từng kỳ hạn tiền gửi, đối với kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng thì lãi suất huy động được sử dụng trong nghiên cứu là lãi suất bình quân của lãi suất ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng. Đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên thì lãi suất huy động được sử dụng trong nghiên cứu là lãi suất huy động ở kỳ hạn 12 tháng.

Hàm hồi qui tuyến tính biểu hiện mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến dưới dạng một hàm số thông qua việc phân tích các đặc điểm, bản chất và mối liên hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội để chọn hàm số cho phù hợp. Đồng thời đánh giá mức độ liên hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc hoặc

ảnh hưởng giữa các biến độc lập với nhau nghĩa là xem mối quan hệ giữa các biến chặt chẽ hay lỏng lẻo.

Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng tiền gửi: KLTG = β0 + β1(LSHD x 100) + β2[(LP + 1) x 100] + β3(LSCB x 100)

Trong đó:

_ β0 : Hằng số

_ β1 , β2 , β3 : Hệ số ước lượng _ LSHD : Lãi suất huy động

_ LP : Lạm phát

_ LSCB : Lãi suất cơ bản

Căn cứ trên tài liệu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) về thống kê ứng dụng trong mô hình kinh tế xã hội, ta xác định các hệ số trong bảng ANOVA như sau:

(1) Hệ số xác định R2 là tỷ lệ hay % biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập. Nghĩa là, nó thể hiện mức độ giải thích của biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

(2) Giá trị Significance F : Giá trị này cho biết kết luận mô hình có ý nghĩa hay không. Nó thể hiện độ chấp nhận của mô hình ( biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc hay không ). Giá trị này nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì mô hình có ý nghĩa.

(3) P-value : Giá trị này cho biết biến độc lập có ý nghĩa hay không. Giá trị này nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì biến độc lập có ý nghĩa.

Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập và thống kê từ các báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT Sài Gòn theo từng tháng trong thời gian từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011. Như vậy số trường hợp quan sát trong các hàm hồi quy sẽ là 36 trường hợp.

Khối lượng tiền gửi trong nghiên cứu này bao gồm khối lượng tiền gửi của khách hàng trong nước, tiền gửi tiết kiệm, không bao gồm tiền ký quỹ, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.

Lãi suất huy động được thu thập từ thông báo lãi suất áp dụng tại NHNo&PTNT Sài Gòn trong trong thời gian qua. Lãi suất cơ bản và chỉ số lạm phát được thu thập từ nguồn của Ngân hàng Nhà nước.

Luận văn tập trung phân tích và đánh giá tại NHNo&PTNT Sài Gòn trong thời gian từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011. Trên thực tế các số liệu lãi suất và lạm phát đều được công bố theo tháng là chủ yếu, do đó việc thu thập những số liệu trên theo ngày gặp phải nhiều khó khăn nên khối lượng tiền gửi trong luận văn cũng được tính theo tháng. Giá trị của khối lượng tiền gửi theo tháng bằng tổng giá trị các ngày giao dịch trong tháng.

Sau khi tập hợp số liệu thì bảng số liệu tổng hợp dùng để phân tích hồi qui được trình bày ở phụ lục số 15, 16.

2.3.2 Kết quả nghiên cứu:2.3.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn: 2.3.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn:

Sự biến động của khối lượng tiền gửi không kỳ hạn phụ thuộc vào sự biến động của vốn lưu động của các doanh nghiệp, công ty là chủ yếu. Nhưng trong quá trình nghiên cứu luận văn chưa có điều kiện thu thập số liệu nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng nên chưa tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Do đó, luận văn chỉ xem xét trên số liệu thực tế thu thập được để biết được tình hình biến động của khối lượng tiền gửi không kỳ hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn.

Đồ thị 2.1 : Tình hình biến động của khối lượng tiền gửi không kỳ hạn

Nguồn: Bộ phận tài chính của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn, tính toán của tác giả

Qua biểu đồ nhận thấy khối lượng tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất vào thời điểm quý 1 năm 2010.

Đồ thị 2.2 : Tình hình biến động của khối lượng tiền gửi không kỳ hạn so với tổng khối lượng tiền gửi

Nguồn: Bộ phận tài chính của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn, tính toán của tác giả

Tỷ VND

Qua đồ thị có thể nhận thấy khối lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng khối lượng tiền gửi của NHNo&PTNT Sài Gòn trong tất cả các thời điểm trong suốt 3 năm qua. Tiền gửi không kỳ hạn mặc dù không có tính ổn định trong một khoản thời gian dài và khó để có thể kiểm soát nó, nhưng ngân hàng luôn luôn cố gắng để tăng cao khối lượng tiền gửi không kỳ hạn vì nó là nguồn vốn có chi phí thấp nhất đối với việc huy động vốn của ngân hàng.

2.3.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng:

Đây là loại kỳ hạn mà các cá nhân và hộ gia đình hết sức quan tâm và có nhu cầu gửi tiền rất cao trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng khó khăn và lạm phát có xu hướng tăng cao trong 3 năm mà luận văn thực hiện nghiên cứu. Lạm phát càng cao thì nhu cầu gửi tiền kỳ hạn ngắn càng tăng và ngược lại.

Bảng 2.3 :Các nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng Regression Statistics Multiple R 0.825 R Square 0.680 Adjusted R Square 0.651 Standard Error 157.263 Observations 36 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 3 1736122.029 578707.343 23.399 0.000 Residual 33 816142.079 24731.578 Total 36 2552264.108

Coefficients Standard Error t Stat P-value

Intercept 4095.378 3710.948 1.104 0.278 Lãi suất huy động 62.278 21.519 2.894 0.007 Lạm phát -38.995 36.866 -1.058 0.298 Lãi suất cơ bản 72.840 72.538 1.004 0.323

Nguồn: Bộ phận tài chính của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn, tính toán của tác giả

Mô hình có giá trị R Square là 0.68 cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 68% sự biến động của biến phụ thuộc là khối lượng tiền gửi. Giá trị Significance F là 0 chứng tỏ mô hình có mức ý nghĩa 1%. Trong đó, lãi suất huy động có ảnh hưởng đến Khối lượng tiền gửi kỳ hạn này của ngân hàng thương mại và có mức ý nghĩa 1% ( P-value = 0.007 < 0.01 ).

Thông qua hàm hồi qui trên ta thấy khi lãi suất huy động tăng 1% thì khối lượng tiền gửi tăng 62,28 tỷ đồng. Lạm phát tăng 1% thì khối lượng tiền gửi giảm 38,99 tỷ đồng. Lãi suất cơ bản tăng 1% thì khối lượng tiền gửi tăng 72,84 tỷ đồng.

Trên thực tế, lãi suất tiền gửi đang là một trong những nhân tố quan trọng nhất mà khách hàng quan tâm khi họ có nhu cầu gửi tiền tại bất cứ một ngân hàng nào. Đồng thời, khi lạm phát tăng cao, đồng Việt Nam mất giá thì niềm tin của người dân sẽ bị suy giảm, do đó họ không muốn giữ đồng nội tệ trong khoản thời gian cố định nào mà có xu hướng chuyển qua tích trữ vàng và đồng đô la Mỹ là chủ yếu. Đối với lãi suất cơ bản là cơ sở tham chiếu lãi suất của các ngân hàng thương mại nên khi có xu hướng tăng thì khách hàng kỳ vọng vào lãi suất tiền gửi của họ cũng được tăng theo, dẫn đến việc hấp dẫn khách hàng gửi tiền nhiều hơn tại ngân hàng. Do đó, những kết quả phân tích trên là hoàn toàn phù hợp.

2.3.2.3 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên:

Trong giai đoạn lãi suất tiền gửi đang biến động không ngừng thì kỳ hạn tiền gửi từ 12 tháng trở lên ít hấp dẫn đối với khách hàng hơn. Do đó, khối lượng tiền gửi kỳ hạn này không đáng kể trong tổng khối lượng tiền gửi của NHNo&PTNT CN Sài Gòn.

Bảng 2.4 : Các nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Regression Statistics Multiple R 0.825 R Square 0.680 Adjusted R Square 0.651 Standard Error 82.839 Observations 36 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 3 481952.688 160650.896 23.411 0.000 Residual 33 226453.582 6862.230 Total 36 708406.270

Coefficients Standard Error t Stat P-value

Intercept 2211.044 1953.162 1.132 0.266 Lãi suất huy động -72.907 13.009 -5.604 0.000 Lạm phát -17.4571 19.496 -0.895 0.377 Lãi suất cơ bản 95.840 36.648 2.615 0.013

Nguồn: Bộ phận tài chính của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn, tính toán của tác giả

Mô hình có giá trị R Square là 0.68 cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 68% sự biến động của biến phụ thuộc là khối lượng tiền gửi. Giá trị Significance F là 0 chứng tỏ mô hình có mức ý nghĩa 1%. Trong

đó, lãi suất huy động có ảnh hưởng đến Khối lượng tiền gửi kỳ hạn này của ngân hàng thương mại và có mức ý nghĩa 1% ( P-value = 0.000 < 0.01 ). Lãi suất cơ bản cũng ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi với mức ý nghĩa 5% ( P- value = 0.013 < 0.05 ).

Thông qua hàm hồi qui trên ta thấy khi lãi suất tiền gửi tăng 1% thì khối lượng tiền gửi giảm 72,9 tỷ đồng. Lạm phát tăng 1% thì khối lượng tiền gửi giảm 17,45 tỷ đồng. Lãi suất cơ bản tăng 1% thì khối lượng tiền gửi tăng 95,84 tỷ đồng.

Lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là lãi suất dài hạn huy động tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng nên đối với kỳ hạn dài hạn thì lãi suất huy động tiền gửi không còn là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng gửi tiền nữa. Khách hàng chỉ muốn gửi tiền trong dài hạn khi họ dự đoán lãi suất tiền gửi sẽ có xu hướng giảm trong tương lai, họ sẽ được hưởng lợi một cách tương đối so với khách hàng đến sau.

2.3.2.4 Bảng tổng hợp

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các biến trong mô hình hồi quy

Biến ĐL

Biến PT LSHD LSCV LP LSCB

TG KKH

TG 1T->12T ***

TG > 12T *** **

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

*** : có ý nghĩa ở mức 1% ** : có ý nghĩa ở mức 5% * : có ý nghĩa ở mức 10%

Tóm lại, biến lãi suất huy động có khả năng giải thích tiền gửi ngắn hạn và dài hạn.

Biến lãi suất cơ bản chỉ có ý nghĩa đối với tiền gửi trên 12 tháng.

Biến lạm phát là biến không đạt được kết quả như kỳ vọng, nó không ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi trong nghiên cứu của luận văn này.

Tóm tắt chương 2

Nội dung chương này gồm ba phần nghiên cứu về hoạt động tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. Phần thứ nhất, giới thiệu và phân tích tình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trên hai hoạt động chính là hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay. Thông qua các số liệu đã thu thập và tổng hợp được, kết hợp với hệ thống bảng biểu, đồ thị nghiên cứu đã đưa ra được những phân tích cơ bản nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.

Ở phần thứ hai, giới thiệu và tiến hành phân tích hoạt động huy động và cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. Từ đó, đưa ra được những nhận định cơ bản về những mặt làm được và hạn chế của chi nhánh Sài Gòn.

Phần thứ ba, luận văn đã đưa ra đưa ra phương pháp phân tích, cơ sở dữ liệu để tiến hành thực hiện phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tiền gửi tại NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn và đưa ra kết quả đạt được của nghiên cứu này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Sài Gòn trong thời Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Sài Gòn trong thời gian tới

Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế diễn biến phức tạp dẫn đến việc kinh doanh hết sức khó khăn, nhưng chi nhánh đã đạt được những kết quả hết sức khả quan và tạo được niềm tin vững chắc trong lòng các đối tác, khách hàng.

Tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa việc phát huy nội lực của chi nhánh với việc tận dụng các nguồn lực bên ngoài để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Xây dựng chi nhánh theo xu hướng phát triển một cách an toàn, ổn định và hiệu quả. Ngoài ra, xây dựng chi nhánh theo mô hình tổ chức mới, tăng trưởng bền vững theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)