Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động môi trường của loại hình dự án thủy điện tích năng (Trang 43)

2.1.1. Đối tượng nghiên cu Nghiên cứu được thực hiện đối với 02 dự án thủy điện tích năng: STT Dự án Chủ dự án thĐịựa c hiđiểệm n Công suất 1 Thuỷ điện tích năng Bác Ái, thuộc địa phận xã Phước Hoà và xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

Ban quản lý dự án thuỷ điện 5, EVN xã Phước Hoà và xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận 1.200MW 2 Thuỷ điện tích năng Đông Phù Yên, thuộc địa phận xã Mường Do và Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình xã Mường Do và Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La 1.200MW 2.1.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi không gian: môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực 02 dự

án thuộc huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. - Phạm vi thời gian: từ tháng 5/2014 đến tháng 3/2015.

2.2. Nội dung nghiên cứu

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu;

2. Phân tích các khả năng gây tác động tới môi trường khi triển khai dự án 3. Để xuất các tác động chính cần được đánh giá đối với các dự án đầu tư xây dựng thủy điện tích năng

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp tài liu, s liu th cp

Thu thập số liệu từ niên giám thông kê qua các năm 2005 – 2012 tại các tỉnh Sơn La và Ninh Thuận.

Báo cảo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La và Ninh thuận qua các năm từ 2005 – 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

2.3.2. Phương pháp điu tra, kho sát hin trường

Trên cơ sở các tài liệu, các bản đồ về môi trường đã có sẵn như bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại 02 điểm nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát các hợp phần môi trường tự nhiên (đặc điểm địa hình, địa chất, hiện trạng sử

dụng đất,...), tình hình kinh tế - xã hội của các xã nhằm hiệu chỉnh, bổ sung, cập nhật hiện trạng và các số liệu mới nhất làm cơ sở cho đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án.

2.3.3. Phương pháp kế tha

Kế thừa các kết quản quan trắc môi trường đối với 02 dự án của Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (2013); Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường (2014) về kết quảđo đạc hiện trạng môi trường tại các địa điểm thực hiện dự

án.

2.3.4. Phương pháp đánh giá nhanh ô nhim theo các h s ô nhim do T chc Y tế Thế gii (WHO) và Cc bo v môi trường M (US-EPA) thiết lp:

Sử dụng đểước tính nhanh tải lượng, lưu lượng và đánh giá nồng độ của các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động khác nhau của dự án, phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường.

E = A. EF. (1 – ER/100)

Trong đó:

-E là tải lượng chất ô nhiễm phát sinh (khối lượng/thời gian) -A là khối lượng của hoạt động

-EF là hệ số phát sinh chất thải liên quan tới hoạt động -ER là hệ số giảm thiểm phát thải của hoạt động

2.3.5. Phương pháp tính toán phát tán cht ô nhim Đối vi bi: Đối vi bi: ( ) ( ) 1,4 1,3 / 2,2 0,0016 / 2 U E k M = × × Trong đó: E = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

U = Tốc độ gió trung bình là 3,1 (m/s) M = Độ ẩm trung bình của vật liệu là 30%

Đối vi khí thi 2 0 1 1/ 2 2 2 ( ) ( . . ) exp ( 45 ) (2 ) z s in 2 z Q z H C x z H for u φ π σ φ σ  −  = −  >   Trong đó: C: Nồng độ chất ô nhiễm(µg/m3) Ql : Lượng phát thải từ nguồn(mg/m.s)

Z : Vị trí cao nhất theo hướng thẳng đứng của đường trung bình cột khói, bụi. H: Chiều cao của nguồn phát thải (m)

U: Vận tốc gió(m/s)

Σ ; Hệ số phát tán theo chiều đứng, thể hiện lượng khói, bụi phát tán theo chiều đứng ở khoảng cách x về phía cuối gió và ở điều kiện độ bền khí quyển đã cho(m) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Φ : Góc giữa nguồn đường và hướng gió

Đối vi nước mưa chy tràn

Lưu lượng chảy tràn (Q) = q.F.ϕ (m3/s) Trong đó :

Q - Lưu lượng tính toán (m3/s) q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha) F - Diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha) ϕ - Hệ số dòng chảy, lấy trung bình bằng 0,6.

Cường độ mưa tính toán được xác định được xác định theo công thức:

n n b t P C q b q ) ( ) lg 1 ( . ) 20 ( 20 + + + = Trong đó:

q : Cường độ mưa tính toán (l.s/ha) p : Chu kỳ ngập lụt (năm)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Lượng chất bẩn tích tụ (G) trong một thời gian được xác định theo công thức:

G = Mmax [1 - exp (-kz.T)]. F (kg)

Trong đó :

Mmax - Lượng bụi tích luỹ lớn nhất trong khu vực dự án (Mmax= 220 kg/ha) kz - Hệ sốđộng học tích luỹ chất bẩn ở khu vực dự án (kz=0,3ng-1) T - Thời gian tích luỹ chất bẩn (T=15 ngày) F: diện tích lưu vực thoát nước mưa Vận tốc lắng của hạt lơ lửng (W):       − = γ γ γ η s gd 18 2 Trong đó: d - đường kính hạt; η - độ nhớt chất của nước (η=0,008007 khi t=300C); s γ - tỷ trọng hạt; γ- tỷ trọng nước; g - gia tốc trọng trường

2.3.6. Phương pháp nhn dng đối tượng và quy mô tác động theo hướng dn ca t chc Y tế thế gii (WHO) ca t chc Y tế thế gii (WHO)

Đối tượng bị tác động môi trường của dự án được nhận dạng theo các nhóm

đối tượng như: Môi trường vật lý (gồm các thành phần môi trường không khí, tiếng

ồn, rung, môi trường nước, môi trường đất); Môi trường sinh thái (hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp khu vực dự án); Kinh tế- xã hội (sức khỏe cộng đồng, văn hóa xã hội,…).

- Quy mô bị tác động môi trường đối với các đối tượng bị tác động tiêu cực

được đánh giá theo tiêu chí và cấp độ cơ bản được đề nghị theo tài liệu của WHO như sau:

+ Thời gian tác động (A): được đánh giá theo thời gian tác động tiêu cực kéo dài với các cấp độ đánh giá: (0) – Không tác động; (1) – Ngắn hạn: trong thời gian tác động trực tiếp; (2) – Dài hạn: kéo dài sau thời gian tác động;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 + Mức độ (B): là hậu quả tác động đến toàn bộ thành phần môi trường đang xem xét, các cấp độ đánh giá bao gồm: (0) – Không tác động hoặc tác động tích cực; (2) – Nhỏ: phần bị ảnh hưởng ít hơn <10% toàn bộ; (3) – Trung bình: phần bị ảnh hưởng từ 10 – 50% toàn bộ; (4) – Lớn: phần bịảnh hưởng trên > 50% toàn bộ;

+ Phạm vi tác động (C): là quy mô về mặt không gian vùng bị ảnh hưởng, liên quan đến các tác động tích lũy và tác động được đánh giá theo các cấp độ: (1) –

Địa phương: ảnh hưởng nằm trong khu vực dự án; (2) Vùng/ quốc gia: có ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh; (3) – Quốc tế: có ảnh hưởng xuyên biên giới;

+ Hạn chế cần thiết (D): là khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa

ứng phó, khắc phục hoặc tự khắc phục của các hậu quả bị tác động, các cấp độđánh giá gồm: (0) – không cần thiết; (1) – Hạn chếđược; (2) – Không hạn chếđược.

2.3.7. Phương pháp ma trn môi trường (theo hướng dn ca t chc DHI Water and Environment) and Environment)

Sử dụng để thiết lập và phân tích mối quan hệ định tính giữa các hoạt

động và quy mô, mức độ tác động môi trường của dự án, đồng thời để chọn lọc và đánh giá các tác động môi trường quan trọng chủ yếu của dự án:

a1 x a2 = aT

(b1) + (b2) + (b3) = bT (aT) x (bT) = ES

Trong đó:

- a1: phạm vi tác động; a2: bản chất của tác động (tích cực hay tiêu cực) - b1: thời gian tác động; b2: mức độ tác động; b3: cường độ tác động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ES: tổng tác động được xem xét đối với các thành phần môi trường (Vật lý – hóa học; Sinh học; Xã hội và Kinh tế)

2.3.8. Phương pháp so sánh vi tiêu chun, quy chun môi trường

Sử dụng để đánh giá mức độ tác động môi trường của dự án trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - QCVN 03: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềđộ rung;

- QCVN 38:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệđời sông thủy sinh;

- Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức âm tương

đương, TCVN 3985:1999).

2.3.9. Phương pháp tham vn ý kiến chuyên gia:

Tham vấn ý kiến 05 chuyên gia các lĩnh vực môi trường khí tượng - thuỷ văn,

địa lý, sinh thái cảnh quan môi trường, thuỷ văn - môi trường, vật lý môi trường, công nghệ môi trường, tài nguyên - môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu

3.1.1. D án thy đin tích năng Bác Ái

1) Đặc điểm địa hình, địa mạo và tai biến a. Đặc điểm địa hình.

Địa hình khu vực dự án khá phức tạp, lưu vực bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dày đặc. Đoạn tuyến dự kiến xây dựng là khu vực chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng, lòng sông rộng từ 50-70m, hai bờ sông khá dốc. Hồ dưới là một phần lưu vực dòng sông Cái bắt nguồn từ những dãy núi cao tiếp giáp giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Hồ trên được đặt tại thung lũng dạng lòng chảo có cao

độ chênh trung bình 400-430 mét so với hồ dưới, xung quanh là các dãy núi cao nên mức độ phân cắt địa hình tương đối mạnh, độ dốc lớn. Tuy nhiên, khu vực lòng hồ

có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc trung bình 5 - 100. Theo cao trình mực nước dâng 602,8m thì hồ có diện tích nhỏ 0,61km2, chỗ sâu nhất khoảng 45m.

b. Đặc điểm địa mạo

Căn cứ theo nguyên tắc hình thái cấu trúc, toàn bộ diện tích nghiên cứu được chia thành các đơn vịđịa mạo chủ yếu như sau.

- Địa hình xâm thực bóc mòn:

Chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm các khối núi tạo bởi các trầm tích và măc ma. Các dải đồi và khối núi kéo dài dạng yên ngựa, bề mặt sườn tương đối dốc, độ

dốc lớn từ 15 đến 50o.

Hệ thống suối phát triển khá mạnh, một sốđịnh hướng theo các đứt gãy kiến tạo. Các dòng chảy có độ dốc lớn, nhiều thác và ghềnh nhỏ. Dọc theo các dòng chảy, lớp trầm tích aluvi khá mỏng.

Mức độ bóc lộ đá gốc không nhiều, lớp phủ tàn tích có chiều dày từ 5m đến hàng chục mét. Chiều dày của đới tàn tích phụ thuộc nhiều vào nền đá gốc và độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 - Địa hình tích tụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện diện dưới dạng các bãi bồi và các bậc thềm có chiều ngang khá hẹp từ

vài mét đến vài chục mét, kéo dài vài chục mét tới hàng trăm mét dọc theo hướng dòng sông. Bề mặt các bậc thềm thường bằng phẳng hoặc gợn sóng, có độ dốc không lớn, hơi nghiêng về phía lòng sông. Thành phần trầm tích của các bậc thềm

đa dạng, gồm cuội sỏi lẫn sét cát. Bãi bồi ven sông thường rất hẹp, các vật liệu trầm tích gồm cát lẫn cuội sỏi.

c. Tai biến thiên nhiên

Trong quá trình đo vẽđịa chất đã phát hiện được một vài sạt lở nhỏ ven sông và nơi địa hình dốc trên bề mặt vỏ phong hóa của đá granit. Khối lượng từ vài ba mét khối đến hàng chục mét khối, chiều sâu sạt 5 - 15m.

2) Điều kiện khí tượng

Lưu vực Dự án TĐTN Bác Ái thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình nhiều năm là 270C, nắng nhiều (tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm lên tới 2.772 giờ/năm), lượng bức xạ lớn. Lượng mưa năm trung bình từ 1.200 ÷ 1.750 mm và chia thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: từ tháng I đến tháng VIII.- Mùa mưa: từ tháng IX đến tháng XII, lượng mưa chiếm tới hơn 80% lượng mưa năm .

Mùa mưa trên lưu vực trùng với mùa hoạt động mạnh của các hình thế thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc nên thường gây ra mưa lũ lớn.

a. Nhiệt độ không khí

Số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng lân cận lưu vực sông Cái chỉ ra rằng chế độ nhiệt của lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới phía Nam. Nhiệt độ

trung bình năm vào khoảng 27,1oC (Phan Rang), 27,0oC (Cam Ranh). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là không lớn khoảng 5oC. Trong khi đó biên độ dao động nhiệt độ không khí ngày đêm là đáng kể, đặc biệt vào mùa khô đạt tới trên 10oC. Các tháng nóng nhất thường là các tháng V, VI, VII, VIII, các tháng lạnh nhất thường là tháng XII và tháng I.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Các đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại trạm Cam Ranh và Phan Rang được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm (oC) Trạm Đặc

trưng

Tháng, năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Cam Ranh TtboC 24,5 24,8 26,3 27,9 28,9 29,0 28,8 28,7 27,8 26,8 26,3 25,0 27,0 TmaxoC 31,5 33,0 33,9 35,5 39,2 38,3 38,3 38,6 37,3 33,4 32,8 32,1 39,2 TminoC 14,4 16,4 17,1 20,2 22,8 21,8 22,1 22,6 22,2 14,8 19,2 16,4 14,4 Phan rang TtboC 24,8 25,3 26,7 28,1 28,8 28,8 28,6 28,4 27,8 26,9 26,2 25,1 27,1 TmaxoC 33,1 32,4 35,7 35,5 39,4 38,8 37,6 37,1 36,6 34,7 32,6 31,9 39,4 TminoC 17,0 17,8 18,1 21,0 22,8 22,6 23,3 21,0 22,0 21,0 19,1 16,1 16,1

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng - Thuỷ văn Quốc gia) b. Độ ẩm không khí

Tại trạm khí tượng Cam Ranh, độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng dao động từ 74% đến 81%. Thời kỳ độ ẩm không khí tương đối cao là các tháng mùa mưa có độ ẩm trung bình lớn dao động từ 75-80,8%. Các đặc trưng độ ẩm không khí tại trạm khí tượng Cam Ranh và Phan Rang được ghi trong bảng sau:

Bảng 3.2. Đặc trưng độẩm không khí (%)

Trạm trĐặưng c I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Cam Ranh Utb 74,1 75,2 75,9 76,2 75,7 73,2 72,7 73,7 78,6 80,8 78,7 75,2 75,8 Umin 22,6 23,4 25,7 28,3 29,7 29,0 28,4 28,7 29,0 28,1 26,1 23,5 22,6 Phan Rang Utb 72 73 74 76 77 75 75 76 79 80 77 74 76 Umin 22,5 23,2 25,7 28,4 29,8 29,2 28,9 28,9 28,9 28,1 26,1 23,6 22,5

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng - Thuỷ văn Quốc gia) c. Chế độ bốc hơi

Khu vực này có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, biến trình lượng bốc hơi trái

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động môi trường của loại hình dự án thủy điện tích năng (Trang 43)