Giống được sử dụng thí nghiệm là giống OM4900. Theo Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (2012), giống lúa OM4900 có nguồn gốc từ tổ hợp lai Jasmine85/C53. Thời gian sinh trưởng từ 95 - 100 ngày, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, số bông trên khóm biến thiên từ 8 đến 12, số hạt chắc trên bông là 156. Trọng lượng 1.000 hạt là 29,8 gram; chiều dài hạt gạo từ 7 đến 7,3 mm; độ bạc bụng cấp 0 (đánh cấp từ 0 -9); hàm lượng amylose từ 16 - 16,8%; tỷ lệ protein đạt 8,4%, có mùi thơm nhẹ. Giống tương đối chịu mặn; chống chịu khá tốt với rầy nâu, đạo ôn và bạc lá. Giống trồng được trong cả vụ Hè Thu và Đông Xuân, phù hợp cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, năng suất biến thiên từ 5 – 7 tấn/ha.
Chậu thí nghiệm: Chậu đất nung thí nghiệm có đường kính mặt 30cm, cao 20cm. Lượng đất cần dùng cho mỗi chậu là 5kg/chậu được để khô tự nhiên trong mát.
Hình 2.1 Chậu nhựa dùng để trồng lúa trong thí nghiệm
* Phân bón được sử dụng: + Phân bón vi sinh Bio - King
+ Phân bón hóa học: Ure, Kali, DAP và một số thuốc BVTV.
Bảng 2.1 Thành phần một số phân bón dùng trong thí nghiệm
Phân bón Thành phần chính Nhà sản xuất
Ure 46.3% Nts Tổng Cty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Super lân 16% P2O5 Nhà máy Super Phosphate Long Thành
KCl 60% K2O Isarel
Phân bón vi sinh Pseudomonas
Azospirillium lipoferum
Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ vua vi sinh
Ngoài ra còn có thước đo, chậu chứa đất, máy đo ẩm độ hạt, cân đồng hồ, cân phân tích và túi chứa mẫu lúa.