Yêu cầu triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về chiến

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk nông) (Trang 90)

chiến lược cải cách tư pháp và Hiến pháp 2013

Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa VII, IX, X và XI đó đưa ra những định hướng về cải cách bộ máy nhà nước trong đó có các cơ quan tư pháp. Trên cơ sở đó để tiếp tục quá trình cải cách tư pháp, ngày 2/1/2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết nêu rõ các quan điểm chỉ đạo, phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó có nội dung phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp.

Nghị quyết đó chỉ ra mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam XHCN”. Mục tiêu này đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước toàn diện, phục vụ lộ trình hội nhập quốc tế và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân. Với tinh thần đó, các quan điểm chỉ đạo cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay là [21, tr.5]:

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm, dân chủ, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Bộ máy tòa án được xây dựng trên cơ sở tiêu chí chức năng, thẩm quyền chứ không dựa trên cơ sở địa giới hành chính, lãnh thổ như hiện nay, bảo đảm sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của tòa án trong hoạt động xét xử, tăng cường số lượng và chất lượng của thẩm phán để bảo đảm chức năng xét xử.

- Đổi mới mô hình tố tụng hình sự theo hướng mở rộng tranh tụng, bảo dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động TTHS, khắc phục oan sai trong TTHS.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong TTHS góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm xuyên quốc gia.

Triển khai thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và Hiến pháp 2013 thì việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử là yêu cầu tất yếu đang đặt ra.

Một phần của tài liệu Tranh tụng trong xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk nông) (Trang 90)