Đặc điểm chung về tuổi, giới, nơi cư trú của nhóm BN nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn bằng phẫu thuật nội soi (Trang 56)

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có 36 BN, tuổi trung bình là 53,5 ± 17,9 năm, thấp nhất là 08 tuổi và cao nhất là 89 tuổi.

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của một số tác giả khác như N.M.Hồng [66] (trung bình: 47,9 ± 9,6 tuổi, từ 16 – 77 tuổi), Bussière F. [21] (trung bình: 52 tuổi, từ 18 – 93 tuổi), Balabaud L. [56] (trung bình: 49 ± 20 tuổi, từ 19 – 81 tuổi).

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, BN ở độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, chiếm 63,9% tổng số BN. Đây là nhóm tuổi lao động chính nên nếu có di chứng ở khớp gối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lao động của BN sau khi khỏi bệnh. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của BN cũng như đến gia đình và xã hội. Tuy nhiên nhóm tuổi trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 72,2% từ tuổi này BN bắt đầu biểu hiện các triệu chứng của thoái hóa khớp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống buộc BN phải đi khám và thường được điều trị bằng tiêm khớp điều này cũng phần nào giải thích cho nhóm BN VKGNK sau tiêm khớp và chọc hút dịch chiếm tỷ lệ cao nhất 52,8%. Trong đó nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm 30,6%. Tuổi cao trên 60 là một trong những yếu tố nguy cơ tử vong cao trong viêm khớp nhiễm khuẩn. Russels và Amsell [48] nhận thấy có 25 – 30% trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn là trên 60 tuổi. Nhóm tuổi dưới 18 tuổi trong nghiên cứu này chỉ gặp ở 5,6%.

Về đặc điểm giới trong viêm khớp nhiễm khuẩn, Nade S. [17] nhận thấy nam giới thường mắc cao hơn nhẹ so với nữ giới. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của N. M. Hồng [66] là 12/7 = 1,7 của tác giả Bussière F. [21] là 12/4 = 3/1. Theo Weston V.C. [72], nguy cơ tử vong ở giới nữ cao hơn so với

nam 1,38 lần. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tỷ lệ nam/nữ là 20/16 = 1,25, tỷ lệ nam cao hơn ít so với nữ.

Tỷ lệ BN cư trú ở nông thôn trong nghiên cứu này chiếm 72,2% lớn hơn hẳn so với tỷ lệ cư trú ở thành phố (27,8%). Điều này có thể là do điều kiện vệ sinh ở nông thôn còn hạn chế nên người dân ở đây có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn qua da. Trong khi đó, khớp gối là một khớp ở nông thuộc chi dưới, dễ bị chấn thương hoặc các vết thương gây xây xước da cạnh khớp, bao khớp lại mỏng, diện tiếp xúc da rộng cho nên khả năng bị vi khuẩn xâm nhập rất cao.

4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp

Theo biểu đồ 3.3, tỷ lệ BN có nghề làm ruộng (61,1%) là cao nhất, nhân viên văn phòng (11,1%) và các nghề nghiệp khác (27,8%). Điều này phù hợp với đặc điểm nơi cư trú. Phần lớn BN có nghề làm ruộng và cư trú ở nông thôn. Công việc nông nghiệp của người dân ở nông thôn đòi hỏi họ phải tiếp xúc nhiều hơn, trực tiếp hơn với vi khuẩn gây bệnh trong khi điều kiện bảo hộ lao động lại hầu như không có. Kèm theo đó là đặc điểm giải phẫu kết hợp với vị trí thấp, dễ tác động của khớp gối khiến cho khả năng nhiễm khuẩn khớp này trở nên dễ dàng.

4.1.3. Đặc điểm điều trị kháng sinh trước khi vào viện

Phần lớn BN đã được điều trị kháng sinh trước khi vào điều trị nội trú bệnh viện Bạch Mai hoặc bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, chiếm tỷ lệ 72,2%, nhiều hơn so với 27,8% BN chưa được điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, việc chậm điều trị kháng sinh cho BN nghĩa là kéo dài thời gian nhiễm khuẩn mà không được điều trị thích hợp sẽ làm cho tổn thương khớp nặng hơn và khó hồi phục hơn. Điều này cho thấy trong nhiều trường hợp, việc phát hiện, chẩn đoán xác định VKGNK trên lâm sàng còn gặp nhiều khó khăn. Có thể do

chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên khoa nên việc chẩn đoán nhóm bệnh lý này và đặc biệt là VKGNK ở các tuyến cơ sở chưa kịp thời.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn bằng phẫu thuật nội soi (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w