quả của tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án
Về bản chất, quá trình tranh tụng chính là quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án. Nó cũng là phương tiện để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra của tố tụng hình sự là nhằm giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Tranh tụng còn là hình thức tố tụng bảo đảm cho các chủ thể (các bên và Toà án) có thể thực hiện có hiệu quả chức năng của mình trong tố tụng hình sự, đặc biệt là ở giai đoạn xét xử vụ án. Không những tranh tụng thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của tố tụng hình sự mà còn là cơ sở để xác định địa vị tố tụng, vị trí, vai trò và chức năng của các chủ thể tiến hành tố tụng cũng như các chủ thể tham gia tố tụng. Vì thế, tranh tụng không chỉ là phương pháp nhằm thực hiện mục đích xác định sự thật khách quan trong vụ án hình sự mà không còn là một nguyên tắc của tố tụng hình sự. Việc khẳng định tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản
của TTHS có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Chính vì vậy, nguyên tắc tranh tụng đã được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu và được quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Tại Điều 10 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10.12.1948 ghi nhận: "Mọi người đều có quyền hoàn toàn ngang nhau được phát biểu bình đẳng và công khai trước một Toà án độc lập và không thiên vị, nơi quyết định các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc về việc buộc tội mình có cơ sở trước Toà".
Tuy nhiên, những mức độ khác nhau, nguyên tắc tranh tụng cũng đòi hỏi phải được thể hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án dưới hình thức tranh luận, phản bác công khai các quan điểm giữa các bên về vụ án. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi sự phân định rõ ràng ba chức năng: Buộc tội, bào chữa và tài phán thuộc các bên tương ứng – Bên buộc tội, bên bào chữa và Toà án. Nội dung của nguyên tắc tranh tụng hình sự không chỉ được ghi nhận ở một điều luật cụ thể mà nó được thể hiện và cụ thể hoá trong nhiều quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có liên quan, liên hệ và thống nhất với nhau để tạo thành một chế định pháp lý hoàn chỉnh xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Mô hình tố tụng tranh tụng trong giải quyết vụ án hình sự là một loại hình tố tụng hình sự mà ở đó khi kiện tụng các bên phải đưa ra chứng cứ, lý lẽ và được tranh cãi với nhau về những chứng cứ, lý lẽ đó trước Toà án với vai trò là trọng tài phân xử. Hay nói một cách khác tố tụng tranh tụng trong giải quyết vụ án hình sự là loại hình tố tụng hình sự mà ở đó bên buộc tội và bên gỡ tội có địa vị tố tụng ngang bằng nhau, tham gia vào quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án và Toà án sẽ ra phán quyết dựa trên kết quả tranh tụng giữa các bên tại phiên toà.
xuất hiện của bên buộc tội và bên bào chữa, tuy nhiên những đặc điểm của tranh tụng chỉ có đủ khi xuất hiện chức năng tài phán của người trọng tài. Như vậy đặc điểm, tính chất của tranh tụng chỉ có được trong giai đoạn xét xử. Về hình thức, tranh tụng tại phiên toà là hình thức tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật của bên buộc tội và bên bào chữa trước toà án. Về nội dung tranh tụng là quá trình chứng minh hoặc phủ nhận tính hợp pháp của nội dung quyết định buộc tội. Tất cả mọi hoạt động của các chủ thể ở phiên toà đều tập trung kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của từng nội dung trong cáo trạng truy tố. Trong tố tụng hình sự giai đoạn xét xử được coi là giai đoạn trung tâm, và trong các cấp xét xử thì cấp sơ thẩm lại có vai trò quan trọng nhất bởi vì toàn bộ vụ án và mọi vấn đề liên quan đến vụ án được xem xét và quyết định tại giai đoạn này. Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó, Toà án có thẩm quyền phán quyết có hay không có tội phạm xảy ra, một người có phải là người phạm tội hay không, nếu có tội sẽ áp dụng loại, mức hình phạt nào.
Tại các phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có sự tham gia đầy đủ nhất của tất cả các chủ thể của hai bên (buộc tội, bào chữa) và các chủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng. Như vậy, chỉ có tại phiên toà các chức năng tố tụng cơ bản: Buộc tội, gỡ tội, tài phán được phân định rõ ràng giữa bên buộc tội, bên bào chữa, Toà án và cũng chỉ tại phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vai trò của bên buộc tội, bên bào chữa được xác định là các bên có quyền bình đẳng với nhau trong việc sử dụng các phương tiện mà pháp luật cho phép để thực hiện chức năng tranh tụng.
Vì phiên toà thường ghi âm, ghi hình, nên trong hệ tranh tụng, với mục đích xem xét lại việc tuân thủ các quy tắc tố tụng, các thẩm phán phúc thẩm sẽ xem lại (nghe lại) toàn bộ diễn biến phiên toà và có thể huỷ án nếu có sự vi phạm tố tụng. Trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị với lý do không
phải từ thủ tục tố tụng, thì chủ thể kháng cáo, kháng nghị có trách nhiệm chỉ ra rằng trong phiên toà xét xử sơ thẩm có sự sai lầm trong việc thực thi công lý hoặc chứng minh được rằng chứng cứ được đưa ra xem xét tại phiên toà sơ thẩm không có quan hệ hợp lý với phán quyết của bồi thẩm đoàn. Quan điểm là căn cứ cho kháng cáo, kháng nghị thường do một bên đưa ra với yêu cầu được toà án xem xét lại. đó là những đề nghị lên quan đến chức năng tài phán của toà án chứ không phải là quan điểm đưa ra để tranh luận với bên có lập trường tương phản. Ngay khi phiên toà phúc thẩm có được thiết lập thì nội dung của phiên toà cũng chỉ xoay quanh những vấn đề bị kháng cáo, kháng nghị và chủ yếu do các chủ thể kháng cáo, kháng nghị trình bày với toà. Trong phiên toà chỉ có sự có mặt của chủ thể có kháng cáo, kháng nghị và có thể có một số chủ thể khác có liên quan (nhưng không bị bắt buộc). Như vậy trong phiên toà phúc thẩm, sự tranh luận (nếu có) chỉ tồn tại một cách phiến diện, được xác định ở một góc độ hoặc một khía cạnh nào đó chứ không phải toàn bộ vụ án hình sự và tính tranh tụng không được thể hiện với đầy đủ những đặc điểm của nó.
Mặc dù, như đã nêu ở trên nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc tổ chức của tố tụng hình sự giữ vai trò định hướng cho hoạt động và các hành vi tố tụng của các chủ thể nhằm thực hiện chức năng của mình trong quá trình tranh tụng để giải quyết vụ án hình sự, nhưng rõ ràng nguyên tắc tranh tụng được thể hiện một cách đầy đủ và tập trung rõ nét nhất ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Nó xác định rõ vai trò và vị trí đặc biệt của Toà án trong tố tụng hình sự nói chung và trong tranh tụng nói riêng. Toà án phải tạo mọi điều kiện mà pháp luật cho phép để các bên có thể phát huy hết tính chủ động và tích cực khi tham gia giải quyết vụ án hình sự. Là chủ thể chính trong việc đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên các chứng cứ của các chủ thể khác xuất trình tại phiên toà, Toà án phải tham gia ở một mức độ cần thiết vào quá trình
tranh tụng để làm rõ các chứng cứ và tình tiết về vụ án. Tuy nhiên, Toà án không được để chủ thể nào bị động khi khi tham gia tranh tụng bằng cách làm thay chức năng của họ và ngược lại không được để quá trình tranh tụng diễn biến theo ý chí chủ quan của bất kỳ chủ thể nào tham gia phiên toà.
Tất cả những phân tích trên đây cho thấy: chỉ có ở giai đoạn xét xử, nguyên tắc tranh tụng mới được thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện nhất.