THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân vi sinh bio – king bón qua gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa om4900 trồng trong chậu ở vụ thu đông 2013 (Trang 38)

3.3.1 Số bông trên chậu

Qua kết quả ghi nhận Bảng 3.5 cho thấy số bông/chậu giao động từ 15,00 – 18,60 bông/chậu, số bông/chậu cao nhất ở nghiệm thức 1 (đối chứng) đạt 18,60, không khác biệt so với nghiệm thức 4 (bón giảm 30% N so với đối chứng và bón thêm phân vi sinh) đạt 17,20 bông/chậu, các nghiệm thức còn lại khác biệt ý nghĩa mức 5% so với đối chứng. Ở thí nghiệm của Nguyễn Văn Măng (2010) về hiệu quả của vi khuẫn cố định đạm Azospirillum lipoferum, vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri trên lúa cao sản cũng cho kết quả tương tự.

Số bông trên m2

có thể đóng góp 74% năng suất (Nguyễn Đình Giao và ctv.,

1997). Số bông trên bụi có quan hệ nghịch với số hạt trên bông và trọng lượng hạt (Nguyễn Thị Lang, 1994).

Bảng 3.5 Thành phần năng suất và năng suất thí nghiệm ở các nghiệm thức vào vụ Thu Đông 2013 Nghiệm thức Số bông/ chậu Số hạt chắc/ bông Phần trăm hạt chắc Trọng lượng 1000 (g) Năng suất lý thuyết (g/chậu) Năng suất thực tế (g/chậu) 1 18,60a 65,06bc 65,22 24,70 29,89 25,28a 2 15,20b 69,66ab 64,89 24,84 26,13 23,31ab 3 15,00b 72,22a 67,55 24,53 26,55 23,62ab 4 17,20ab 59,84c 63,00 25,22 25,95 20,33b F * ** ns ns ns * CV(%) 9,87 7,41 6,44 2,46 11,39 10,16

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ns= không khác biệt ý nghĩa, * = khác biệt ý nghĩa ở mức 5%, **= khác biệt rất ý nghĩa ở mức 1%.

3.3.2 Số hạt chắc trên bông

Số hạt chắc/bông là yếu tố quan trọng góp phần ảnh hưởng làm tăng hay giảm năng suất lúa. Qua kết quả ở Bảng 3.5, số hạt chắc trên bông biến động từ 59,84 – 72,22 hạt/bông. Nghiệm thức 3 (giảm 20 % N so với đối chứng và kết hợp với phân vi sinh) đạt cao nhất 72, 22 hạt/bông, khác biệt rất ý nghĩa so với đối chứng mức 1%, các nghiệm thức còn lại không khác biệt so với đối chứng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Boddey và Dobereiner (1988) khi chủng vi khuẩn Azoprillium có tác dụng

thúc đẩy tăng tỷ lệ hạt chắc/bông.

Số hạt chắc/bông chịu sự ảnh hưởng của giống lúa, điều kiện thời tiết và kỹ thuật canh tác (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008; Trần Ngọc Chủng, 2010). Thời kỳ quyết định số hạt chắc/bông chủ yếu là thời kỳ phân hóa đồng đến cuối thời kỳ giảm nhiễm (Đinh Văn Lữ, 1978).

3.3.3 Phần trăm hạt chắc

Theo Yoshida (1981), những gống lúa có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc trên bông phải đạt được 80% trở lên. Qua kết quả ghi nhận ở Bảng 3.5 cho thấy phần trăm hạt chắc ở các nghiệm thức giao động từ 63,00 – 67,55%, nhưng không khác biệt so với đối chứng.

Phần trăm hạt chắc cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa. Trong điều kiện các thành phần năng suất khác ổn định, tỷ lệ hạt chắc trên bông tỷ lệ thuận với năng suất lúa. Phần trăm hạt chắc trên bông chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trong suốt thời kỳ từ khi cây lúa làm đồng đến khi vào hạt chắc, nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).

Phần trăm gié hoa chắc được xác định trước, trong và sau khi trổ gié (Yoshida, 1981). Các điều kiện không thuận lợi khi chín có thể ức chế sinh trưởng trực tiếp của vài gié hoa cho những gié hoa lép. Từ kết quả ghi nhận cho thấy việc sử dụng phân vi sinh cho kết quả phần trăm hạt chắc không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng sử dụng 100% phân vô cơ.

3.3.4 Trọng lƣợng 1000 hạt (g)

Qua kết quả trình bài ở Bảng 3.5 cho thấy trọng lượng 1000 hạt giao động từ 24,53 đến 25,22g giữa các nghiệm thức không khác biệt qua phân tích thống kê.

Trọng lượng 1000 hạt là chỉ tiêu ít biến động, do ảnh hưởng của yếu tố di truyền cao và ít chịu tác động của môi trường (Matsushima, 1970; Mai Thành Phụng, 2004; Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở phần lớn các giống lúa trọng lượng 1000 hạt thường dao động từ 20 – 30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

3.3.5 Năng suất lý thuyết

Năng suất thực tế được cấu thành và chịu tác động của bốn thành phần: phần trăm hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt, số hạt chắc/bông và số bông/chậu (đối với thí nghiệm trên chậu). Bốn thành phần trên chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong phạm vi giới hạn khi các thành phần cấu thành năng suất lý thuyết đạt tối hảo, thì năng suất đạt tối đa.

Từ kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất lý thuyết giao động trong khoảng từ 25,95 – 29,89 g/chậu. Nghiệm thức 1 (đối chứng) cho năng suất cao nhất (29,89 g/chậu), năng suất thấp nhất (25,95 g/chậu) ở nghiệm thức 4 (giảm 30% N so với đối chứng và kết hợp phân vi sinh) và không có khác biệt giữa các nghiệm thức có bón phân vi sinh với nghiệm thức đối chứng. Như vậy việc sử dụng phân vi sinh vẫn đảm bảo cây lúa phát triển tốt như sử dụng hoàn toàn phân vô cơ.

3.3.6 Năng suất thực tế

Năng suất thực tế do đặc tính giống quy định bên cạnh đó nó vẫn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường vì năng suất lúa phụ thuộc vào số bông/m2

, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Từ kết quả ghi nhận ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất thực tế giao động từ 20,33 – 25,28 g/chậu, đạt cao nhất ở nghiệm thức 1 (đối chứng) và thấp nhất ở nghiệm thức 4 (giảm 30% N so với đối chứng và có kết hợp phân vi sinh). Năng suất thực tế giữa các nghiệm thức khác biệt ý nghĩa mức 5%, các nghiệm thức 1, 2 và 3 có năng suất khá cao lần lượt là 25,28 g/chậu, 23,31 g/chậu, 23,62 g/chậu và giữa các nghiệm thức này không khác biệt về mặt thống kê. Như vậy, việc sử dụng phân vi sinh có thể giảm được từ 10 – 20% N hóa học, nhưng vẫn cho năng suất tương đương so với sử dụng hoàn toàn phân đạm vô cơ.

3.3.7 Chỉ số HI

Qua kết quả Bảng 3.6 cho thấy chỉ số HI biến động từ 0,55 – 0,68, đạt cao nhất ở nghiệm thức 1 (đối chứng), thấp nhất ở nghiệm thức 4 (giảm 30% N so với đối chứng và kết hợp phân vi sinh). Các nghiệm thức 2 và 3 không khác biệt so với đối chứng, nghiệm thức còn lại khác biệt ý nghĩa mức 5% so với đối chứng.

Chỉ số HI được tính bằng chỉ số hạt thu được trên năng suất sinh khối mà cây trồng tạo ra trong quá trình sinh trưởng. Chỉ số này cho biết lượng chất khô được tích lũy trong hạt so với sinh khối toàn cây (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Theo Nguyễn Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) hệ số kinh tế của lúa nước ta thay đổi từ 0,2 đến 0,6. Qua kết quả ghi nhận được bảng 3.6 cho thấy chỉ số cao hơn so với nhận định, ở các nghiệm thức 2, 3 và nghiệm thức đối chứng, các nghiệm thức này không khác biệt, từ đó cho thấy việc sử dụng phân vi sinh vẫn giúp cây lúa gia tăng chỉ số HI.

Tuy nhiên việc gia tăng sinh khối cây lúa cũng có khuynh hướng làm cho chỉ số thu hoạch giảm, các lá ốp vào nhau, ít chồi và số hạt trên bông thấp. Nếu gia tăng chỉ số thu hoạch từ 0,55 đến 0,60 cũng không cải thiện được năng suất hạt. Như vậy việc gia tăng sinh khối có khuynh hướng làm cho chỉ số thu hoạch giảm hơn nữa không tỏa ra triển vọng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Vì vậy trong việc canh tác cần có biện pháp để cho chỉ số thu hoạch hợp lý giúp gia tăng năng suất lúa.

Bảng 3.6 Chỉ số HI ở các nghiệm thức thí nghiệm vào vụ Thu Đông 2013

Nghiệm thức Chỉ số HI 1 0,68a 2 0,66a 3 0,63ab 4 0,55b F * CV(%) 10,03

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, * = khác biệt ý nghĩa ở mức 5%.

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Giãm từ 10 – 20% phân đạm đồng thời kết hợp với việc sử dụng phân vi sinh giúp cho cây lúa tăng trưởng và các thành phần năng suất và năng suất như số hạt chắc/bông, năng suất thực tế ở nghiệm thức giãm 10 – 20% N kết hợp với phân vi sinh tương đương với nghiệm thức sử dụng 100% phân hóa học.

4.2. ĐỀ NGHỊ

Cần thực hiện thí nghiệm ngoài đồng để đánh giá hiệu quả của phân vi sinh Bio – King góp phần giãm sử dụng phân hóa học từ 10 – 20%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 2000. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Ngọc Dũng, Hồ Thị Kim Anh, Vũ Thanh. 2000. Vi khuẩn cố định nitơ vi hiếu

khí khu trú trong rễ lúa ở một số địa điểm thuộc đồng bằng sông Hồng. Hội

Nghị Sinh học quốc gia, Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Bùi Huy Đáp. 1980. Các giống lúa Việt Nam. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội,

563 tr.

Nguyễn Ngọc Đệ. 2008. Giáo trình cây lúa. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Đệ. 1998. Giáo Trình Cây Lúa. Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác. Trường Đại Học Cần Thơ.

Huỳnh Như Điền. 2009. Chọn giống lúa nanh chồn và nếp than tại tỉnh Trà Vinh và

xác định dấu phân tử AND. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Trường

Đại học Cần Thơ.

Cao Ngọc Điệp. 2005. Ảnh hưởng của dịch vi khuẫn Pseudomonas spp. Lên lúa cao

sản trồng trên đất phù sa Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại Học Cần Thơ 2005:2. Cao Ngoc Điệp và Phan văn Tùng. 2010. Hiệu quả của vi khuẩn có ích trên cây lúa cao

sản trồng trên đất phù sa huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Đất 34:79-83.

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tế và Hà Công Vượng. 1997.

Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Như Hà. 2006. Giáo trình nông hóa. Nhà xuất bản Hà Nội.

Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Văn Chiêu, Đào Thanh Hoàng và Nguyễn Khắc Minh Loan. 2005. Vi sinh vật cố định đạm với cây trồng không thuộc họ đậu, Tạp chí khoa

học trường Đại Học Cần Thơ, tr.93- 101.

Nguyễn Văn Hoan. 1999. Trồng trọt – kĩ sư trồng lúa. Nhà xuất bản giáo dục. Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Hối. 2011. Bài giảng cây lúa. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Đại học Cần Thơ.

Ngô Ngọc Hưng, Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa. 2004. Phân hữu cơ. Giáo trình phì nhiêu đất. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần

Nguyễn Thị Lang. 1994. Nghiên cứu một số ưu thế lai của một số tính trạng sinh lý và

năng suất lúa. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp. Viện khoa học Nông

nghiệp Việt Nam. Hà Nội.

Vũ Văn Liết, Đồng Huy Giới, Vũ Thị Bích Hà và Vũ Thị Bích Hạnh. 2004. Thu thập và đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn giống cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng Tây Bắc Việt Nam. Hội Nghị quốc gia chọn tạo giống lúa. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện lúa ĐBSCL.

Vũ Văn Liết. 2004. Thu nhập và đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ

chọn tạo giống cho vùng canh tác nhờ nước trời Tây bắc Việt Nam. Nhà xuất

bản Nông nghiệp TP. HCM.

Đinh Văn Lữ. 1978. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Thị Quý Mùi. 1999. Phân bón và cách sử dụng (tái bản lần 2), NHà Xuất Bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

Ngô Thanh Phong, Trần Thúy Huỳnh, Phan Kim Định và Cao Ngọc Điệp. 2011. Phân lập, tuyển chọn và đánh giá mức độ cố định đạm sinh học của dòng

Pseudomonas sp. BT1 trên cây lúa cao sản trồng trong chậu. Tạp chí Khoa học

Đại Học Cần Thơ 2013,3. tr.36-41.

Trần Hữu Phúc. 2008. Tuyển chọn hai giống lúa mùa một bụi đỏ và tép hành có chất

lượng, năng suất và chống chịu sâu bệnh tại tỉnh Cà Mau. Luận án Thạc sĩ

Trồng trọt, trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thành Phước. 2003. Đánh giá năng suất và phẩm chất của giống/dòng lúa Tép hành đột biến tại tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, trường

Đại học Cần Thơ.

Đặng Nguyệt Quế. 2011. Thanh lọc giống lúa mùa Một bụi đỏ theo hướng phẩm chất tốt cho vùng lúa tôm huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ khoa học

Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Sánh. 1981. Chỉnh lý và sơ kết tập đoàn giống lúa mùa địa phương vùng

đồng bằng sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ. Nông học, trường Đại học

Cần Thơ.

Lê Xuân Thái. 2003. So sánh và đánh giá tính ổn định năng suất và phẩm chất gạo của

8 giống lúa cao sản ở ĐBSCL. Luận văn Thạc Sĩ Nông học. Trường Đại học

Cần Thơ.

Lê Minh Triết. 2005. Bài giảng môn học cây lúa. Trường Đai học Nông Lâm

TP.HCM, tài liệu lưu hành nội bộ.

Nguyễn Bích Hà Vũ. 2006. Tuyển chọn 4 giống lúa quốc gia MTL250, MTL24, MTL233, ST3 dựa trên hai tính trạng năng suất và mùi thơm thông qua kỹ thuật

điện di protein SDS-PAGE và DNA. Luận văn thạc sĩ trồng trọt, trường Đại học

Cần Thơ.

Võ Minh Kha. 2003. Sử dụng phân bón phối hợp cân đối (nguyên lý và giải pháp), Nxb Nghệ An, Việt Nam.

Võ Tòng Xuân. 1984. Đất và cây trồng. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

Võ Tòng Xuân. 1986. Trồng lúa năng suất cao. NXB. Thành Phố Hồ Chí Minh.

Võ Tòng Xuân. 1979. Cải tiến giống lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế, Los

Banos, Lagunas, Philppines và Trường Đại học Cần Thơ.

Tài liệu Tiếng Anh

Ademir S.F. Araujo, Luiz F.C. Leite, Valdinar B. Santos and Romero F.V.Carneiro (2009). Soil Microbial Activity In Conventional And Organic Agricultural Systems. Sustanability, 2009 (1), 268-276. www.mdpi.com/journal/ sustainability. ISSN 2071-1050.

Ademir S.F. Araújo.; V.B. Santos, R.T.R. Monteiro (2008). Responses of soil microbial biomass and activity for practices of organic and conventional farming systems in Piauí state. Brazil. Eur. J. Soil Biol. 2008, 44, 225-230. Baldani, V.L.D., Alvarez, M.A. Deb., Baldani, Döbereiner J. I. &, J. (1986).

Establishment of inoculated Azospirillum spp. in the rhizosphere and in roots of field grown wheat and sorghum. Plant and Soil 90, 35-46.

Baldani VLD and Döbereiner J. 1980. Host-plant specificity in the interaction of cereals with Azospirillum spp. Soil Biol Biochem 12: 433–439.

Bashan, Y. & Levanony, H. (1989). Factors affecting adsorption of Azospirillum

brasilense Cd to root hairs as compared with root surface of wheat. Canadian

Journal of Microbiology 35, 936- 944.

Bashan, Y. & Levanony, H.(1990). Current sta tus of Azospirillum inoculation

technology: Azospirillum as a challenge to agriculture. Canadian Journal of Microbiology 36, 591-608.

Becking, J. H. 1963. Fixation of molecur nitrogen by an aerobic vibrio or Spirillum,

Antonie van Leeuwenhoek. J. Micropiol. Serol. 29. 326.

Chan Y.K., W.L. Barraquio and R.Knowles (1994), N2- fixing Pseudomonas and

related soil bacteria, FEMS Microbiol,13, pp.95- 117.

Dobbaleere. S and Y. Okon (2007). “The plant growe-preatening effect and plant perposes”, in Associnice and Exlophytte Nitrogen-framing Bacteria. 7.145-170. Döbereiner J and Pedrosa FO. 1987. Nitrogen-fixingbacteria inNonleguminous crop

Dobereiner, J.; Baldani, J. I. (1995), Coom isolar e identificar bacterias diazotroficas de plants nao- leguminomas, Barasillia: EMBRAPA- CNPAB. Pp, 19- s5.

Eyers, M., Vanderleyden, J. & Van Gool, A. (1988). Attachment of Azospirillum to

isolated plant cells. FEMS Microbiology Letters 49, 435 - 439.

Favilli. F ,W. Balloni, A. Cappelini, L. Granchi and G. Savoiel (1987). “Esperanze piaimnali di ballerizzazlone in campo one Azospirillum ssp. Do coltare cerelicode’’ , Apnals of Merobbology, 37, 169-181.

Hill G.T., N.A. Mitkowskia, L. Aldrich-Wolfe, L.R. Emele, D.D. Jurkonie, A. Ficke, S. Maldonado-Ramirez, S.T. Lynch and E.B. Nelson (2000). Methods for assessing the composition and diversity of soil microbial communities. Applied Soil Ecology 15 (2000) 25–36. Published by Elsevier Science B.V. PII: S0929-

1393(00)00069-X. www. Elsevier.com/locate/apsoil.

InterRice (CIRAD), Monthly Report of the World Market of Rice, November 2011. Kapulnik, Y. J. Kigel, Y. Olon, I. Nur and Y. Henis (1981), Effect of Azospirillum

anoculation on some growth parameters and N- content of wheat Sorghum pancium, Plant and Soil, 61: 65-70.

Kapulnik, Y, Sarig, S. I. Nur, Okon, Y. Kigel, J. and Henis, Y. 1981. Yield increases in

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân vi sinh bio – king bón qua gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa om4900 trồng trong chậu ở vụ thu đông 2013 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)