CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân vi sinh bio – king bón qua gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa om4900 trồng trong chậu ở vụ thu đông 2013 (Trang 35)

3.2.1. Chiều cao cây

Từ kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây lúa từ khi sạ đến thu hoạch phát triển đồng đều và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, ngoại trừ giai đoạn 60NSS

Giai đoạn 20 NSS chiều cao cây ở các nghiệm thức phát triển khá đồng đều giao động từ 37,41 – 39,31 cm. Giai đoạn này cây lúa tập trung phát triển lá, rễ và bắt đầu đẻ nhánh, tuy nhiên việc vươn lóng tăng chậm.

Giai đoạn 40 NSS chiều cao cây lúa đạt từ 53,54 – 56,30 cm, chiều cao cây lúa giai đoạn này tăng khá mạnh, tăng gấp 1,4 lần so với giai đoạn sau sạ đến 20 ngày, giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng của cây lúa, cây lúa chủ yếu tập trung vào việc hút dưỡng chất để phát triển và đẻ nhánh.

Giai đoạn từ 60 NSS chiều cao cây lúa giao động từ 69,32 – 73,29 cm, giai đoạn này chiều cao cây lúa tăng chậm hơn so với các giai đoạn trước, vì cây lúa tập trung dinh dưỡng vào việc nuôi đòng. Ở nghiệm thức 2 (giảm 10% N) và nghiệm thức 3 (giảm 20% N) cho kết quả khác biệt so với đối chứng ở mức 5 %, điều này cho thấy việc sử dụng phân vi sinh có chứa vi khuẩn Azopirillum lipoferum và Peseudomonas

giúp tăng chiều cây lúa. Kết quả trên cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Baldani và Dobereiner (1980) cho rằng vi khuẩn Azopirillum có tác dụng tăng chiều cao cây.

Chiều cao cây lúc thu hoạch là lúc cây lúa đạt chiều cao tối đa, chiều cao cây lúc thu hoạch biến động từ 57,66 – 63,33 cm. Giữa các nghiệm thức bón phân vi sinh và nghiệm thức đối chứng không khác biệt về mặt thống kê.

Chiều cao cây là một đặc tính di truyền của cây lúa nhưng cũng chịu tác động rất nhiều vào kỹ thuất canh tác và điều kiện môi trường. Nếu kỹ thuật canh tác tốt và môi trường thuận lợi thì chiều cao cây lúa tăng hơn mức bình thường. Ngược lại, kỹ thuật canh tác kém điều kiện môi trường canh tác không tốt sẽ làm cho chiều cao cây lúa thấp hơn so với bình thường. Trồng ở nước cạn (10 – 20 cm) chiều cao của các giống lúa biến thiên từ 50 cm đến trên 190 cm, tập trung nhiều ở khoảng 110 – 130 cm thuộc nhóm mùa lỡ và mùa muộn (Trần Hữu Phúc, 2008). Như vậy việc sử dụng phân vi sinh trong sản xuất vẫn đảm bảo sự phát triển chiều cao cây lúa.

Bảng 3.2 Chiều cao (cm) của giống lúa OM4900 vụ Thu Đông 2013

Nghiệm thức

Chiều cao cây

20 NSS 40 NSS 60 NSS Thu hoạch 1 37,85 54,44 69,32b 57,66 2 37,41 56,30 73,10a 61,48 3 39,00 53,54 73,29a 63,33 4 39,31 55,88 69,63ab 60,80 F ns ns * ns CV(%) 3,45 4,17 3,61 5,69

Ghi chú: ns= không khác biệt ý nghĩa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân vi sinh bio – king bón qua gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa om4900 trồng trong chậu ở vụ thu đông 2013 (Trang 35)