Dự án thủy điện tích năng Bác Ái

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động môi trường của loại hình dự án thủy điện tích năng (Trang 49)

1) Đặc điểm địa hình, địa mạo và tai biến a. Đặc điểm địa hình.

Địa hình khu vực dự án khá phức tạp, lưu vực bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dày đặc. Đoạn tuyến dự kiến xây dựng là khu vực chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng, lòng sông rộng từ 50-70m, hai bờ sông khá dốc. Hồ dưới là một phần lưu vực dòng sông Cái bắt nguồn từ những dãy núi cao tiếp giáp giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Hồ trên được đặt tại thung lũng dạng lòng chảo có cao

độ chênh trung bình 400-430 mét so với hồ dưới, xung quanh là các dãy núi cao nên mức độ phân cắt địa hình tương đối mạnh, độ dốc lớn. Tuy nhiên, khu vực lòng hồ

có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc trung bình 5 - 100. Theo cao trình mực nước dâng 602,8m thì hồ có diện tích nhỏ 0,61km2, chỗ sâu nhất khoảng 45m.

b. Đặc điểm địa mạo

Căn cứ theo nguyên tắc hình thái cấu trúc, toàn bộ diện tích nghiên cứu được chia thành các đơn vịđịa mạo chủ yếu như sau.

- Địa hình xâm thực bóc mòn:

Chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm các khối núi tạo bởi các trầm tích và măc ma. Các dải đồi và khối núi kéo dài dạng yên ngựa, bề mặt sườn tương đối dốc, độ

dốc lớn từ 15 đến 50o.

Hệ thống suối phát triển khá mạnh, một sốđịnh hướng theo các đứt gãy kiến tạo. Các dòng chảy có độ dốc lớn, nhiều thác và ghềnh nhỏ. Dọc theo các dòng chảy, lớp trầm tích aluvi khá mỏng.

Mức độ bóc lộ đá gốc không nhiều, lớp phủ tàn tích có chiều dày từ 5m đến hàng chục mét. Chiều dày của đới tàn tích phụ thuộc nhiều vào nền đá gốc và độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 - Địa hình tích tụ:

Hiện diện dưới dạng các bãi bồi và các bậc thềm có chiều ngang khá hẹp từ

vài mét đến vài chục mét, kéo dài vài chục mét tới hàng trăm mét dọc theo hướng dòng sông. Bề mặt các bậc thềm thường bằng phẳng hoặc gợn sóng, có độ dốc không lớn, hơi nghiêng về phía lòng sông. Thành phần trầm tích của các bậc thềm

đa dạng, gồm cuội sỏi lẫn sét cát. Bãi bồi ven sông thường rất hẹp, các vật liệu trầm tích gồm cát lẫn cuội sỏi.

c. Tai biến thiên nhiên

Trong quá trình đo vẽđịa chất đã phát hiện được một vài sạt lở nhỏ ven sông và nơi địa hình dốc trên bề mặt vỏ phong hóa của đá granit. Khối lượng từ vài ba mét khối đến hàng chục mét khối, chiều sâu sạt 5 - 15m.

2) Điều kiện khí tượng

Lưu vực Dự án TĐTN Bác Ái thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình nhiều năm là 270C, nắng nhiều (tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm lên tới 2.772 giờ/năm), lượng bức xạ lớn. Lượng mưa năm trung bình từ 1.200 ÷ 1.750 mm và chia thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: từ tháng I đến tháng VIII.- Mùa mưa: từ tháng IX đến tháng XII, lượng mưa chiếm tới hơn 80% lượng mưa năm .

Mùa mưa trên lưu vực trùng với mùa hoạt động mạnh của các hình thế thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc nên thường gây ra mưa lũ lớn.

a. Nhiệt độ không khí

Số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng lân cận lưu vực sông Cái chỉ ra rằng chế độ nhiệt của lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới phía Nam. Nhiệt độ

trung bình năm vào khoảng 27,1oC (Phan Rang), 27,0oC (Cam Ranh). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là không lớn khoảng 5oC. Trong khi đó biên độ dao động nhiệt độ không khí ngày đêm là đáng kể, đặc biệt vào mùa khô đạt tới trên 10oC. Các tháng nóng nhất thường là các tháng V, VI, VII, VIII, các tháng lạnh nhất thường là tháng XII và tháng I.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Các đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại trạm Cam Ranh và Phan Rang được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm (oC) Trạm Đặc

trưng

Tháng, năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Cam Ranh TtboC 24,5 24,8 26,3 27,9 28,9 29,0 28,8 28,7 27,8 26,8 26,3 25,0 27,0 TmaxoC 31,5 33,0 33,9 35,5 39,2 38,3 38,3 38,6 37,3 33,4 32,8 32,1 39,2 TminoC 14,4 16,4 17,1 20,2 22,8 21,8 22,1 22,6 22,2 14,8 19,2 16,4 14,4 Phan rang TtboC 24,8 25,3 26,7 28,1 28,8 28,8 28,6 28,4 27,8 26,9 26,2 25,1 27,1 TmaxoC 33,1 32,4 35,7 35,5 39,4 38,8 37,6 37,1 36,6 34,7 32,6 31,9 39,4 TminoC 17,0 17,8 18,1 21,0 22,8 22,6 23,3 21,0 22,0 21,0 19,1 16,1 16,1

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng - Thuỷ văn Quốc gia) b. Độ ẩm không khí

Tại trạm khí tượng Cam Ranh, độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng dao động từ 74% đến 81%. Thời kỳ độ ẩm không khí tương đối cao là các tháng mùa mưa có độ ẩm trung bình lớn dao động từ 75-80,8%. Các đặc trưng độ ẩm không khí tại trạm khí tượng Cam Ranh và Phan Rang được ghi trong bảng sau:

Bảng 3.2. Đặc trưng độẩm không khí (%)

Trạm trĐặưng c I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Cam Ranh Utb 74,1 75,2 75,9 76,2 75,7 73,2 72,7 73,7 78,6 80,8 78,7 75,2 75,8 Umin 22,6 23,4 25,7 28,3 29,7 29,0 28,4 28,7 29,0 28,1 26,1 23,5 22,6 Phan Rang Utb 72 73 74 76 77 75 75 76 79 80 77 74 76 Umin 22,5 23,2 25,7 28,4 29,8 29,2 28,9 28,9 28,9 28,1 26,1 23,6 22,5

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng - Thuỷ văn Quốc gia) c. Chế độ bốc hơi

Khu vực này có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, biến trình lượng bốc hơi trái ngược với biến trình mưa, mùa khô lượng bốc hơi lớn và ngược lại. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Cam Ranh được ghi trong bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Bảng 3.3. Phân phối bốc hơi tháng, năm (Picher) trung bình nhiều năm tại trạm khí tượng Cam Ranh (mm)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Đặc

trưng 168 147 149 137 142 151 161 154 107 100 121 153 1690

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng - Thuỷ văn Quốc gia) e. Chế độ mưa

Qua phân tích số liệu mưa các trạm thấy rằng: một năm mưa được phân chia thành hai mùa, mùa mưa từ tháng IX-XII, mùa khô từ tháng I-VIII trong đó lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Trong mùa mưa thường có nhiều hình thái thời tiết kế tiếp nhau, bão hoặc áp thấp nhiệt đới từ biển Đông đổ bộ

vào hoặc do sự kết hợp giữa áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh đã gây ra các trận mưa liên tiếp song không dài ngày mà chỉ từ 3-5 ngày.

Bảng 3.4. Lượng mưa tháng, năm tại Trạm Tân Mỹ, Sông Pha năm 2010 (mm)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Sông Pha 111,8 0,0 0,0 187,7 105,4 596,4 139,9 72,3 215,7 716,5 267,6 157,1 2570,4

Tân Mỹ 103,4 0,0 0,0 56,5 26,8 185,7 101,7 154,9 91,4 564,5 202,6 85,6 1573,1

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Ninh Thuận do Ban quản lý Dự án CAPAS Ninh Thuận chủ trì thực hiện năm 2011 ) 3) Điều kiện thủy văn

Lân cận lưu vực có các trạm thuỷ văn như (Đồng Trăng, Suối Dầu, Đá Bàn, Sông Luỹ, Tân Mỹ, Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim) (Hình 12). Trong đó trạm thuỷ

văn Đồng Trăng là trạm cấp I đo đạc từ năm 1977 đến nay, nhà máy thuỷ điện Đa Nhim có quan trắc dòng chảy, mực nước năm 1978 đến nay; các thuỷ văn: trạm Suối Dầu, Đá Bàn là trạm dùng riêng do sở thuỷ lợi Khánh Hoà xây dựng tài liệu ngắn, trạm Tân Mỹ bịảnh hưởng bởi sựđiều tiết của nhà máy Thuỷđiện Đa Nhim, có tài liệu đo mực nước từ năm 1978 đến nay và một năm đo lưu lượng (1996).

Sông Cái bắt nguồn từ vùng núi có độ cao từ 900 m đến 2.000 m ở khu vực phía Nam của tỉnh Khánh Hoà. Dòng chính bắt nguồn từ tỉnh Khánh Hoà chảy theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 hướng Tây, đến tỉnh Ninh Thuận đổi hướng về phía nam đến vị trí tuyến đập. Tiếp

đó khi dòng chảy về khu vực đồng bằng, sông chuyển hướng Đông Nam và đổ ra biển Đông tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, có diện tích lưu vực khoảng 3.000 km2.

Độ dốc lòng sông thay đổi mạnh theo hướng dòng chảy, phía thượng lưu hồ

chứa dòng sông dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông nhiều đá tảng và cuội sỏi lớn, vùng hạ lưu đến tuyến hồ dưới lòng sông giảm dần độ dốc, song cũng có nhiều thác ghềnh, lòng sông nhiều đá tảng và cuội sỏi lớn.

Diện tích lưu vực tính đến tuyến đập hồ dưới (hồ Sông Cái) là 750km2 với chiều dài sông chính tính đến tuyến đập khoảng 62km. Diện tích lưu vực hồ trên là 2,8km2 với chiều dài suối chính là 1,7km.

Bảng 3.5. Các đặc trưng thuỷ văn hồ dưới (hồ Sông Cái)

1 Diện tích lưu vực Flv km2 750

2 Lượng mưa trung bình nhiều năm Xo mm 1.701,0

3 Lớp dòng chảy Yo mm 764,8 4 Lưu lượng bình quân năm Qo m3/s 18,6 5 Mô đun dòng chảy Mo l/s.km2 24,3 6 Tổng lượng dòng chảy năm Wo 106m3 587 7 Lưu lượng ứng với P=50% m3/s 16,2 8 Lưu lượng ứng với P=75% m3/s 11,8 9 Tổng lượng dòng chảy ứng với P=50% 106m3 510,88 10 Tổng lượng dòng chảy ứng với P=75% 106m3 372,12 11 Lưu lượng đỉnh lũứng với P=0,1% m3/s 5.974 12 Lưu lượng đỉnh lũứng với P=0,2% m3/s 5.265 13 Lưu lượng đỉnh lũứng với P=0,5% m3/s 4.564 14 Lưu lượng đỉnh lũứng với P=1% m3/s 4.033 15 Lưu lượng đỉnh lũứng với P=2% m3/s 3.499 16 Lưu lượng đỉnh lũứng với P=5% m3/s 2.605 17 Lưu lượng đỉnh lũứng với P=10% m3/s 2.103

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án hệ thống thuỷ lợi Tân Mỹ tỉnh Ninh Thuận được duyệt ngày 26/11/2007)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

4) Hiện trạng sử dụng đất và đặc điểm sinh thái a. Về hiện trạng sử dụng đất khu vực của dự án

- Khu vực chiếm dụng đất lâu dài:

Diện tích đất bị chiếm dụng lâu dài ở khu vực có các công trình chính nổi trên bề mặt là 184,4ha.

Theo kết quả khảo sát, hiện trạng sử dụng đất khu vực này như sau:

+ 165,95ha rừng tự nhiên nghèo và 1,2ha cây trồng nông nghiệp xâm canh trên đất rừng tự nhiên đã được quy hoạch chuyên dùng cho thủy điện.

+ 17,25 ha đất thủy lợi thuộc phạm vi hồ Sông Cái của công trình hệ thống thủy lợi Tân Mỹđã thu hồi.

Diện tích đất bị chiếm dụng tạm thời cho xây dựng các hạng mục phụ trợ

(đường thi công, lán trại, kho bãi, mỏđất, bãi thải,...) là 62,7 ha.

b. Về trạng thái rừng

Rừng trong khu vực mặt bằng công trình và lòng hồ trên gồm các trạng thái là rừng nghèo IIIa1 (chiếm khoảng 58%), rừng non IIa, IIb (chiếm khoảng 30,5%), cây trồng nông nghiệp xâm canh trên đất rừng chiếm khoảng 0,5%, đất thủy lợi thuộc phạm vi hồ Sông Cái đã được thu hồi (chiếm khoảng 11%). Ngoài ra còn rải rác đất trống cây bụi, lồ ô, tre nứa và cây gỗ rải rác.

c. Về hệ sinh thái và thực vật

Kết quả khảo sát thực địa cho thấy khu vực dự án có 2 hệ sinh thái, bao gồm: - Hệ sinh thái tự nhiên:

Hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực thuộc hệ sinh thái rừng khô hạn nhiệt đới bao gồm 2 kiểu rừng chính như sau:

+ Rừng thưa cây lá rộng nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới: kiểu rừng này phân bố chủ yếu trong khu vực. Trong khu vực dự án cũng không phát hiện thấy các loài thực vật quý hiếm.

Do phân bố gần khu dân cư, gần đường giao thông nên rừng trong khu vực bị

khai thác mạnh, rừng trong khu vực thuộc dạng rừng tái sinh sau khai thác rất nghèo (trữ lượng trung bình khoảng 30m3/ha), chủ yếu là các cây có đường kính 6 – 8cm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Rất ít cây có đường kính trên 30cm và đều là các cây gỗ xấu, có chất lượng thấp, thường là những cây rỗng ruột, gãy ngọn, thân phân nhánh, thân cong,...

+ Trảng chuông bụi gai khô hạn: kiểu này phát triển ở độ cao từ 300-500m, phân bố rải rác trong khu vực.

5. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý a. Chất lượng không khí

Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực dự án TĐTN Bác Ái TT Chỉ tiêu Đơvịn Kết quả phân tích QCVN 05:2013/BTNMT Trung bình 1 giờ QCVN 26:2010/ BTNMT KK1 KK2 KK3 KK4 1 Bụi lơ lửng (TSP) µg/m3 70 116 90 98 300 - 2 Độồn (trung bình) dBA 50,5 50,6 49,2 51,3 70 3 CO µg/m3 550 759 643 731 30.000 - 4 SO2 µg/m3 2 4 5 3 350 - 5 NO2 µg/m3 12 16 18 14 200 - 6 Pb µg/m3 1,8 2,6 1,3 2,0 - -

(Nguồn: Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (2013)

Ghi chú:

KK1 (X: 1317521, Y: 587477): Khu vực hồ trên

KK2 (X: 1314119, Y: 583824): Khu vực lòng hồ Sông Cái KK3 (X: 1313861, Y: 585342): Khu vực cửa xả

KK4 (X: 1312166, Y: 584193): Hạ lưu đập hồ Sông Cái

Kết quả phân tích, đo đạc cho thấy chất lượng môi trường không khí khu vực dự án vẫn còn tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm (Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05/2009-BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT) do sản xuất trong khu vực là sản xuất nông nghiệp; không có nguồn gây ô nhiễm công nghiệp; mật độ giao thông thấp; tỷ lệ che phủ của thảm thực vật còn tương đối tốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

b. Chất lượng nước mặt

Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án TĐTN Bác Ái

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết qủa QCVN 08:2008/BTNMT NM1 NM2 NM3 NM4 Cột A Cột B A1 A2 B1 B2 1 pH - 7,2 6,6 6,7 6,5 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 SS mg/l 13,5 22,1 19,3 10,3 20 30 50 100 3 DO mgO2/l 6,8 5,3 5,7 6,5 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 4 BOD5 mgO2/l 4,3 5,1 6,4 4,5 4 6 15 25 5 COD mgO2/l 7,2 9,7 10,2 6,7 10 15 30 50 6 NH4+ mg/l 0,0021 0,0027 0,0018 0,0024 0,1 0,2 0,5 1 7 NO3- mg/l 0,31 0,57 0,42 0,23 2 5 10 15 8 NO2- mg/l 0,0038 0,0029 0,0037 0,0035 0,01 0,02 0,04 0,05 9 PO43- mg/l 0,0039 0,0035 0,0041 0,0038 0,1 0,2 0,3 0,5 10 Coliform MPN/100ml 46 64 89 78 2500 5000 7500 10000

(Nguồn: Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (2013)

Trong đó:

NM1 (X: 1316271, Y: 584639): Thượng lưu hồ Sông Cái, thôn Tà Lọt, xã Phước Hoà

NM2 (X: 1317613, Y: 588997): Gần điểm hợp lưu suối hồ trên và sông Ma Lâm NM3 (X: 1313906, Y: 585199): Khu vực cửa xả

NM4 (X: 1312058, Y: 584234): Hạ lưu đập hồ Sông Cái

So sánh kết quả quan trắc với QCVN 08:2008/BTNMT thấy hầu hết các chỉ

tiêu phân tích đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của cột A1- QCVN 08:2008/BTNMT, ngoại trừ BOD. Môi trường nước khu vực dự án tại thời điểm quan trắc còn tương đối sạch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

c. Chất lượng môi trường đất

Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng môi đất khu vực dự án TĐTN Bác Ái TT tiêu Chỉ Đơn vị Kết quả QCVN 03:2008/BTNMT MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 1 As mg/kg 0,13 0,24 0,12 0,11 12 2 Cd mg/kg 0,024 0,17 0,08 0,15 2 3 Cu mg/kg 0,43 0,28 2,86 1,71 50 4 Pb mg/kg 0,27 0,35 0,41 0,22 100 5 Zn mg/kg 1,8 4,1 5,3 2,6 200

(Nguồn: Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (2013)

Trong đó:

MĐ1 (X: 1317453, Y: 588961): Khu vực hồ trên;

MĐ2 (X: 1317385, Y: 587670): Gần vị trí hợp lưu suối hồ trên với sông Ma Lâm; MĐ3 (X: 1313690, Y: 585340): Khu vực cửa xả;

MĐ4 (X: 1312202, Y: 584272): Hạ lưu đập hồ Sông Cái.

Kết quả phân tích ở bảng dưới cho thấy, tại thời điểm khảo sát, hàm lượng các kim

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động môi trường của loại hình dự án thủy điện tích năng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)