1) Đặc điểm địa hình, địa mạo và tai biến a. Đặc điểm địa hình
Dự án nằm trong miền phân bố các dải đồi núi thấp đến cao. Ở phía Tây Nam và phía Nam vùng dự án là dải núi có độ cao tuyệt đối từ 650m-950m, địa hình phân cắt mạnh đến trung bình, độ dốc sườn tự nhiên thay đổi mạnh từ tương
đối bằng phẳng đến sườn có độ dốc lớn ở ven rìa phía Tây Nam vùng dự án, phần lớn vùng dự án còn lại có địa hình đồi núi từ thấp đến trung bình có độ cao tuyệt đối từ 220 ÷ 500-600m, địa hình phân cắt trung bình, độ dốc sườn tự nhiên từ 15-25 ÷
35-450, phạm vi phân bốđá vôi ở vùng hồ trên.
b. Đặc điểm địa chất
Do phạm vi đo vẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:2000 khá hạn hẹp, chỉ
bao trùm các hạng mục công trình như hồ trên, tuyến đập hồ dưới, các cửa hầm phụ, cửa ra hầm xả dài…nên cách phân vịđịa tầng được lấy theo tờ bản đồđịa chất tỷ lệ
1:50.000 số F-48-102-B nhóm tờ Vạn Yên do liên đoàn bản đồ xuất bản năm 1995, có tham khảo bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 tờ Vạn Yên. Các ranh giới địa tầng thạch học có tham khảo bản đồ Địa chất tỷ lệ 1:10.000 đã thành lập giai đoạn trước.
c. Đặc điểm tai biến
Theo tài liệu báo cáo nghiên cứu đánh giá nguy hiểm động đất của Viện Vật lý địa cầu, vùng dự án nằm trong khối tân kiến tạo Đông Phù Yên thuộc khối tảng Tây Bắc Việt Nam. Khối Đông Phù Yên kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam,
được giới hạn phía Đông Bắc bởi đứt gãy Nghĩa Lộ - Hòa Bình, phía Tây Nam bởi
đứt gãy Mường La - Bắc Yên - Chợ Bờ, phía Tây Bắc bởi đứt gãy Phù Yên và phía
Đông Nam là đứt gãy Hòa Bình - Trung Hà.
Khu vực dự án nằm ở trung tâm của 3 đứt gãy lớn giới hạn khối Đông Phù Yên. Vùng hồ trên cách đứt gãy Mường La - Bắc Yên - Chợ Bờ khoảng 14-15km, cách đứt gãy Phù Tên khoảng 13km, nhà máy cách đứt gãy Mường La - Bắc Yên - Chợ Bờ khoảng 16-17 km, cách đứt gãy Phù Yên khoảng 13-14 km, tuyến đập hồ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
2) Điều kiện về khí tượng
Cũng như các vùng khác ở miền Bắc Việt Nam, khí hậu lưu vực suối Vang và sông Mưa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm khí hậu phân ra làm hai mùa rõ rệt: mùa đông khô lạnh mưa ít, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Mùa khô từ tháng XI - IV năm sau, chịu ảnh hưởng chủ yếu khối không khí lạnh cực đới lục địa từ cao áp Xibia gây ra thời tiết giá lạnh.
Mùa mưa từ tháng V - X thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoàn lưu Tây Nam và Đông Nam. Trong thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, gió mùa Đông Bắc còn ảnh hưởng nhưng mức độ kém hơn ở mùa đông. Giữa mùa hạ thường xuất hiện các nhiễu động thời tiết như: giông, xoáy, bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới,… gây ra biến động rất mạnh mẽ trong chếđộẩm.
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm lưu vực Đông Phù Yên biến đổi từ
17 - 280C, trung bình năm khoảng 23.10C. Biên độ giao động nhiệt độ tháng trong năm lớn, khoảng 120C. Nhiệt độ không khí lớn nhất tuyệt đối theo tài liệu tại trạm khí tượng Phù Yên là 41.80C, nhỏ nhất tuyệt đối là -1.50C.
Nhiệt độ không khí lớn nhất, nhỏ nhất tháng tại trạm khí tượng Phù Yên
được chọn làm đại biểu cho tuyến công trình, trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3.9. Đặc trưng nhiệt độ không khí trạm Phù Yên (0C)
Đặc
trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
T0tb 16,4 17,9 21,0 24,5 26,9 28,0 28,0 23,7 26,1 23,7 20,4 17,3 23,1 T0max 35,5 37,2 39,0 41,0 41,8 39,7 38,7 38,3 36,5 36,8 35,3 35,2 41,8 T0min -1,5 3,0 6,5 10,3 15,7 16,2 19,6 19,0 14,7 9,2 1,1 -0,9 -1,5
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng công trình, tập 1 Thuyết Minh Chung - 2012) b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm tại trạm khí tượng Phù Yên dao động từ 79 - 84%, trung bình nhiều năm là 8,1%. Biến đổi của độ ẩm tương đối trong năm tương đối ít, kết quả xem bảng sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 3.10. Độẩm không khí trung bình tháng trạm Phù Yên (%)
Đặc
trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Rtb(%) 80 80 79 80 79 80 81 84 84 83 81 80 81
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng công trình, tập 1 Thuyết Minh Chung-2012) c. Lượng mưa
Công trình thủy điện Đông Phù Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa mang tính lục địa núi cao. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng V ÷ IX, mùa khô từ tháng X ÷ IV năm sau. Lượng mưa trong 5 tháng mùa mưa chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm, mưa lớn thường tập trung vào các tháng VI, VII, VIII. Theo tài liệu khí tượng quan trắc nhiều năm cho thấy lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Phù Yên đạt tới 245,8 mm.
Trong thời kỳ mùa mưa lũ số ngày mưa có thể đạt tới 104 ngày, chủ yếu tập trung vào hai tháng VII và VIII. Số ngày mưa nhiều nhất thường xảy ra vào tháng VII và đạt tới 26 ngày.
Lượng mưa trung bình tháng tại các trạm và số ngày mưa trung bình tháng tại Phù Yên và trạm Minh Đài, là các trạm đại diện trên lưu vực tuyến công trình
được trình bày trong các bảng sau:
Bảng 3.11. Lượng mưa trung bình tháng thực đo tại các trạm đại diện
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Phù
Yên 20,3 24,3 41,2 112,3 199,0 228,1 238,1 271,3 202,1 112,3 34,5 14,7 1.499 Minh
Đài 33,3 35,6 55,6 102,5 224,7 243,7 275,9 310,3 237,8 158,8 57,5 23,8 1.759
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng công trình, tập 1 Thuyết Minh Chung-2012) 3) Điều kiện thủy văn
Công trình thủy điện tích năng Đông Phù Yên nằm trên suối Vang, một nhánh nhỏ của sông Mưa. Lưu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa mang tính lục địa núi cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa lũ kéo dài từ tháng V -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 IX, còn mùa kiệt từ tháng X - IV năm sau. Lượng mưa trong mùa lũ chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, trong đó hai tháng VII và VIII là những tháng có lượng nước lớn nhất. Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 25% lượng nước cả năm.
Một trong những đặc điểm quan trọng của chế độ dòng chảy sông Mưa là sự
hình thành các trận lũ lớn trong tháng VII, VIII. Trong thời gian này thường xuất hiện các trận bão, gây ra những đợt mưa lớn kéo dài 5 - 10 ngày liên tục. Trên các sông suối đều xuất hiện những con lũ dồn dập đổ về hạ lưu, tạo nên những quá trình nước lũ có dạng răng cưa, nhiều đỉnh và nâng cao dần.
Thời gian duy trì đỉnh lũ thường kéo dài vài giờđến vài ba ngày. Thời gian lũ lên thường từ 2 - 8 giờ, lũ xuống thường dài gấp 2-3 lần lũ lên.
Bảng 3.12. Kết quả tính toán đỉnh lũ thiết kế tại Đông Phù Yên
Tuyến tính toán F (km2) Qmaxp(m
3/s)
0,02% 0,1% 0,5% 1% 3% 5% 10%
TV.Thanh sơn 1190 6954 5319,5 3967 3444 2684 2348 1924
Đông Phù Yên 16,7 665,6 467,5 334,0 277,9 216,6 174,0 136,6
N 0,45 0,43 0,42 0,41 0,41 0,39 0,38
4) Hiện trạng tài nguyên sinh học
- Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu thảm này chủ
yếu ởđộ cao 200 - 800m. Kiểu rừng này ít nhiều bị tác động gần với nơi dự án xây dựng đập của lòng hồ dưới, hướng phơi của thảm thực vật theo hướng Đông và
Đông Nam, với tầng tán khá rõ rệt, đây chủ yếu là rừng thuộc Lâm trường Phù Yên quản lý. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xen núi đất: Kiểu rừng này phân bố không tập trung, đây là kiểu rừng hình thành từ thành phần thực vật đa dạng nhất.
- Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bốở núi thấp.
- Hệ sinh thái rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy nhiệt đới và Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới núi thấp. Thành phần và cấu trúc rừng đơn giản. Rừng chỉ có 1 tầng cây gỗ và có tán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 - Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ mọc rải rác: Kiểu thảm này chiếm diện tích tương
đối lớn, phân bố rải rác khắp các khu vực ở cả 2 vành đai độ cao.
5. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý a. Chất lượng môi trường không khí
Phù Yên là một huyện thuần nông, có ít khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy lớn..., hiện đang trong giai đoạn đầu đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành kinh tế - xã hội chưa phát triển mạnh nên môi trường không khí chưa bị ô nhiễm. Ngoài ra, khu vực dự án thuộc vùng nông thông miền núi, dân cư thưa, có nhiều loại cây trồng trên diện rộng nên môi trường không khí trong sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm hơi khí độc, bụi và tiếng ồn. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ các thông số: bụi, khí CO, SO2, N02,... tại các vị trí lấy mẫu khu vực dự
án đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05/2013/BTNMT.
Bảng 3.13. Kết quả phân tích môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 1 Nhiệt độ o C 29,3 29,6 29,5 28,2 28,1 30,9 30,6 - 2 Độẩm % 76,2 76,8 76,3 76,1 75,2 85,2 85,0 - 3 Tốc độ gió m/s 0,32 0,44 0,48 0,71 0,65 0,34 0,56 - 4 Hướng gió - Đ - B Đ - B Đ - B Đ - B Đ - B Bắc Bắc - 5 Bụi lơ lửng mg/m3 0,125 0,076 0,085 0,087 0,091 1,02 0,085 0,3 6 SO2 mg/m3 0,034 0,024 0,030 0,016 0,021 0,031 0,016 0,35 7 NO2 mg/m3 0,021 0,017 0,017 0,012 0,014 0,021 0,012 0,2 8 CO mg/m3 0,95 0,75 0,87 0,82 0,89 1,12 0,89 30 TT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 05:2013/BTN MT Kết quả
(Nguồn: Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường (2014) KK1: Khu vực dân cư xã Mường Lang (cổng UBND xã Mường Lang)
KK2: Khu vực nhà ở số 1
KK3: Khu vực bãi thải (Bản Tường Lang 1 - xã Mường Lang) KK4: Khu vực đập hồ dưới
KK5: Khu vực mỏ đất số 1 KK6: Cổng UBND xã Mường Do KK7: Khu vực đập hồ trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
b. Chất lượng môi trường nước
Bảng 3.14. Kết quả phân tích chất lượng nướ mặt
W1 W2 W3 W4 W5 W6 W7 W8 1 Nhiệt độ 0C 29,8 31 31,5 31,6 30,9 30,1 30,3 30,7 - 2 pH - 8,20 7,85 7,98 7,68 8,15 7,96 8,01 7,96 5,5 - 9 3 Độ màu Pt/Co 12 15 10 12 12 5 15 8 - 4 DO mg/L 5,82 5,97 6,31 6,08 6,33 6,17 5,06 6,08 ≥ 4 5 Cl- mg/L 0,71 0,71 2,13 1,42 0,71 2,13 1,42 1,42 600 6 COD mg/L 17 27 15 24 24 24 28 24 30 7 BOD5 mg/L 7 12 6 10 8 11 13 10 15 8 SS mg/L 16,1 8,4 10,3 8,1 13,2 14,0 7,2 3,2 50 9 NO2 - N mg/L 0,002 0,004 <0,001 0,002 0,002 <0,001 0,002 <0,001 0,04 10 NO3 - N mg/L 4,554 3,395 4,973 3,924 4,452 4,640 2,512 2,017 10 11 NH4+ - N mg/L 0,006 0,005 0,002 0 0,004 0,002 0,003 0,006 0,5 12 Tổng N mg/L 5,56 6,16 5,12 6,72 6,72 9,52 7,28 6,16 - 13 Fe mg/L 0,026 0,025 0,013 0,017 0,011 0,015 0,013 0,010 1,5 14 Cu mg/L 0,002 0,004 0,001 0,002 KPHT KPHT KPHT 0,001 0,5 15 Pb mg/L KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT 0,05 16 Hg mg/L KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT 0,001 17 As mg/L KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT KPHT 0,05 18 PO43- mg/L 0,052 0,094 0,114 0,166 0,135 0,166 0,125 0,198 0,3 19 Độ kiềm mmol/L 1,24 0,88 0,92 0,84 1,18 0,96 1,02 0,94 - 20 Dầu mỡ mg/L 0,025 0,019 0,013 0,015 0,016 0,039 0,044 0,016 0,1 21 Coliform MPN/10 0mL 141 109 43 26 260 940 790 27 7.5 TT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 08:2008/BT NMT (B1) Kết quả
(Nguồn: Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường (2014)
- Vị trí lấy mẫu
W1: Bên dưới điểm giao giữa suối Vang và suối Mưa 100m W2: Bên trên điểm giao giữa suối Vang và suối Mưa 100m
W3: Suối Mưa bên trên điểm giao giữa suối Vang và suối Mưa 100m W4: Suối Vang vị trí đập hồ dưới
W5: Suối Vang vị trí cửa xả hồ dưới
W6: Nước suối gần trụ sở UBND xã Mường Do W7: Nước suối gần trụ sở UBND xã Mường Lang W8: Nước suối khu vực đập hồ trên
Qua kết quả phân tích môi trường nước mặt cho thấy chất lượng nước mặt tại các điểm lấy mẫu khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Toàn bộ các chỉ tiêu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 phân tích: DO, COD, BOD5, SS,…, các chỉ tiêu kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1).
c. Chất lượng môi trường đất
Bảng 3.15. Kết quả phân tích mẫu đất và trầm tích TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 03:2008/ BTNMT (Đất lâm nghiệp) QCVN 03:2008/ BTNMT (Đất công nghiệp) Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 1 pH - 6,5 6,8 6,7 6,5 6,7 - - 2 Độẩm % 6,56 5,71 5,82 6,24 6,18 - - 3 As mg/kg 0,24 0,53 0,33 0,47 0,31 12 12 4 Cd mg/kg 0,18 0,43 0,25 0,36 0,25 2 10 5 Cu mg/kg 6,67 7,82 11,35 8,45 10,05 50 100 6 Pb mg/kg 3,26 5,28 4,62 4,15 4,35 100 300 7 Zn mg/kg 19,34 21,96 20,84 19,55 25,28 200 300
(Nguồn: Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường (2014)
- Vị trí
Đ1: Khu dân cư gần khu vực dự kiến xây dựng nhà ở số 1 Đ2: Khu vực bãi thải (bản Tường Lang 1 - xã Mường Lang) Đ3: Khu vực đập hồ dưới
Đ4: Khu vực mỏ đất số 1 Đ5: Khu vực đập hồ trên - Ghi chú “-”: Không quy định
Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực có liên quan đến dự án cho thấy các thông số phân tích của các kim loại đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03-2008.
6) Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án a. Diện tích đất có rừng trong khu vực dự án
+ Diện tích đất có rừng (105,95 ha) phân theo quy hoạch thủy điện; - Khu vực hầm thi công: 8,01 ha
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 - Khu vực phụ trợ 1: 1,0 ha. - Khu vực phụ trợ 2: 13,78ha - Khu vực phụ trợ 3: 38,71 ha - Khu vực tái định cư 1: 2,01 ha - Khu vực tái định cư 2: 2,41 ha
+ Diện tích đất có rừng (105,95 ha) phân theo chủ rừng; - Trạng thái IIa: 14,34 ha
- Trạng thái IIb: 70,61 ha - Rừng trồng: 4,83 ha
- Rừng hỗn giao: 16,17 ha
b. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Mường Lang
Khu vực dự án thủy điện Tích năng Đông Phù Yên nằm trên địa phận xã Mường Lang huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Diện tích mặt bằng chiếm đất để xây dựng Nhà máy và công trình phụ trợ chiếm 395,46 ha, đã tác động đến công tác tái
định cư của 4 bản với tổng số hộ là 118 hộ, với số dân là 497 người. Người dân ở