Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp Và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 40)

Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Sài Gòn năm 2009-2011

2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Biểu đồ 2.9: Tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn qua các năm 2009, 2010, 2011

Huy động vốn trong những năm qua có xu hướng giảm, cụ thể năm 2010 đạt 5.808 tỷ đồng giảm 10,3% so với năm 2009, năm 2011 đạt 5.368 tỷ đồng giảm 7,6% so với năm 2010. Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn huy động ngoại tệ, cụ thể nguồn vốn huy động nội tệ năm 2010 đạt 4.437 tỷ đồng tăng 2,8% so với năm 2009, năm 2011 đạt 4.596 tỷ đồng tăng 3,6% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động ngoại tệ đã quy ra VND năm 2010 đạt 1.371 tỷ đồng giảm 36,6% so với năm 2009, năm 2011 đạt 772 tỷ đồng giảm 43,7% so với năm 2010.

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn huy động NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn phân theo loại tiền tệ

Nguồn : Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn qua các năm 2009, 2010, 2011

Xét cơ cấu nguồn huy động vốn phân theo thành phần kinh tế trong những năm qua, nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn có lãi suất thấp mang lại hiệu quả cao. Nguồn vốn dân cư duy trì ổn định và có sự tăng trưởng qua các năm, năm 2011 chiếm tỷ trọng cao nhất 22,7%.

Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn huy động NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn phân theo thành phần kinh tế

Nguồn : Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn qua các năm 2009, 2010, 2011

Xét cơ cấu nguồn huy động vốn theo thời hạn trong những năm qua, nguồn vốn không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, điều này gây khó khăn trong việc chủ động sử dụng nguồn vốn cho hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng.

Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn huy động NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn phân theo thời hạn

Nguồn : Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn qua các năm 2009, 2010, 2011

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn năm 2010 đạt 3.034 tỷ đồng giảm 16,8% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 52,2% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 đạt 3.047 tỷ đồng tăng 0,4% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 56,8% trên tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn tiền gửi có kỳ hạn năm 2010 đạt 2.269 tỷ đồng tăng 18,4% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 39,1% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 đạt 1.863 tỷ đồng giảm 17,9% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 34,7% trên tổng nguồn vốn huy động.

2.2.2.2 Hoạt động cho vay

Biểu đồ 2.13: Tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT CN Sài Gòn

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT CN Sài Gòn các năm 2009, 2010, 2011

Dư nợ cho vay trong những năm qua có xu hướng giảm, cụ thể năm 2010 đạt 4.013 tỷ đồng giảm 7% so với năm 2009, năm 2011 đạt 3.986 tỷ đồng giảm 1% so với năm 2010. Trong đó, dư nợ cho vay nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay ngoại tệ, cụ thể dư nợ cho vay nội tệ năm 2010 đạt 3.560 tỷ đồng giảm 9% so với năm 2009, năm 2011 đạt 3.237 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2010. Dư nợ cho vay ngoại tệ đã quy ra VND năm 2010 đạt 453 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2009, năm 2011 đạt 749 tỷ đồng tăng 65% so với năm 2010.

Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng cơ cấu dư nợ cho vay NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn phân theo loại tiền tệ

Nguồn : Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT CN Sài Gòn các năm 2009, 2010, 2011

Dư nợ cho vay nội tệ tuy có xu hướng giảm nhẹ qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay củaNHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn.

Xét cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế trong những năm qua, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn. Bởi vì, chi nhánh có các đối tác, khách hàng vay vốn là các Tổng công ty, doanh nghiệp lớn.

Biểu đồ 2.15: Tỷ trọng cơ cấu dư nợ cho vay NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn phân theo thành phần kinh tế

Nguồn : Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT CN Sài Gòn các năm 2009, 2010, 2011

Dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn. Năm 2009 chiếm tỷ trọng 73.5%. năm 2010 chiếm tỷ trọng 64% và năm 2011 chiếm tỷ trọng 67% trong tổng dư nợ cho vay.

Xét cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn trong những năm qua, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng dư nợ cho vay, điều này gây khó khăn đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

Biểu đồ 2.16: Tỷ trọng cơ cấu dư nợ cho vay NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn phân theo thời hạn

Nguồn : Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT CN Sài Gòn các năm 2009, 2010, 2011

Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 1.838 tỷ đồng giảm 18% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 46% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2011 đạt 1.884 tỷ đồng tăng 3% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 47% trên tổng dư nợ cho vay.

Dư nợ cho vay trung, dài hạn năm 2010 đạt 2.175 tỷ đồng tăng 4% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 54% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2011 đạt 2.102 tỷ đồng giảm 3% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 53% trên tổng dư nợ cho vay.

Tóm lại, Chi nhánh Sài Gòn đã giảm dư nợ cho vay tương ứng khi nguồn vốn huy động giảm. Đồng thời, tích cực giảm dư nợ cho vay đầu tư bất động sản, chủ yếu tập trung cho vay thu mua lương thực tạm trữ xuất khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ. Hầu hết, các khoản cho vay của chi nhánh đều được đảm bảo bằng tài sản có giá trị và có tính thanh khoản cao.

Những khó khăn mà chi nhánh đang phải đối mặt là tỷ lệ cho vay trung, dài hạn còn khá cao, tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chiếm tỷ trọng thấp.

2.2.2.3 Thị phần huy động và cho vay

Bảng 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn so với NHNo&PTNT Việt Nam

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu AGRIBANK 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Tổng nguồn vốn huy động CN Sài Gòn 6,477 1.5 5,808 1.2 5,368 1.1 Việt Nam 434,331 100 474,941 100 505,792 100 Tổng Dư nợ cho vay CN Sài Gòn 4,320 1.2 4,013 1 3,986 0.9 Việt Nam 354,112 100 414,755 100 443,476 100

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn qua các năm 2009, 2010, 2011

Thông qua bảng số liệu, có thể nhận thấy nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam, cụ thể nguồn vốn huy động năm 2009 chiếm 1,5%, năm 2010 chiếm 1,2% và năm 2011 chiếm 1,1% trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Việt Nam. Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn năm 2009 chiếm 1,2%, năm 2010 chiếm 1% và năm 2011 chiếm 0,9% tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam.

Mặc dù vậy, tác giả cho rằng NHNo&PTNT Chi nhánh Sài Gòn là một trong số những chi nhánh lớn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tại địa

bàn TP.HCM nên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi và cho vay tại chi nhánh là hoàn toàn cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)